09/12/2007_ Trái đất nóng lên có thể dẫn tới tình trạng sản xuất lương thực vùng Nam Á bị cạn kiệt vào cuối thế kỷ. Ngân hàng Thế giới và các nhà khoa học thuộc Nhóm Tham vấn Nghiên cứu Nông nghiệp Quốc tế ( CGIAR ) cảnh baó hôm qua tại Bali. CGIAR cũng đưa ra sáng kiến phát triển lối canh tác thích hợp với khí hậu thay đổi và hệ thống nông nghiệp hiện nay tổn phí 140 triệu đôla.
Vào lúc trên 10.000 đại biểu của 187 quốc gia có mặt tại Hội nghị Liên Hiệp Quốc tại Bali về biến đổi khí hậu, CGIAR kêu gọi thế giới gia tăng đầu tư cho các công trình nghiên cứu về những tác động của thay đổi khí hậu đối với muà màng các nuớc nghèo.
Ông Yukihoro Nojiri, Giám đốc cơ quan Kiểm kê khí thải nhà kính Nhật Bản cũng cho rằng khí hậu trái đất bị hâm nóng có thể làm cho mức sản xuất luơng thực vùng Đông Nam Á sụt giảm, tài nguyên thiên nhiên cạn kiệt, đất đai cũng như sức khoẻ con người suy yếu trong thế kỷ này.
Tác hại đối với nông nghiệp
Các nhà khoa học trong nhóm Tham vấn Nghiên cứu Nông nghiệp Quốc tế đã chứng minh là khí hậu thay đổi đã làm cho nạn hạn hán diễn ra trầm trọng hơn, thường xuyên hơn, tác hại thế naò đối với nông nghiệp và theo họ tình hình này sẽ càng nặng nề hơn trong những năm sắp tới . Nhóm Tham vấn nói trên cảnh báo là trong vài thập niên tới, khí hậu thay đổi có thể làm cho mức sản xuất nông nghiệp vùng Nam Á sụt giảm 30%.
Để đối phó với nguy cơ này, tại hội nghị Bali, CGIAR đề ra một số sáng kiến nâng cao năng suất luơng thực và thực phẩm.
CGIAR đang bắt đầu gây thêm các giống bắp, luá và lúa mì có sức đề kháng mạnh hơn. Các nhà khoa học trong nhóm đã xác định được một loại gene thiên nhiên tìm thấy trong luá có sức chịu đựng lũ lụt tốt hơn trong lúc nạn lụt là vấn đề ngày càng nghiêm trọng hơn trong tình hình traí đất bị hâm nóng như hiện nay.
Trong lĩnh vực nghiên cứu phương thức quản lý nguồn tài nguyên sao cho tốt hơn, giới khoa học cũng tìm cách giúp đõ nông dân lựa chọn và gây giống gia súc thích nghi với các điều kiện khí hậu đặc biệt.
Trách nhiệm làm thay đổi khi hậu không phải của riêng ai
Các nước kỹ nghệ hoá bị chỉ trích là thủ phạm làm cho khí hậu trái đất bị xáo trộn. Trong cuộc hội thảo tổ chức tại Bangkok ngaỳ 23/11/2007, Đặc phái viên Liên Hiệp Quốc về khí hậu thay đổi, ông Han Seung Soo, cho rằng châu Á chịu trách nhiệm đối với 34% khí thải làm cho traí đất bị hâm nóng và số lượng khi thải này sẽ tăng thêm trong thời gian tới. Một khi đã tăng thêm khí thải, châu Á tất phải chiu đựng thêm những tác hại do sự thay đổi khí hậu gây ra. Nền kinh tế phát triển nhanh chóng của Trung Quốc nay mai sẽ đẩy nuớc này vượt qua Hoa Kỳ, trở thành quốc gia thải ra lượng khí carbon dioxide cao nhất thế giới mà khí thải này bị xem là thủ phạm đầu tiên gây ra tình trạng traí đất bị hâm nóng.
Ấn Độ có mức khí thải trung bình đầu nguời khoảng 1,1 tấn mỗi năm tức 1/4 mức trung bình trên thế giới. Thế nhưng, với dân số hơn 1 tỷ nguời, Ấn Độ xếp hạng năm trên danh sách các nước thaỉ khí carbon nhiều nhất thế giới. Trong khu vực Đông Nam Á, tại Malaixia, lượng khí thải tăng 221% tính từ năm 1990, một mức tăng cao nhất đối với các quốc gia gây ô nhiễm hàng đầu thế giới theo báo cáo Liên Hiệp Quốc. Inđônêxia với 245 triệu dân là nuóc gây ô nhiễm thứ ba sau Hoa kỳ và Trung Quốc. Để chống chế với lời buộc tội của công luận, các nước châu Á này vẫn cho rằng cần thúc đẩy phát triển kinh tế để xoá bớt nạn nghèo khó của nguời dân. Một lập luận khác của các nước đang phát triển là khí hậu trái đất bị thay đổi như hiện nay là hậu quả phát triển kinh tế của các nuớc phương tây từ hàng trăm năm truớc và hiện giờ tỷ lệ khí thải bình quân đầu người của châu Á vẫn còn thua xa các nuớc phương Tây.
Giáo sư Brahma Chellaney thuôc Trung tâm Nghiên cứu Chính sách New Dehli cho rằng khí hậu thay đổi không chỉ là vấn đề khoa học mà đó là vấn đề địa lý chính trị. Do đó chúng ta cần có một ý chí chính trị mạnh mẽ để đương đầu với thách thức của thay đổi khí hậu.
Ánh Nguyệt
(Ảnh : Television Tibet: Ngập lụt tại Ấn độ)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét