03/12/2007_ Trước nguy cơ bị tiến trình biến đổi khí hậu tác hại trực tiếp, Việt Nam cần nhanh chóng thực hiện những giải pháp khắc phục. Trọng Nghiã phỏng vấn nhà thiên văn học Nguyễn Quang Riệu, Giám đốc nghiên cứu tại Trung tâm Nghiên cứu Khoa học Pháp CNRS, hiện làm việc tại Đài Thiên văn Paris.
Vào tuần trước, đợt triều cường tại thành phố Hồ Chí Minh đã lên đến 1,5m, đỉnh cao kỷ lục từ gần 50 năm nay. Theo các chuyên gia khí hậu, một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là sự kiện trái đất ngày càng bị hâm nóng làm khí hậu biến đổi.
Nếu gắn liền triều cường dữ dội ở thành phố Hồ Chí Minh trong những ngày qua với mưa lũ dồn dập tại miền Trung từ một vài tháng nay, với những trận bão ngày càng mạnh mà Việt Nam phải hứng chịu trong những năm gần đây, thì rõ ràng là thiên tai càng lúc càng tác hại tới Việt Nam.
Trong bản báo cáo về chỉ số phát triển con người năm 2007 vừa công bố vào tuần trước, Chương trình Phát triển Liên Hiệp Quốc đã chỉ rõ thủ phạm gây hại : đó là sự biến đổi khí hậu bắt nguồn từ việc con người thải ra quá nhiều loại khí gây hiệu ứng nhà kính, làm cho khí quyển ngày càng bị hâm nóng. Tất cả các nước trên thế giới đều bị tác hại, nhưng theo Liên Hiệp Quốc, Việt Nam nằm trong danh sách các nước bị thiên tai ảnh hưởng nhiều nhất.
Phát biểu tại Hà Nội, ngày 28 tháng 11 vừa qua, nhân buổi lễ công bố Báo cáo 2007 của Liên Hiệp Quốc về chỉ số phát triển con người, ông John Hendra, đại diện thường trú Liên Hiệp Quốc tại Việt Nam đã gắn liền hiện tượng bão lụt liên tiếp tại vùng duyên hải Việt Nam hiện nay với sự thay đổi khí hậu và cảnh báo rằng tình hình trong tương lai còn xấu hơn nữa và Việt Nam sẽ là một trong những nước chịu ảnh hưởng nhiều nhất của hiện tượng biến đổi khí hậu.
Trong bản báo cáo, Liên Hiệp Quốc đã ghi nhận cụ thể là với đà tăng của nhiệt độ, mức nước biển sẽ dâng cao, 22 triệu người Việt Nam sẽ phải di cư khỏi nơi ở hiện nay, 45% diện tích đất trồng trọt, chăn nuôi tại đồng bằng sông Cửu Long sẽ bị phá hủy.
Để hiểu rõ hơn về tác hại của hiện tương khí hậu trái đất bị hâm nóng đối với Việt Nam và những giải pháp khả thi để khắc phục, RFI đã phỏng vấn nhà thiên văn học Nguyễn Quang Riệu, Giám đốc nghiên cứu tại Trung tâm Nghiên cứu Khoa học Pháp CNRS, hiện làm việc tại Đài Thiên văn Paris.
Trước hết, giáo sư Riệu giải thích khái quát về hiện tượng này cũng như các tác hại đối với Việt Nam :
« Những loại khí mà ta thường gọi là khí hiệu ứng nhà kính đều có khả năng hấp thụ năng lượng mặt trời và hâm nóng khí quyển.
Hiện nay, hầu hết các nhà khí hậu học đã xác nhận là khí quyển trái đất đang bị hâm nóng thêm lên là vì ngành công nghiệp hiện đại thải ra quá nhiều khí hiệu ứng nhà kính. Những loại khí gây ra hiệu ứng nhà kính làm hâm nóng khí quyển có thể là nguyên nhân của sự biến đổi khí hậu và lũ lụt ở nơi này và hạn hán ở nơi khác. Đã có những hiện tượng thiên nhiên báo hiệu là môi trường đang bị tổn thương. Trong những năm gần đây, các nhà khoa học luôn luôn cảnh báo những tác hại nghiêm trọng cuả sự gia tăng nhiệt độ khí quyển đối với môi trường.
Những kết quả nghiên cứu khí hậu cho thấy là những trận bão mà dân cư ở Việt Nam và ở những vùng nhiệt đới đã chứng kiến thường là những trận bão có cường độ ngày càng lớn, nên gây ra nhiều thiệt hại. Tuy nhiên, những mô hình nghiên cứu khí hậu chưa khẳng định được là nhịp độ của những trận bão đã tăng lên. Việt Nam là một nước đang trên đà phát triển và có bờ biển dài và những vùng thấp trũng, nên có một địa hình thuận lợi đối với thiên tai ».
Thưa giáo sư, tương lai như thế cũng đáng lo ngại ?
« Khí thải công nghiệp và nông nghiệp, chủ yếu là CO2, oxit nitơ N2O và méthane, là những loại khí hiệu ứng nhà kính có hiệu quả nhất trong quá trình hâm nóng khí quyển. Khi khí quyển nóng lên, thì băng trên núi cao và ở vùng cực tan đi và làm mặt biển dâng lên. Mặt khác, khi nhiệt độ trái đất tăng lên thì cũng làm tăng thể tích cuả những đại dương, nên mặt biển cũng dâng lên. Hiện tượng này có thể gây ra lụt lội ở những vùng duyên hải. Việt Nam có bờ biển dài nên đất đai có khả năng bị thất thiệt nhiều. Việt Nam là một nước châu Á có truyền thống nông nghiệp, nên cần có nhiều đất đai phì nhiêu.
Một số chuyên gia ước tính là nếu trong tương lai, mặt biển dâng lên một mét thì khoảng 12% đất đai ở những vùng duyên hải cuả Việt Nam sẽ bị ngập lụt, khiến khoảng 20 triệu dân phải di chuyển đi nơi khác. Tuy nhiên, một mét là mức gia tăng tối đa cuả mặt biển và tương ứng với những kịch bản bi quan nhất tính toán được trong những mô hình nghiên cứu khí hậu. Cho tới nay, khí quyển chỉ mới nóng thêm lên khoảng nửa độ C, nên mặt biển cũng chỉ dâng lên vài chục centimètre.
Việt Nam không những phải đối mặt với những trận bão lớn, mà còn phải chịu đựng những hậu quả về mặt sinh thái. Rừng ở Việt Nam vẫn còn có những loại động vật và thực vật hiếm có. Nếu đất đai bị xói mòn vì lũ lụt thì một số động vật và thực vật khó có thể tồn tại, thậm chí có loài sẽ bị tuyệt chủng. Trái lại, những con côn trùng mang theo những mầm bệnh như sốt rét có thể sinh sôi nảy nở ».
Thưa giáo sư, tương lai rất đáng lo ngại. Như thế thì về mặt chính sách Việt Nam cần phải làm gì ?
« Việt Nam có mỏ than đá và mỏ dầu nên có thể sử dụng khá nhiều năng lượng hoá thạch để duy trì đà phát triển công nghiệp. Tuy nhiên, nhiên liệu hóa thạch trên trái đất cũng không phải là vô hạn. Khí thải xe cộ và công nghiệp không những có tác động đối với sự diễn biến khí hậu mà còn có ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe cuả dân cư ở các đô thị. Hiện nay, tình trạng chung ở Việt Nam là tình trạng môi trường bị ô nhiễm nặng nề, đây chính là mặt trái cuả sự phát triển công nghiệp, nên còn cần phải được kiềm chế. Công việc phát triển công nghiệp nên được thực hiện song song với công việc bảo vệ môi trường.
Đối với Việt Nam, thì những biện pháp nhằm hạn chế sự sử dụng năng lượng hoá thạch nhằm bảo vệ môi trường, có khả năng làm đình trệ phần nào sự phát triển công nghiệp.
Để bù trừ nguồn năng lượng hoá thạch, Việt Nam cũng có thể khai thác thêm những nguồn năng lượng tái tạo không ô nhiễm cùng với sự cộng tác cuả các quốc gia đã có kinh nghiệm trong những công nghệ này. Công trình xây dựng đập thủy điện cỡ lớn như đập Sơn La cũng là một biện pháp nhằm thay thế năng lượng hoá thạch. Việt Nam có những điều kiện khí hậu và địa hình tương đối thích hợp với sự phát triển những năng lượng “sạch”. Bởi vì Việt Nam ở vùng nhiệt đới, có bờ biển dài và có ngành nông nghiệp phát triển tốt, nên có thể khai thác trên quy mô lớn năng lượng mặt trời, năng lượng gió và năng lượng sinh học ».
Việc thực hiện các chính sách chung theo giới chuyên gia thường tốn kém và đòi hỏi quá trình lâu dài. Trước mắt, căn cứ vào tình hình phát triển của Việt Nam hiện nay, thì từng người dân có thể làm gì để giúp ổn định khí hậu ?
« Trong khi chờ đợi sự triển khai trên quy mô lớn các năng lượng không ô nhiễm, nhân loại không có một biện pháp thần diệu nào để giảm bớt sự gia tăng nhiệt độ khí quyển, nhằm tránh khỏi những hậu quả tai hại đối với môi trường. Chúng ta chỉ có cách hạn chế sự tiêu thụ năng lượng hoá thạch theo lời kêu gọi cuả các nước đã phê chuẩn Nghị định thư Kyoto. Công việc bảo vệ môi trường là công việc thường ngày cuả mỗi công dân trên toàn cầu, chứ không phải chỉ là một phong trào nhất thời.
Tại Việt Nam, các phương tiện truyền thông đại chúng có thể tham gia động viên dân chúng để họ ý thức được đúng mức tầm quan trọng cuả sự bảo vệ môi trường. Có những biện pháp đơn giản có thể thực hiện được, chẳng hạn như sử dụng những bóng đèn tiêu thụ ít năng lượng, cả ở trong nhà lẫn ở ngoài đường phố. Hệ thống giao thông cần được cải tiến, nhất là ở những đô thị, để tránh tắc nghẽn xe cộ. Những phương tiện chuyên chở công cộng nên được triển khai thêm để nhân dân tránh phải dùng xe máy. Sự sử dụng thuốc trừ sâu trong ngành nông nghiệp cũng nên được hạn chế để bảo vệ sức khỏe cuả nhân dân và môi trường. Những biện pháp kể trên có thể được thực hiện có hiệu quả, nếu có sự cộng tác cuả mỗi công dân và là những bước đầu trong công việc làm giảm độ ô nhiễm khí quyển ».
Khí hậu biến đổi là một vấn đề toàn cầu chứ không của riêng một nước nào. Chính vì vậy mà từng quốc gia, từng người một cần góp phần mình vào nỗ lực chung nhằm giảm bớt đà hâm nóng của khí quyển. Tích tiểu thành đại, phương châm này có thể áp dụng trong cuộc chiến chống lại hiện tượng thay đổi khí hậu để đạt kết quả tốt.
Trọng Nghĩa
(Ảnh: www.acme-eau.org)
Vào tuần trước, đợt triều cường tại thành phố Hồ Chí Minh đã lên đến 1,5m, đỉnh cao kỷ lục từ gần 50 năm nay. Theo các chuyên gia khí hậu, một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là sự kiện trái đất ngày càng bị hâm nóng làm khí hậu biến đổi.
Nếu gắn liền triều cường dữ dội ở thành phố Hồ Chí Minh trong những ngày qua với mưa lũ dồn dập tại miền Trung từ một vài tháng nay, với những trận bão ngày càng mạnh mà Việt Nam phải hứng chịu trong những năm gần đây, thì rõ ràng là thiên tai càng lúc càng tác hại tới Việt Nam.
Trong bản báo cáo về chỉ số phát triển con người năm 2007 vừa công bố vào tuần trước, Chương trình Phát triển Liên Hiệp Quốc đã chỉ rõ thủ phạm gây hại : đó là sự biến đổi khí hậu bắt nguồn từ việc con người thải ra quá nhiều loại khí gây hiệu ứng nhà kính, làm cho khí quyển ngày càng bị hâm nóng. Tất cả các nước trên thế giới đều bị tác hại, nhưng theo Liên Hiệp Quốc, Việt Nam nằm trong danh sách các nước bị thiên tai ảnh hưởng nhiều nhất.
Phát biểu tại Hà Nội, ngày 28 tháng 11 vừa qua, nhân buổi lễ công bố Báo cáo 2007 của Liên Hiệp Quốc về chỉ số phát triển con người, ông John Hendra, đại diện thường trú Liên Hiệp Quốc tại Việt Nam đã gắn liền hiện tượng bão lụt liên tiếp tại vùng duyên hải Việt Nam hiện nay với sự thay đổi khí hậu và cảnh báo rằng tình hình trong tương lai còn xấu hơn nữa và Việt Nam sẽ là một trong những nước chịu ảnh hưởng nhiều nhất của hiện tượng biến đổi khí hậu.
Trong bản báo cáo, Liên Hiệp Quốc đã ghi nhận cụ thể là với đà tăng của nhiệt độ, mức nước biển sẽ dâng cao, 22 triệu người Việt Nam sẽ phải di cư khỏi nơi ở hiện nay, 45% diện tích đất trồng trọt, chăn nuôi tại đồng bằng sông Cửu Long sẽ bị phá hủy.
Để hiểu rõ hơn về tác hại của hiện tương khí hậu trái đất bị hâm nóng đối với Việt Nam và những giải pháp khả thi để khắc phục, RFI đã phỏng vấn nhà thiên văn học Nguyễn Quang Riệu, Giám đốc nghiên cứu tại Trung tâm Nghiên cứu Khoa học Pháp CNRS, hiện làm việc tại Đài Thiên văn Paris.
Trước hết, giáo sư Riệu giải thích khái quát về hiện tượng này cũng như các tác hại đối với Việt Nam :
« Những loại khí mà ta thường gọi là khí hiệu ứng nhà kính đều có khả năng hấp thụ năng lượng mặt trời và hâm nóng khí quyển.
Hiện nay, hầu hết các nhà khí hậu học đã xác nhận là khí quyển trái đất đang bị hâm nóng thêm lên là vì ngành công nghiệp hiện đại thải ra quá nhiều khí hiệu ứng nhà kính. Những loại khí gây ra hiệu ứng nhà kính làm hâm nóng khí quyển có thể là nguyên nhân của sự biến đổi khí hậu và lũ lụt ở nơi này và hạn hán ở nơi khác. Đã có những hiện tượng thiên nhiên báo hiệu là môi trường đang bị tổn thương. Trong những năm gần đây, các nhà khoa học luôn luôn cảnh báo những tác hại nghiêm trọng cuả sự gia tăng nhiệt độ khí quyển đối với môi trường.
Những kết quả nghiên cứu khí hậu cho thấy là những trận bão mà dân cư ở Việt Nam và ở những vùng nhiệt đới đã chứng kiến thường là những trận bão có cường độ ngày càng lớn, nên gây ra nhiều thiệt hại. Tuy nhiên, những mô hình nghiên cứu khí hậu chưa khẳng định được là nhịp độ của những trận bão đã tăng lên. Việt Nam là một nước đang trên đà phát triển và có bờ biển dài và những vùng thấp trũng, nên có một địa hình thuận lợi đối với thiên tai ».
Thưa giáo sư, tương lai như thế cũng đáng lo ngại ?
« Khí thải công nghiệp và nông nghiệp, chủ yếu là CO2, oxit nitơ N2O và méthane, là những loại khí hiệu ứng nhà kính có hiệu quả nhất trong quá trình hâm nóng khí quyển. Khi khí quyển nóng lên, thì băng trên núi cao và ở vùng cực tan đi và làm mặt biển dâng lên. Mặt khác, khi nhiệt độ trái đất tăng lên thì cũng làm tăng thể tích cuả những đại dương, nên mặt biển cũng dâng lên. Hiện tượng này có thể gây ra lụt lội ở những vùng duyên hải. Việt Nam có bờ biển dài nên đất đai có khả năng bị thất thiệt nhiều. Việt Nam là một nước châu Á có truyền thống nông nghiệp, nên cần có nhiều đất đai phì nhiêu.
Một số chuyên gia ước tính là nếu trong tương lai, mặt biển dâng lên một mét thì khoảng 12% đất đai ở những vùng duyên hải cuả Việt Nam sẽ bị ngập lụt, khiến khoảng 20 triệu dân phải di chuyển đi nơi khác. Tuy nhiên, một mét là mức gia tăng tối đa cuả mặt biển và tương ứng với những kịch bản bi quan nhất tính toán được trong những mô hình nghiên cứu khí hậu. Cho tới nay, khí quyển chỉ mới nóng thêm lên khoảng nửa độ C, nên mặt biển cũng chỉ dâng lên vài chục centimètre.
Việt Nam không những phải đối mặt với những trận bão lớn, mà còn phải chịu đựng những hậu quả về mặt sinh thái. Rừng ở Việt Nam vẫn còn có những loại động vật và thực vật hiếm có. Nếu đất đai bị xói mòn vì lũ lụt thì một số động vật và thực vật khó có thể tồn tại, thậm chí có loài sẽ bị tuyệt chủng. Trái lại, những con côn trùng mang theo những mầm bệnh như sốt rét có thể sinh sôi nảy nở ».
Thưa giáo sư, tương lai rất đáng lo ngại. Như thế thì về mặt chính sách Việt Nam cần phải làm gì ?
« Việt Nam có mỏ than đá và mỏ dầu nên có thể sử dụng khá nhiều năng lượng hoá thạch để duy trì đà phát triển công nghiệp. Tuy nhiên, nhiên liệu hóa thạch trên trái đất cũng không phải là vô hạn. Khí thải xe cộ và công nghiệp không những có tác động đối với sự diễn biến khí hậu mà còn có ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe cuả dân cư ở các đô thị. Hiện nay, tình trạng chung ở Việt Nam là tình trạng môi trường bị ô nhiễm nặng nề, đây chính là mặt trái cuả sự phát triển công nghiệp, nên còn cần phải được kiềm chế. Công việc phát triển công nghiệp nên được thực hiện song song với công việc bảo vệ môi trường.
Đối với Việt Nam, thì những biện pháp nhằm hạn chế sự sử dụng năng lượng hoá thạch nhằm bảo vệ môi trường, có khả năng làm đình trệ phần nào sự phát triển công nghiệp.
Để bù trừ nguồn năng lượng hoá thạch, Việt Nam cũng có thể khai thác thêm những nguồn năng lượng tái tạo không ô nhiễm cùng với sự cộng tác cuả các quốc gia đã có kinh nghiệm trong những công nghệ này. Công trình xây dựng đập thủy điện cỡ lớn như đập Sơn La cũng là một biện pháp nhằm thay thế năng lượng hoá thạch. Việt Nam có những điều kiện khí hậu và địa hình tương đối thích hợp với sự phát triển những năng lượng “sạch”. Bởi vì Việt Nam ở vùng nhiệt đới, có bờ biển dài và có ngành nông nghiệp phát triển tốt, nên có thể khai thác trên quy mô lớn năng lượng mặt trời, năng lượng gió và năng lượng sinh học ».
Việc thực hiện các chính sách chung theo giới chuyên gia thường tốn kém và đòi hỏi quá trình lâu dài. Trước mắt, căn cứ vào tình hình phát triển của Việt Nam hiện nay, thì từng người dân có thể làm gì để giúp ổn định khí hậu ?
« Trong khi chờ đợi sự triển khai trên quy mô lớn các năng lượng không ô nhiễm, nhân loại không có một biện pháp thần diệu nào để giảm bớt sự gia tăng nhiệt độ khí quyển, nhằm tránh khỏi những hậu quả tai hại đối với môi trường. Chúng ta chỉ có cách hạn chế sự tiêu thụ năng lượng hoá thạch theo lời kêu gọi cuả các nước đã phê chuẩn Nghị định thư Kyoto. Công việc bảo vệ môi trường là công việc thường ngày cuả mỗi công dân trên toàn cầu, chứ không phải chỉ là một phong trào nhất thời.
Tại Việt Nam, các phương tiện truyền thông đại chúng có thể tham gia động viên dân chúng để họ ý thức được đúng mức tầm quan trọng cuả sự bảo vệ môi trường. Có những biện pháp đơn giản có thể thực hiện được, chẳng hạn như sử dụng những bóng đèn tiêu thụ ít năng lượng, cả ở trong nhà lẫn ở ngoài đường phố. Hệ thống giao thông cần được cải tiến, nhất là ở những đô thị, để tránh tắc nghẽn xe cộ. Những phương tiện chuyên chở công cộng nên được triển khai thêm để nhân dân tránh phải dùng xe máy. Sự sử dụng thuốc trừ sâu trong ngành nông nghiệp cũng nên được hạn chế để bảo vệ sức khỏe cuả nhân dân và môi trường. Những biện pháp kể trên có thể được thực hiện có hiệu quả, nếu có sự cộng tác cuả mỗi công dân và là những bước đầu trong công việc làm giảm độ ô nhiễm khí quyển ».
Khí hậu biến đổi là một vấn đề toàn cầu chứ không của riêng một nước nào. Chính vì vậy mà từng quốc gia, từng người một cần góp phần mình vào nỗ lực chung nhằm giảm bớt đà hâm nóng của khí quyển. Tích tiểu thành đại, phương châm này có thể áp dụng trong cuộc chiến chống lại hiện tượng thay đổi khí hậu để đạt kết quả tốt.
Trọng Nghĩa
(Ảnh: www.acme-eau.org)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét