08/12/2007_ Nội dung báo cáo của ông Paulo Sergio Pinheiro, Báo cáo viên đặc biệt của Liên Hiệp Quốc phụ trách nhân quyền tại Miến Điện sau chuyến đi thị sát nước này đã được tiết lộ hôm qua, 07/12/2007, tại Genève (Thụy Sĩ). Bản báo cáo nêu bật quy mô dữ dội cũng như tính chất tàn bạo của chiến dịch đàn áp các cuộc biểu tình tháng 9 năm 2007.
Tại Miến Điện, đã có hơn 30 người bị giết, khoảng 4000 người bị bắt, trong đó có gần một ngàn vẫn bị cầm giữ. Đây là các số liệu ghi trong bản phúc trình của Báo cáo viên đặc biệt Liên Hiệp Quốc phụ trách nhân quyền Miến Điện, ông Paulo Sergio Pinheiro.
Tại Miến Điện, đã có hơn 30 người bị giết, khoảng 4000 người bị bắt, trong đó có gần một ngàn vẫn bị cầm giữ. Đây là các số liệu ghi trong bản phúc trình của Báo cáo viên đặc biệt Liên Hiệp Quốc phụ trách nhân quyền Miến Điện, ông Paulo Sergio Pinheiro.
Vào trung tuần tháng 11, ông Pinhiero đã công du Miến Điện để điều tra về quy mô cuộc đàn áp đẫm máu phong trào biểu tình vào tháng 9. Kết quả chuyến đi đã được ông Pinheiro ghi lại trong một bản báo cáo 77 trang. Trên nguyên tắc, tài liệu này được đưa ra xem xét trong cuộc họp của Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc vào thứ ba 11/12/2007. Thế nhưng nội dung văn kiện đã được tiết lộ chiều 07/12/2007.
Dù không nói thẳng ra, nhưng báo cáo của ông Pinhieiro đã nêu bật thái độ của chính quyền Miến Điện là dối trá, tìm cách giảm nhẹ quy mô cũng như tính chất tàn bạo của cuộc đàn áp.
Từ Genève, nơi đặt trụ sở Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc, thông tín viên RFI Laurent Mossu giải thích :
« Theo bản tổng kết của Báo cáo viên Liên Hiệp Quốc về vụ tập đoàn quân sự Miến Điện đàn áp những cuộc biểu tình của các nhà sư diễn ra hồi tháng 9 vừa qua thì tối thiểu có 31 ngừoi chết, 74 người mất tích và 653 người bị bắt giữ. Ông Sergio Pinero đã cho công bố báo cáo điều tra của ông trước ngày diễn ra phiên họp của Hội đồng Nhân quyền dự kiến tuần tới sẽ xem xét chi tiết tình hình tại Miến Điện. Chuyên gia Liên Hiệp Quốc này đã có mặt tại Miến Điện từ ngày 11 đến ngày 15 tháng 11. Đây là lần đầu tiên, chính quyền quân sự đã đồng ý cấp cho ông Sergio visa nhập cảnh sau hơn 4 năm bị từ chối. Ông Sergio đã phản bác con số thống kê chính thức của chính quyền, theo đó chỉ có 15 người chết. Ông nhấn mạnh rằng chính quyền Miến Điện đã đưa ra con số các nạn nhân một cách có cân nhắc. Mặt khác, ông cũng lên án hành động giết người của quân đội. Theo ông, quân đội đã hành động hoàn toàn trái ngược với luật pháp quốc tế - từ ngữ trong nguyên văn. Ông Sergio yêu cầu trả tự do ngay lập tức cho những người còn đang bị giam giữ, ân xá toàn bộ những người đã bị kết án và phải duy trì sự giám sát của quốc tế đối với tập đòan quân sự Miến điện ».
Về tính chất dã man của chiến dịch đàn áp, báo cáo viên nhân quyền Liên Hiệp Quốc đã tố cáo việc chính quyền Miến Điện sử dụng đạn thật để bắn vào đám đông biểu tình bất bạo động. Một số lời chứng ghi lại trong bản báo cáo đã nêu rõ nhiều hành vi tàn khốc : Một số quân lính đã lái xe vận tải đâm thẳng vào đoàn người trên đường phố, rồi sau đó xả súng bắn vào đám đông. Một cậu bé leo tường chạy trốn đã bị bắn thẳng vào lưng, trong lúc một em khác thì bị một người lính thản nhiên dí súng vào đầu bắn chết ngay trước mắt bà mẹ của nạn nhân.
Theo ông Pinheiro, chính quyền Miến Điện đã không cho phép ông tiếp xúc với các quân nhân đã trực tiếp can dự vào các vụ đàn áp biểu tình. Ông cũng không được đến viếng một trung tâm hỏa táng để xác minh nguồn tin theo đó trong ba đêm liền vào cuối thàng 9, rất nhiều thi hài, trong đó có người trọc đầu, được chở đến thiêu ở đấy. Các đơn vị đặc biệt được chính quyền phái đến để thay thế những người làm việc thường nhật.
Về số phận những người bị bắt trong chiến dịch đàn áp biểu tình trong đó có từ 500 đến 1000 người chưa được thả ra, báo cáo ghi nhận các nhục hình mà họ phải chịu.
Về số phận những người bị bắt trong chiến dịch đàn áp biểu tình trong đó có từ 500 đến 1000 người chưa được thả ra, báo cáo ghi nhận các nhục hình mà họ phải chịu.
Tại nhà tù Insein khét tiếng ở Rangoun chằng hạn, có những khu biệt giam mệnh danh là sà lim quân khuyển, thường xuyên do 30 con chó canh giữ. Các nhà sư bị giam đều bị lột bỏ cà sa và chỉ được ăn vào buổi chiều, đúng vào lúc mà theo giáo luật họ không được quyền ăn.
Một hành vi dã man khác cũng bị ông Pinheiro lên án là việc tập đoàn quân sự Miến Điện đã bắt giữ thân nhân, bạn bè của những người biểu tình đang lẩn trốn để buộc những người này ra đầu thú. Bản báo cáo đồng hoá hành động này với việc bắt con tin, một hành động vi phạm các nguyên lý căn bản của luật pháp quốc tế.
Nhìn chung, bản phúc trình của Báo cáo viên đặc biệt Liên Hiệp Quốc về nhân quyền Miến Điện đã nêu bật tính cách vô nhân đạo của tập đoàn quân sự. Vấn đề là hiện nay chế độ Miến Điện vẫn còn được nhiều quốc gia châu Á ủng hộ.
Trọng Nghĩa
(Ảnh : www.france24.com )
Trọng Nghĩa
(Ảnh : www.france24.com )
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét