Varena - Italie -Nov 2023

Varena - Italie -Nov 2023

Thứ Tư, 31 tháng 3, 2021

Chương trình phát thanh hàng ngày của RFI Tiếng Việt được truyền trực tiếp và lưu giữ trên YOUTUBE. Mời quý vị vào Youtube.com, đăng ký RFI Tiếng Việt.
Rất vui mừng được phục vụ quý thính giả khắp năm châu.

Thứ Ba, 30 tháng 3, 2021

Chương trình phát thanh hàng ngày của RFI Tiếng Việt được truyền trực tiếp và lưu giữ trên YOUTUBE. Mời quý vị vào Youtube.com, đăng ký RFI Tiếng Việt.
Rất vui mừng được phục vụ quý thính giả khắp năm châu.

Vụ MH370 biến mất: Phần II : Máy bay rơi trong vùng biển Việt Nam, kịch bản khả dĩ nhất ?

Ký giả Florence de Changy, thông tín viên báo Le Monde tại Hồng Kông, trong một cuộc trả lời phỏng vấn qua Skype. © Ảnh chụp màn hình Skype.

« Chuyến bay MH370 không thể nào biến mất », là điều nhà báo Florence de Changy, sau 7 năm điều tra, muốn khẳng định trong tập sách vừa xuất bản có tựa đề « MH370. Sự mất tích ». Vậy, chiếc MH370 đó đã ở đâu ? Một kịch bản mà phóng viên tờ Le Monde, thường trú tại Hồng Kông cho là khả dĩ nhất : MH370 có nhiều khả năng đã rơi trên Biển Đông, trong vùng lãnh hải Việt Nam.

Để có thể đưa ra kịch bản này, trong tập sách, nhà báo nêu lên rất nhiều điểm đáng ngờ, mà bà vẫn chưa thể nào giải đáp hoặc không được giải thích. Tại sao tín hiệu ACAR biến mất qua hai bước mà không mất hoàn toàn ngay khi rời cọc tiêu Igari như chính quyền Malaysia thông báo ?

Làm thế nào mà tại một khu vực có mật độ radar dân sự và quân sự dày đặc, (ít nhất là có 13 chiếc radar quân sự), không một trạm quan sát nào có thể dò thấy tín hiệu chiếc Boeing 777 ?

Trong vụ mất tích MH370, liệu Hoa Kỳ có vai trò gì chăng ? Những nguồn tin ẩn danh « được cho là đáng tin cậy », tiết lộ sự hiện diện của hai chiếc AWACS (Airborne Early Warning and Control Systems) của không quân Mỹ vào thời điểm mất tín hiệu radio của MH370. Theo tìm hiểu của nhà báo, ngoài chức năng chỉ huy và cảnh báo sớm trên không, chiếc Boeing E-3 này còn có khả năng « gây nhiễu » sóng từ trường, kể cả tín hiệu radio của một chiếc máy bay.

« Cách duy nhất để một chiếc máy bay biến mất khỏi một màn hình radar, đơn giản nhất là biến mất : nổ tung khi đang bay hay một tai nạn », Florence de Changy nhớ lại lời tuyên bố của cựu đô đốc Mohamad Imran trước Nghị Viện Malaysia.

Câu nói này khiến nữ ký giả nhớ đến một quy định được áp dụng cho hầu hết quân đội các nước, theo đó, « người ta phá hủy một tầu chiến hay một máy bay rơi do bị kẻ thù bắn hay do tai nạn, nhằm làm biến mất vũ khí được chuyên chở mà chưa được sử dụng (UXO – Unexploded Ordnance) và nhằm ngăn chận kẻ thù lấy được công nghệ. »

Điều này được một tài liệu cũ do bộ Quốc Phòng Mỹ công bố, quy định rất rõ ràng như sau : « Một sự cố liên quan đến một chiếc máy bay bị rơi gây ra một rắc rối quan trọng cho việc phá hủy vũ khí gây nổ », do vậy « cách nhanh nhất và đơn giản nhất để làm biến mất một loại vũ khí chưa phát nổ là phá hủy chúng tại điểm chúng hiện diện ; đây là phương pháp ưu tiên trước mọi giải pháp khác, trong mọi trường hợp ngay khi điều kiện cho phép ».
Tập sách «Vol MH370, la disparition» (Chuyến bay MH370, sự mất tích), Florence de Changy. © Éditions Les Arènes

MH370 mất tích: Trách nhiệm thuộc về Mỹ?

Nhà báo nhắc lại vào thời điểm xảy ra tai nạn, cũng như là trước và sau đó, các hoạt động quân sự trong khu vực diễn ra dày đặc. Đó cũng là lúc Mỹ chuẩn bị các cuộc tập trận hàng năm có quy mô lớn với Thái Lan.

Vì sao máy bay bị nổ ? Hay nguyên nhân tai nạn là gì ? Vụ nổ xảy ra 90 phút sau khi cất cánh phải chăng là nhằm làm biến mất chiếc máy bay và có thể cả UXO ? Nhưng « tai nạn này có thể chỉ là một thiệt hại bên lề của việc chuẩn bị chiến dịch quân sự ‘Cope Tiger’ sắp diễn ra ; nhưng một vụ nổ có kiểm soát xảy ra cách điểm tiếp xúc radar cuối cùng của MH370 vài km, chưa đầy hai tiếng ngay khi vượt qua cọc tiêu Igari và Bitod, tôi khó mà xem đấy chỉ là một sự trùng hợp », Florence de Changy viết.

Tóm lại, ngần ấy nghi vấn cho đến hiện tại Florence de Changy nhìn nhận chưa thể trả lời. Nhưng có một chi tiết ít được giới truyền thông quốc tế vào thời điểm đó để ý đến, càng củng cố thêm trực giác của nữ phóng viên cho rằng MH370 rơi không xa bờ biển Việt Nam.

Vài ngày sau thông báo MH370 mất tích, một hãng tin Việt Nam loan báo : « Theo đề nghị của Trung Quốc và Hoa Kỳ, Việt Nam cho phép ba tầu chiến Trung Quốc và một tầu chiến Mỹ đi vào vùng lãnh hải của Việt Nam để tham gia các nỗ lực tìm kiếm », nhưng không cho biết rõ địa điểm cụ thể.

Hoa Kỳ và Trung Quốc tìm kiếm gì trong vùng lãnh hải của Việt Nam ? Vai trò của Việt Nam trong sự cố quan trọng này là gì ?

Trao đổi với RFI Tiếng Việt qua Skype, nhà báo Florence de Changy giải thích:

Florence de Changy : Việt Nam đóng một vai trò quan trọng trong tai nạn này. Ngay ngày hôm sau, Việt Nam đã đưa ra một số thông báo. Theo đó, chiếc máy bay số hiệu MH370 đã rớt trong vùng lãnh hải nước này. Họ còn đưa ra tọa độ địa lý rất cụ thể.

Trong những ngày sau đó, khi Việt Nam điều máy bay tìm kiếm ở phía nam Biển Đông, quả thật họ đã nhìn thấy nhiều vết dầu loang. Rồi người ta còn tìm thấy cả những mảnh vỡ của chiếc máy bay, lúc thì giống như là một cánh cửa, lúc thì là những phần khác của chiếc máy bay. Thậm chí Trung Quốc còn xác định được nhiều mảnh vỡ rất lớn ở phía Nam Biển Đông, tức vùng phía nam Việt Nam, gần vịnh Thái Lan.

Với tất cả những chi tiết đó, tôi có cảm nhận đầu tiên đây là một tai nạn. Quả thật, theo như những gì tôi phát hiện tiếp theo, tôi có cảm giác là máy bay MH370 tiếp tục bay tiếp trong vòng một giờ nữa. Bởi vì, vào lúc 2 giờ 25 phút, SATCOM, hệ thống liên lạc vệ tinh của chiếc MH370 được bật lại. Vào thời điểm đó, chiếc máy bay này đã đi đến phía bắc Việt Nam, không mấy xa thành phố Đà Nẵng.

Căn cứ vào nhiều dấu hiệu, cụ thể là Mayday – một thông báo cho biết máy bay đang bị rơi – được đưa ra lúc 2 giờ 43 phút, tôi cho rằng tai nạn MH370 đã xảy ra ở phía bắc Việt Nam, trước khi đi vào vùng không phận Trung Quốc.

Đúng là chính phủ Việt Nam đã cho phép hai tầu chiến Trung Quốc và một tầu chiến Mỹ đến tiến hành tìm kiếm trong vùng biển này. Điều đó cho thấy là những chiếc tầu này đang đi vào vùng đặc quyền kinh tế, rất gần với 12 hải lý. Đây là một chỉ dấu xác nhận không còn chút nghi ngờ gì cả, tai nạn đã xảy ra rất gần với vùng bờ biển Việt Nam.

Như vậy, nhà báo cho rằng Việt Nam và Malaysia đã biết được điều gì đó ? Và bà đặt nghi vấn nhiều vào sự can dự của Hoa Kỳ ?

Florence de Changy : Đúng là khi tôi có thể đi đến kịch bản sau cùng, tôi có cảm giác trách nhiệm đúng ra là thuộc về Hoa Kỳ trong việc phá hủy chiếc máy bay đó, cho dù tôi không thể nào nói được một cách chính xác chuyện gì đã xảy ra. Tôi quan sát các mối quan hệ ngoại giao và quốc tế đã diễn ra thế nào trong những tuần, những tháng và thậm chí những năm sau đó giữa các nước trong khu vực, nhất là giữa Mỹ và Việt Nam, Mỹ và Malaysia và Mỹ - Trung Quốc.

Quả thật, người ta nhìn thấy có một sự xích lại gần ngoạn mục giữa Washington và Kuala Lumpur. Người ta cũng thấy quan hệ Mỹ - Việt Nam cũng ấm hẳn lên. Cụ thể là về việc dỡ bỏ dần dần các lệnh cấm vận vũ khí, ban đầu là 6 tháng và một năm sau đó là toàn bộ.

Ngược lại, người ta cũng nhận thấy Bắc Kinh đầu tư nhiều hơn vào Biển Đông bằng cách gia tăng tốc độ quân sự hóa một số bãi đá ngầm ở Biển Đông mà Việt Nam có tranh chấp chủ quyền và Washington lúc ấy đã không có đả động gì.

Tất cả những điều đó là những dấu hiệu, không hẳn là rời rạc, không hoàn toàn không liên quan gì với các cuộc đàm phán đã có thể diễn ra tiếp theo sau vụ máy bay mất tích, nhằm mua sự im lặng của nước này hay nước khác. Nhưng đó mới chỉ là những giả định của tôi mà thôi !

Pháp cũng tham gia vào cuộc điều tra. Mọi việc đã đi đến đâu ? Liệu một ngày nào đó, người ta có thể biết được sự thật của tai nạn này hay không ?

Florence de Changy : Trong cuộc điều tra này, Pháp có một vai trò rất quan trọng. Đây là cơ hội sau cùng cho các cuộc điều tra mà tất cả các gia đình của nạn nhân đều hy vọng rất nhiều rằng các thẩm phán sẽ đi đến cùng. Tôi thật sự không biết là cuộc điều tra giờ đã đi đến đâu.

Liệu sự thật có được sáng tỏ một ngày nào đó ? Tôi nghĩ là còn có nhiều nhân chứng trên khắp thế giới, nhất là ở Việt Nam. Nếu như tai nạn xảy ra trong vùng lãnh hải của Việt Nam như nghi ngờ của tôi, thì ngoài việc quân đội có mặt tại hiện trường để lượm nhặt các mảnh vỡ, bình thường ra cũng sẽ có nhiều nhân chứng khác như ngư dân chẳng hạn.

Trong sách của mình, tôi dẫn lời một nhân chứng Canada nói là trên kênh truyền hình Việt Nam, ngày xảy ra tai nạn, nhiều mảnh vỡ đã được nhiều ngư dân Việt Nam nhặt được kể cả một chiếc hộp đen. Những mảnh vụn sự thật nằm rải rác đó đây trên khắp thế giới, kể cả ở Việt Nam. Khi nào người dân có can đảm chia sẻ những mẩu sự thật đó thì khi ấy chúng ta sẽ biết được toàn bộ sự thật.

RFI Tiếng Việt xin cảm ơn nhà báo Florence de Changy.

(Minh Anh - RFI)

Vụ MH370 biến mất: Phần I : Malaysia trong vai "kẻ ngốc" hữu ích ?

Tập sách «Vol MH370, la disparition», nhà báo Florence de Changy. © Éditions Les Arènes

Ngày 08/03/2021 là đúng 7 năm chiếc máy bay mang số hiệu MH370 của hãng Malaysian Airlines tuyến Kuala Lumpur - Bắc Kinh biến mất cùng với 239 người trên chuyến bay. Bị mất tích ngoài khơi Ấn Độ Dương hay là rơi tại vùng Biển Đông trong lãnh hải Việt Nam ? Đâu là những nguyên nhân thật sự của vụ « biến mất » bí ẩn đó ?

Sau 7 năm dài điều tra miệt mài, nhà báo Florence de Changy, thông tín viên báo Le Monde tại Hồng Kông, đưa ra những nghi vấn về những kết luận chính thức trong tập sách mới phát hành, có tựa đề « MH370. La disparition » (tạm dịch là MH370. Sự biến mất).

« Rõ ràng » và « rùng mình », là những gì độc giả cảm nhận được qua tập sách. Bằng trực giác của một nhà báo, dày dạn 30 năm kinh nghiệm tại châu Á (Malaysia, Đài Loan, Úc và Hồng Kông), Florence de Changy chưa có một lúc nào tin vào tất cả những giả thuyết công bố trước công chúng.

Việc đưa ra những thông tin rời rạc đó đây về chiếc máy bay, tổ chức những cuộc tìm kiếm với quy mô lớn kéo dài hàng tháng, lập nhóm điều tra quốc tế, cũng như việc huy động nhiều vệ tinh, màn hình radar dân sự hay quân sự có mặt trong khu vực, … đối với Florence de Changy, tất cả những điều đó chỉ nhằm một mục đích duy nhất : Đánh lạc hướng công luận.

Đáng ngạc nhiên là trong vụ việc này không một người nào phải chịu trách nhiệm và bị đưa ra xét xử, không một đòi hỏi nào được đưa ra (kể cả từ phía Trung Quốc bên thiệt hại nhiều nhất), không một nhân chứng, cũng như là không có một bằng chứng.

« Cho rằng chuyến bay MH370 đã có thể biến mất với tôi có lẽ là một lời thóa mạ cho trí thông minh nhân loại », Florence de Changy đã viết như thế.

Trong quá trình điều tra, bà phân tích tỉ mỉ các tài liệu bảo mật, gặp gỡ những nhân chứng độc quyền và đáng tin cậy, vượt qua mọi giả thuyết « vô căn cứ », để rồi Florence de Changy đề xuất một kịch bản khác hoàn toàn so với bản công bố chính thức.

Nhân tập sách « MH370. Sự biến mất » được ra mắt công chúng Pháp vào đầu tháng 3/2021, Florence de Changy đã dành cho RFI Tiếng Việt một cuộc trao đổi qua Skype. Trong phần thứ nhất hôm nay, nhà báo giải thích vì sao bà tin rằng chính phủ Malaysia cùng với một số « chuyên gia » đã tìm cách chuyển hướng công luận, và vai trò thật sự của Malaysia trong cuộc khủng hoảng này là gì.

***

RFI Tiếng Việt : Thân chào nhà báo Florence de Changy. Trong tập sách, từng chương một, bà bác bỏ những giải thích được đưa ra cho đến lúc này. Bà cũng chứng minh rằng chính quyền Malaysia tự mâu thuẫn trong báo cáo chính thức. Vì sao lại có sự thiếu minh bạch như vậy ?

Florence de Changy : Sự thiếu minh bạch là rất rõ ràng, nhất là từ phía Malaysia, bởi vì lúc đầu chính nước này chịu trách nhiệm về cuộc điều tra, tổ chức họp báo... Đây cũng là điều này tôi lên án trong tập sách. Nhưng tôi còn đi xa hơn khi theo dõi kỹ bản thông báo chính thức – được công bố trước báo giới và được lập ra chỉ vài ngày sau khi xảy ra vụ việc.

Theo đó, chiếc máy bay MH370 đã quay trở đầu một cách kỳ lạ, đi xuyên không phận Malaysia, về hướng eo biển Malacca và bay quần một vòng lớn xung quanh đảo Sumatra của Indonesia để rồi sau cùng rớt xuống Ấn Độ Dương.

Đây là những giải thích chính thức từ chính quyền Malaysia mà tôi nhận thấy « chẳng đầu, chẳng đuôi » cứ như là người ta cần một phi công phải gánh lấy trách nhiệm này để chứng minh cho những lời giải thích đó.

Nhưng những gì mà tôi làm và trình bày trong sách cũng như trong cuộc điều tra này, là tôi phân tích tỉ mỉ bản công bố chính thức, trên thực tế được chính phủ đề xuất và đưa ra, rồi tôi muốn chứng minh rằng bản giải thích đó là không thuyết phục.

Người ta đã không chứng minh được việc Boeing đã quay đầu đổi hướng hành trình, hơn nữa điều đó còn nằm ngoài khả năng kỹ thuật của một chiếc Boeing 777. Các dữ liệu nói là do radar cung cấp phát hiện chiếc máy bay đã bay ngang không phận Malaysia là hoàn toàn không ăn nhập gì với chiếc Boeing 777.

Cuối cùng, trong phần cuối của bản công bố chính thức, chiếc máy bay « ma », có thể nói như thế, đã bay về hướng Ấn Độ Dương. Hành trình này được lập ra nhờ vào cái gọi là « handshack pings », bởi hãng chuyên về liên lạc viễn thông qua vệ tinh Inmarsat của Anh và cung cấp cho Malaysia. Những dữ liệu mà người ta không thể nào kiểm chứng về tính xác thực.

Do vậy lời giải cho các câu hỏi về những điều không rõ ràng này, chính là bản công bố chính thức đó đơn giản đã bị tạo dựng và không tồn tại trong thực tế.

Ký giả Florence de Changy, thông tín viên báo Le Monde và RFI tại Hồng Kông, trong một cuộc trả lời phỏng vấn qua Skype. © Ảnh chụp màn hình Skype/RFI Tiếng Việt

RFI : Việc tìm cách đánh lạc hướng công luận nhằm mục đích gì ? Chính quyền Kuala Lumpur muốn che giấu điều gì chăng ?

Florence de Changy : Khi người ta nhận thấy có một sự tạo dựng sự thật khác có quy mô lớn như vậy, quả thật chúng ta buộc phải tự đặt câu hỏi : Họ đang tìm cách che giấu điều gì ? Làm thế nào người ta có thể đi đến một câu chuyện huyễn hoặc như vậy… Đây chính là những câu hỏi tôi đặt ra mà tôi chưa thể giải đáp được.

Khi tôi quay trở lại với điểm khởi đầu, tức là vào thời điểm máy bay mất tích, biến mất khỏi màn hình radar, dần dà người ta biết được là chiếc MH370 vẫn còn tiếp tục bay một lúc lâu sau đó theo như hành trình vạch ra lúc ban đầu.

Rồi tôi được biết là trong khoang hàng hóa có nhiều yếu tố cực kỳ có vấn đề. Để rồi từ đó, tôi đưa ra một kịch bản khác, chí ít cũng được dựa vào những sự việc đã được kiểm chứng, được xác nhận, có các nhân chứng hay các tài liệu chính thức : công khai hay bảo mật.

Dựa trên cơ sở những mẫu sự việc rời rạc, những dấu hiệu nhỏ đó mà sau này tôi đưa ra một kịch bản thay thế hoàn toàn khác biệt với những công bố chính thức.

RFI : Trong tập sách, bà mô tả khá chi tiết và nêu lên những nghi vấn về hai kiện hàng đáng ngờ. Liệu chúng có liên hệ gì đến việc MH370 bị biến mất hay không ?

Florence de Changy : Tôi không chắc lắm. Tôi chưa có chứng cứ về có mối liên hệ giữa số hàng hóa vận chuyển có vấn đề trong chuyến bay này với tai nạn xảy ra. Nhưng điều chắc chắn là chiếc máy bay này vận chuyển tổng cộng 10 tấn hàng, trong số này có hai thùng hàng đặc biệt có vấn đề.

Thứ nhất là lượng hàng 4,5 tấn măng cụt, vốn dĩ không phải là mùa, giống như là mình cho vận chuyển gần 5 tấn trái cerise vào Paris vào tháng Giêng (mùa cerise tại Pháp bắt đầu cuối xuân đầu hè).

Nhưng dường như tất cả các chuyến bay MH370, nối Kuala – Lumpur và Bắc Kinh, trong những tuần trước ngày 8/3 và những tuần sau đó cũng vận chuyển măng cụt. Theo ý tôi, đây đúng ra là những mật mã cho mặt hàng khác, một dạng buôn lậu trái phép.

Ngược lại, còn có 2,5 tấn hàng điện tử không đăng ký. Người ta nói với chúng tôi đó là những thiết bị điện đàm và các bộ nạp điện. Hơn nữa, hai tấn rưỡi hàng hóa này không được đưa qua máy quét trước khi lên máy bay. Điều này là tuyệt đối không thể chấp nhận cho vấn đề an ninh hàng không dân dụng.

Chỉ riêng điều này thôi, sân bay Kuala Lumpur có thể bị phạt khoản tiền rất lớn, và hãng hàng không Malaysian Airlines có thể bị rút giấy phép. Bởi vì, chở một thùng hàng mà không qua kiểm soát trên một chuyến bay chở khách là điều tuyệt đối không được làm.

Ngoài việc chở đến 2,5 tấn hàng điện tử mà không qua kiểm soát, tôi còn phát hiện trong một báo cáo kết thúc cuộc điều tra, là thùng hàng trên còn được cảnh sát hộ tống đến sân bay ngay trong đêm chuyến bay.

Điều này thật sự còn làm món hàng đó càng trở nền đáng ngờ. Câu hỏi đặt ra : Có cái gì ở trong đó ? Tôi không thể nào biết cụ thể. Người ta nói đến đủ thứ, nhưng tôi không thể nào làm sáng tỏ được, do vậy tôi không thể nói gì thêm được trong sách của tôi về chủ đề này.

Nhưng tôi chỉ đơn giản muốn nói là có một thùng hàng cực kỳ đáng ngờ trong chuyến bay đó, và chiếc máy bay này đã biến mất, do vậy cũng chẳng có gì là sai trái khi cho là thùng hàng này có liên quan đến vụ mất tích của chiếc máy bay.

RFI : Theo ý bà, trong cuộc khủng hoảng này, Malaysia có vai trò gì ?

Florence de Changy : Tôi có xu hướng nghĩ rằng Malaysia đã đóng một vai « kẻ ngốc » hữu ích. Nghĩa là, ai cũng tán đồng rằng « Malaysia thật là thê thảm trong vụ việc này, hay Malaysia liên tục có những phát biểu đầy mâu thuẫn ». Nhưng khi nghĩ kỹ, Malaysia không có phương tiện để tham gia vào một hoạt động quốc tế ngầm có quy mô lớn như vậy.

Tôi nghĩ là chẳng còn chút nghi ngờ, Malaysia đã tìm cách mặc cả cho sự im lặng của mình. Malaysia không thể nào một mình gánh lấy trách nhiệm cho một vụ mất tích như thế. Chúng ta không nên quên rằng Boeing 777 là một chiếc máy bay dài đến 63m, bị mất tích cùng với tất cả hàng hóa và 239 hành khách, phi hành đoàn. Nhưng 239 con người đó không thể biến mất như vậy được. Do vậy, người ta không thể buộc Malaysia phải một mình chịu trách nhiệm về vụ biến mất này.

(Minh Anh- RFI)

Thứ Hai, 29 tháng 3, 2021

Chương trình phát thanh hàng ngày của RFI Tiếng Việt được truyền trực tiếp và lưu giữ trên YOUTUBE. Mời quý vị vào Youtube.com, đăng ký RFI Tiếng Việt.
Rất vui mừng được phục vụ quý thính giả khắp năm châu.

Chủ Nhật, 28 tháng 3, 2021

Chương trình phát thanh hàng ngày của RFI Tiếng Việt được truyền trực tiếp và lưu giữ trên YOUTUBE. Mời quý vị vào Youtube.com, đăng ký RFI Tiếng Việt.
Rất vui mừng được phục vụ quý thính giả khắp năm châu.

Thứ Bảy, 27 tháng 3, 2021

Chương trình phát thanh hàng ngày của RFI Tiếng Việt được truyền trực tiếp và lưu giữ trên YOUTUBE. Mời quý vị vào Youtube.com, đăng ký RFI Tiếng Việt.
Rất vui mừng được phục vụ quý thính giả khắp năm châu.

Thứ Sáu, 26 tháng 3, 2021

Chương trình phát thanh hàng ngày của RFI Tiếng Việt được truyền trực tiếp và lưu giữ trên YOUTUBE. Mời quý vị vào Youtube.com, đăng ký RFI Tiếng Việt.
Rất vui mừng được phục vụ quý thính giả khắp năm châu.

Trung Quốc khai thác nhược điểm trong liên minh chiến lược Mỹ - Philippines

Tàu Trung Quốc neo đậu tại Đá Ba Đầu (Whitsun Reef), cụm đảo Sinh Tồn, quần đảo Trường Sa, Biển Đông. Ảnh vệ tinh chụp ngày 23/03/2021 do Maxar Techonologies cung cấp. AP

Sau khi đã chiếm bãi cạn Scarborough của Philippines, Trung Quốc liệu đang thâu tóm luôn cả rạn san hô Đá Ba Đầu với tên gọi quốc tế là Whitsun Reef thuộc cụm Sinh Tồn trong khu vực quần đảo Trường Sa ? Những hành động lấn chiếm của Bắc Kinh ở Biển Đông xuất phát từ thái độ không nhất quán của chính quyền Duterte trong liên minh chiến lược với Hoa Kỳ ?

Trung tướng Cirilito Sobejana trong cuộc điều trần trước Ủy Ban Bổ Nhiệm khẳng định đã tăng cường lực lượng Hải Quân để bảo vệ chủ quyền của Philippines trên biển, bảo đảm an ninh cho ngư dân nước này, nhưng nhà báo Richard Javad Heydarian của báo Asia Times trong ấn bản ngày 24/03/2021 e rằng phản ứng của Manila đã « quá trễ ».

Theo nhà báo Heydarian, Philippines phát hiện gần 200 tàu được cho là của lực lượng dân quân biển Trung Quốc neo đậu tại bãi Đá Ba Đầu, mà Manila gọi là Juan Felipe, bên trong « vùng đặc quyền kinh tế của Philippines ». Bãi Đá Ba Đầu là rạn san hô lớn nhất trong cụm Sinh Tồn ở quần đảo Trường Sa và cũng là nơi Việt Nam, Philippines Trung Quốc và cả Đài Loan cùng tranh chấp chủ quyền.

Sự kiện này càng khiến tổng thống Duterte bị công kích mạnh mẽ vì « quá lễ độ » với Bắc Kinh. Từ khi lên cầm quyền ông liên tục tỏ ra « hòa hoãn và khiêm tốn » với Trung Quốc, kể cả trên hồ sơ nhậy cảm như là các vùng biển có tranh chấp. Cũng tổng thống Duterte đã không ngừng giảm thiểu mức độ nghiêm trọng khi xảy ra những sự cố trên biển có liên quan đến Trung Quốc. Song song với thái độ hòa hoãn đó, chính quyền Manila lại không ngừng khuấy động bang giao với đồng minh chiến lược lâu đời là Mỹ. Gần đây nhất là hôm đầu tháng 3/2021, tổng thống Rodrigo Duterte lại đe dọa chấm dứt Thỏa Thuận Thăm Viếng Quân Sự VFA với Hoa Kỳ nếu phát hiện Washington dùng Philippines là nơi cất giấu vũ khí hạt nhân !

Về phía phía Hoa Kỳ, thái độ của tân chính quyền Joe Biden cũng khiến tác giả bài viết trên tờ Asia Times thận trọng. Richard Javad Heydarian đánh giá : Washington lập tức lên tiếng « ủng hộ » Manila sau khi phát hiện tàu của Trung Quốc tại bãi Đá Ba Đầu. Hoa Kỳ mạnh mẽ lên án Trung Quốc sử dụng lực lượng dân quân biển để « uy hiếp, khiêu khích và đe dọa các quốc gia khác, hủy hoại hòa bình và ổn định trong khu vực ». Dù vậy trong dự thảo về chính sách an ninh quốc gia chính quyền Biden được tiết lộ cuối tháng 2/2021 lại không trực tiếp nêu bật Philippines là « một đồng minh » của Hoa Kỳ.

Vậy phải chăng những tuyên bố trống đánh xuôi kèn thổi ngược của tổng thống Philippines, cộng thêm với một chính sách về an ninh đang được định hình của chính quyền mới ở Nhà Trắng tạo cơ hội cho Trung Quốc ở Biển Đông ?

Tác giả bài viết không nghi ngờ gì nữa. Heydarian cho rằng sự hiện diện của gần 200 chiếc tàu Trung Quốc ở rạn san hô mà Manila gọi là Juan Felipe ở vùng « biển Tây Philippines » chỉ là động thái mới nhất trong chiến lược lấn chiếm Biển Đông của Trung Quốc. May mà trong chính quyền Philippines, ngoại trưởng Teodoro Locsin và bộ trưởng Quốc Phòng Delfin Lorenzana còn có lập trường cứng rắn để cưỡng lại chiến lược lấn chiếm Biển Đông của Bắc Kinh. Bất chấp thái độ thất thường của tổng thống Duterte, quân đội Philippines vẫn giữ liên hệ chặt chẽ với Lầu Năm Góc và đóng một vai trò « then chốt trong chính sách đối ngoại và phòng thủ » của Philippines, như tác giả bài báo ghi nhận.

Một thay đổi khác nữa cũng được nhà báo Richard Javad Heydarian của tờ Asia Times lưu ý đó là càng lúc càng có nhiều chính khách tại Philippines bất đồng với ông Duterte về chính sách đối với Trung Quốc. Thượng nghị sĩ Richard Gordon một chính khách có uy tín cho rằng ông Duterte đã đẩy Philippines vào thế « què quặt » trước một gã khổng lồ với những tham vọng không đáy.

Điều chắc chắn duy nhất là bất chấp phản đối của cả phía Philippines lẫn Hoa Kỳ từ nhiều ngày qua, lực lượng tàu thuyền Trung Quốc trong vùng bãi Đá Ba Đầu vẫn « án binh bất động ». Theo giới phân tích tại Philippines, đây có lẽ là cái giá mà chính quyền Manila đang phải trả vì những rạn nứt trong liên minh quân sự và chiến lược với Hoa Kỳ.

(Thanh Hà - RFI)

Thứ Năm, 25 tháng 3, 2021

Chương trình phát thanh hàng ngày của RFI Tiếng Việt được truyền trực tiếp và lưu giữ trên YOUTUBE. Mời quý vị vào Youtube.com, đăng ký RFI Tiếng Việt.
Rất vui mừng được phục vụ quý thính giả khắp năm châu.

Thứ Tư, 24 tháng 3, 2021

Chương trình phát thanh hàng ngày của RFI Tiếng Việt được truyền trực tiếp và lưu giữ trên YOUTUBE. Mời quý vị vào Youtube.com, đăng ký RFI Tiếng Việt.
Rất vui mừng được phục vụ quý thính giả khắp năm châu.

"Trung Quốc đã bị dồn vào chân tường tại hội nghị Alaska Hoa Kỳ"

Ủy viên Bộ Chính Trị đảng CSTQ, phụ trách đối ngoại Dương Khiết Trì (p) và ngoại trưởng Vương Nghị tại cuộc tiếp xúc với các đồng nhiệm Mỹ ở khách sạn Captain Cook Hotel, Anchorage, Alaska, Hoa Kỳ, ngày 18/03/2021. REUTERS - POOL

Trung Quốc bị bất ngờ về thái độ của Mỹ trong đối thoại trực tiếp dưới một phương thức 2+2 mới thời chính quyền Biden. Giọng điệu quyết liệt của đôi bên không hẳn báo trước bốn năm bang giao sóng gió, nhưng gần như chắc chắn là Bắc Kinh sẽ trả đũa Hoa Kỳ bằng cách « đánh mạnh » vào các đồng minh của Mỹ. Antoine Bondaz, chuyên gia về Đông Bắc Á Quỹ Nghiên Cứu Chiến Lược Pháp FRS, nhận định về hai ngày họp hội nghị Mỹ- Trung tại Anchorage, Alaska hôm 18-19/03/2021.

Sau đây là phân tích nhà nghiên cứu Antoine Bondaz dành cho RFI Tiếng Việt. Cuộc phỏng vấn được thực hiện ngày 19/03/2021.

RFI: Thân chào Antoine Bondaz, đầu tiên hết ông nhận xét thế nào về cuộc trao đổi đầu tiên rất căng thẳng giữa hai phái đoàn ngoại giao của Mỹ và Trung Quốc trên lãnh thổ Hoa Kỳ ở Alaska ?

Antoine Bondaz
: Đây là một cuộc gặp lịch sử vì là lần đầu tiên đôi bên áp dụng phương thức 2+2 mới : Ngoại trưởng Antony Blinken và cố vấn an ninh quốc gia của Nhà Trắng Jake Sullivan đại diện cho phái đoàn Hoa Kỳ, còn về phía Trung Quốc là hai nhân vật ngoại giao cao cấp nhất là ủy viên Quốc Vụ Dương Khiết Trì và ngoại trưởng Vương Nghị. Điểm đáng chú ý thứ nhì là lời lẽ rất cứng rắn và hung hăng của đôi bên. Washington và Bắc Kinh cùng theo đuổi chung một mục đích đó là tỏ thái độ cứng rắn của mình đồng thời gửi đến công luận trong nước rằng vì quyền lợi quốc gia, họ không bao giờ nhượng bộ.

Phương thức 2+2 mới này khá thú vị ở chỗ Washington nhắm thẳng tới giới lãnh đạo cao cấp của Bắc Kinh tức là nhắm tới đảng Cộng Sản Trung Quốc qua đối thoại trực tiếp với ủy viên Bộ Chính Trị Trung Quốc đặc trách về đối ngoại, Dương Khiết Trì. Thêm vào đó sự hiện diện của Jake Sullivan, cố vấn an ninh quốc gia của phủ tổng thống Hoa Kỳ cho thấy một sự phối hợp nhịp nhàng giữa bộ Ngoại Giao và Nhà Trắng. Đó là một sự phối hợp ở nội bộ chính trường Mỹ.

Về đối ngoại, đối thoại Alaska mở ra sau một loạt sự kiện ngoại giao từ việc tổng thống Biden họp Bộ Tứ QUAD với các lãnh đạo Ấn Độ, Úc và Nhật Bản qua cầu truyền hình - đây là thượng đỉnh đầu tiên của bốn nước nói trên. Tiếp theo đó là chuyến công du châu Á của ngoại trưởng Blinken và bộ trưởng Quốc Phòng Austin đến Nhật Bản và Hàn Quốc. Nói cách khác, Mỹ muốn chứng tỏ cách tiếp cận thẳng với đúng người trong hàng ngũ của Đảng Cộng Sản Trung Quốc và phô trương sự phối hợp nhịp nhàng cả về mặt đối nội lẫn đối ngoại.


RFI: Bắc Kinh nhìn như thế nào về hội nghị Alaska ?

Antoine Bondaz: Báo chí Bắc Kinh nhấn mạnh đến thái độ cứng rắn của phái đoàn Trung Quốc và xoáy vào sự đối đầu với Washington. Thông điệp kèm theo là phía Trung Quốc đã giữ vững lập trường đương đầu với Hoa Kỳ. Đã qua rồi thời mà Mỹ có thể chỉ trích Trung Quốc. Đương nhiên cần nhắc lại một chút về bối cảnh: Bắc Kinh chưa bao giờ chịu lép vế và chịu để bị sỉ nhục, mà luôn chọn giải pháp đương đầu khi những lợi ích của Trung Quốc bị đe dọa.

Nhưng giờ đây Bắc Kinh chứng tỏ là đã đủ tin vào khả năng của chính mình, đủ mạnh để khẳng định và phô trương thái độ cứng rắn của mình với Mỹ. Tuy nhiên thái độ hung hăng đó phản ánh một điểm: Trước mắt Trung Quốc trong thế bất lợi bởi vì thực ra Mỹ đã không một thân một mình đến Alaska vì chính quyền Biden đã nỗ lực phối hợp với các đối tác trong vùng Ấn Độ Thái Bình Dương và châu Âu. Trọng lượng của Washington qua đó đã tăng lên đáng kể. Ở bên kia võ đài, Trung Quốc đang cô độc cho dù Bắc Kinh tuyên bố phối hợp với Nga sau hội nghị Alaska.

Thêm vào đó hình ảnh của Trung Quốc đã xấu đi nhiều trong mắt công luận tại các nước phương Tây. Tuy nhiên chúng ta thấy phái đoàn Trung Quốc lầm tưởng là Mỹ sẽ hành xử một cách bài bản theo lễ tân của ngành ngoại giao, để rồi đã bị bất ngờ về lời lẽ rất kiên quyết của phía Hoa Kỳ và nhất là tất cả đã diễn ra trước ống kính truyền hình quốc tế.

Chính vì thế mà phía Trung Quốc bắt buộc phải « leo thang » phản công trở lại với lời lẽ còn cứng rắn hơn nữa. Điển hình là ông Dương Khiến Trì đã phát biểu lâu hơn rất nhiều so với thời gian được quy định là hai phút.


RFI: Một số dự báo cho rằng Mỹ càng cứng rắn với Bắc Kinh, Trung Quốc lại càng tìm cơ hội để tấn công vào các đồng minh và đối tác của Hoa Kỳ, như là nhắm vào châu Âu hay Canada chẳng hạn ?

Antoine Bondaz: Hội nghị Alaska là cuộc tiếp xúc đầu tiên và đã diễn ra ngay ở vào đầu nhiệm kỳ của chính quyền Biden. Chúng ta chứng kiến điểm khởi đầu của một tiến trình mới và cuộc gặp gỡ này không nhất thiết phản ánh quan hệ song phương trong bốn năm sắp tới. Đối thoại vừa qua tuy rất căng thẳng nhưng điều đó không ngăn cản đôi bên hợp tác về một số vấn đề khác.

Câu hỏi đặt ra đối với Bắc Kinh về thực chất: Trung Quốc đã bị dồn vào chân tường tại hội nghị Alaska, Trung Quốc cũng đã ngạc nhiên về đối thoại rất cứng rắn từ phía Mỹ. Do vậy, trong quan hệ với các nước khác giờ đây Trung Quốc phải cân nhắc khi cũng dùng đòn cứng rắn như là phía Hoa Kỳ. Và tác động kèm theo, là khả năng đường lối này phản tác dụng, tức là sẽ tạo điều kiện dễ dàng hơn cho Washington đẩy mạnh hợp tác với các đồng minh và đối tác của Mỹ.

Đây sẽ là một cuộc trắc nghiệm thú vị mà chúng ta sẽ nhanh chóng có được câu trả lời có lẽ là chỉ trong một vài tuần lễ hay một vài tháng nữa mà thôi. Nhất là trong bối cảnh Liên Âu chuẩn bị trừng phạt một số quan chức Trung Quốc bị cho là nhúng tay vào các vụ đàn áp ở Tân Cương. Chỉ riêng về điểm này Bắc Kinh cảnh báo Bruxelles trước nguy cơ xảy ra một cuộc đối đầu. Chúng ta cần theo dõi phản ứng của Trung Quốc với châu Âu : đây sẽ là điều khá thú vị.

Song song với phản ứng của Bắc Kinh với Liên Âu, thì hiện nay, tại Trung Quốc đang mở ra hai phiên tòa nhắm vào hai công dân Canada. Trung Quốc có thể dùng phiên tòa xử hai người này để trả đũa để đối đáp với Mỹ và Canada - một đồng minh của Hoa Kỳ. Một trong những nguy cơ cuộc đối đầu Mỹ-Trung có thể dẫn đến, là một số quốc gia, hay một số công dân nước ngoài có thể là những nạn nhân bất đắc dĩ trên bàn cờ ngoại giao Mỹ -Trung.


Liên Hiệp Châu Âu ngày 22/03/2021 chính thức trừng phạt bốn quan chức Trung Quốc bị cho là có trách nhiệm trong các vụ đàn áp người Duy Ngô Nhĩ ở Tân Cương. Bắc Kinh lập tức trả đũa với một danh sách trừng phạt gồm 10 nhân vật châu Âu, thêm vào đó ít nhất 4 viện nghiên cứu của châu Âu trong tầm ngắm của cơ quan kiểm duyệt Trung Quốc.

(Thanh Hà - RFI)

Thứ Ba, 23 tháng 3, 2021

Chương trình phát thanh hàng ngày của RFI Tiếng Việt được truyền trực tiếp và lưu giữ trên YOUTUBE. Mời quý vị vào Youtube.com, đăng ký RFI Tiếng Việt.
Rất vui mừng được phục vụ quý thính giả khắp năm châu.

"Chiến lang" Trung Quốc hoạt động trở lại tại Pháp

Nhà nghiên cứu Pháp Antoine Bondaz tại phòng thu của đài phát thanh RFI. Ảnh RFI

Bằng hai từ ngắn ngủi tiếng Pháp mang tính chất thóa mạ nhắm vào một chuyên gia Pháp về châu Á và Trung Quốc, đại sứ quán Trung Quốc tại Paris đã làm dấy lên trở lại cả một làn sóng phản đối dữ dội, chống lại cung cách ngoại giao bi mệnh danh là “Chiến lang”, thiên về thóa mạ, xuyên tạc mà cơ quan đại diện của Bắc Kinh tại Pháp thường xuyên áp dụng.

Đối tượng bị sứ quán Trung Quốc tấn công không chỉ là các nhà nghiên cứu hay nhà báo có quan điểm phê phán đối với Bắc Kinh, mà còn bao gồm cả các chính khách, thậm chí là chính quyền.

Mọi sự bắt đầu từ hôm 19/03/2021 vừa qua với một bình luận ngắn ngủi bằng tiếng Pháp “Petite frappe” - tạm dịch là “tiểu tốt”, thậm chí là “lưu manh tỉnh lẻ” - trên tài khoản Twitter chính thức của đại sứ quán Trung Quốc tại Pháp, trả lời một tin nhắn của ông Antoine Bondaz, một chuyên gia Pháp về châu Á và Trung Quốc tại Quỹ Nghiên Cứu Chiến Lược (FRS). Trong tin nhắn Twitter của mình, nhà nghiên cứu Pháp đã tố cáo Trung Quốc gây áp lực với các nghị sĩ Pháp có ý định đi thăm Đài Loan.

Phản ứng mang tính chất nhục mạ của đại sứ quán Trung Quốc ở Paris đối với ông Bondaz đã lập tức bị giới nghiên cứu cũng như các nghị sĩ, đại biểu dân cử Pháp nhất loạt lên án và đã bị cơ quan đại diện Trung Quốc đáp trả cũng với những lời lẽ kém ngoại giao.

Trong một bức thư công bố trên trang web của mình ngày hôm qua, 21/03, sứ quán Trung Quốc đã ghi nhận rằng “Một số người đổ lỗi cho đại sứ quán Trung Quốc vì đã "xúc phạm" một "nhà nghiên cứu độc lập". Trên thực tế (...) ông ta chỉ là một kẻ xấu về ý thức hệ (troll idélogique)", thân Đài Loan.

Không chỉ thóa mạ ông Bondaz, đại diện Trung Quốc còn gọi những người ủng hộ nhà nghiên cứu Pháp là những “con linh cẩu điên cuồng (hyènes folles)”, những người “khoác áo giới nghiên cứu và truyền thông để tấn công Trung Quốc một cách dữ dội”.

Đại sứ quán Trung Quốc đã phủ nhận việc đã vượt quá tập quán ngoại giao trong bối cảnh nhiều người đã yêu cầu bộ Ngoại Giao Pháp phản đối mạnh mẽ các hành vi nói trên của đại sứ quán Trung Quốc, cho rằng ngoại giao chính là “bảo vệ lợi ích và hình ảnh của đất nước” mình đại diện.

Theo ghi nhận của hãng tin Pháp AFP, đây không phải là lần đầu tiên mà đại sứ quán Trung Quốc tại Pháp, và vị đại sứ Lư Sa Dã (Lu Shaye) có những lời lẽ khiếm nhã như vậy đối với những ai bị ông cho là đụng chạm tới Trung Quốc.

Gần đây nhất, ông tuyên bố “kiên quyết phản đối” chuyến thăm của các nghị sĩ Pháp tới Đài Loan. Một tuyên bố đã bị bộ Ngoại Giao Pháp đáp trả, theo đó "các nghị sĩ Pháp có quyền tự do quyết định về kế hoạch đi thăm và tiếp xúc của họ”.

Đối với nhật báo Pháp Le Figaro vào hôm qua 21/03, sự kiện chung quanh vụ tấn công chuyên gia Bondaz cho thấy là các nhà ngoại giao Trung Quốc thuộc diện “Chiến lang”, mà đại sứ Trung Quốc tại Pháp Lư Sa Dã là một nhân vật tiêu biểu, đã lại tiếp tục cuộc chiến chống lại chính quyền, nhà báo và chuyên gia các nước phương Tây.

Kể từ cuối mùa xuân năm 2020, các "Chiến lang", những tay súng bắn tỉa ngoại giao có nhiệm vụ đáp trả lại những lời chỉ trích của các nền dân chủ phương Tây đối với mô hình Trung Quốc, đã giảm bớt các cuộc tấn công của họ, mà đôi khi bị coi là phản tác dụng ở Bắc Kinh.

Từ khi bị bộ trưởng Ngoại Giao Jean-Yves Le Drian, triệu mời vào tháng 4 năm 2020, vì đã khẳng định rằng các nhân viên điều dưỡng trong các nhà dưỡng lão đã bỏ mặc người cao tuổi ở đây đến chết, đại sứ Trung Quốc tại Pháp Lư Sa Dã cũng đã hạ thấp giọng điệu của mình.

Nhưng người có biệt danh "Petit Lu" từ những năm học ở Pháp vì thân hình nhỏ con, từ vài tuần nay đã lại tiếp tục cuộc chiến trên mạng xã hội. Và đặc biệt là trên Twitter, vốn đã trở thành kênh chính để truyền tải cuộc chiến do các nhà ngoại giao Trung Quốc tiến hành tới các nhà chức trách, nhà báo và chuyên gia ở các nước phương Tây.

(Trọng Nghĩa - RFI)

Thứ Hai, 22 tháng 3, 2021

Chương trình phát thanh hàng ngày của RFI Tiếng Việt được truyền trực tiếp và lưu giữ trên YOUTUBE. Mời quý vị vào Youtube.com, đăng ký RFI Tiếng Việt.
Rất vui mừng được phục vụ quý thính giả khắp năm châu.

Chủ Nhật, 21 tháng 3, 2021

Chương trình phát thanh hàng ngày của RFI Tiếng Việt được truyền trực tiếp và lưu giữ trên YOUTUBE. Mời quý vị vào Youtube.com, đăng ký RFI Tiếng Việt.
Rất vui mừng được phục vụ quý thính giả khắp năm châu.

Thứ Bảy, 20 tháng 3, 2021

Chương trình phát thanh hàng ngày của RFI Tiếng Việt được truyền trực tiếp và lưu giữ trên YOUTUBE. Mời quý vị vào Youtube.com, đăng ký RFI Tiếng Việt.
Rất vui mừng được phục vụ quý thính giả khắp năm châu.

Thứ Sáu, 19 tháng 3, 2021

Chương trình phát thanh hàng ngày của RFI Tiếng Việt được truyền trực tiếp và lưu giữ trên YOUTUBE. Mời quý vị vào Youtube.com, đăng ký RFI Tiếng Việt.
Rất vui mừng được phục vụ quý thính giả khắp năm châu.

Mỹ- Trung đấu khẩu gay gắt trong cuộc gặp đầu tiên dưới chính quyền Biden


Phái đoàn Trung Quốc (T) và Mỹ đấu khẩu gay gắt trong cuộc gặp đầu tiên tại Anchorage, Alaska, Hoa Kỳ, ngày 18/03/2021. AFP - FREDERIC J. BROWN

Trong cuộc gặp cấp cao đầu tiên tại Alaska, Hoa Kỳ, ngày hôm qua, 18/03/2021, đại diện Mỹ và Trung Quốc đã đấu khẩu gay gắt, thể hiện sự bất đồng sâu rộng giữa hai nước.

Một sự kiện hy hữu : trước các phóng viên quốc tế, ngoại trưởng Antony Blinken trực tiếp chỉ trích Bắc Kinh đe dọa trật tự và ổn định chung toàn cầu qua lối hành xử trấn áp, cưỡng chế, hù dọa trong các hồ sơ Tân Cương, Hồng Kông, Đài Loan, và qua các vụ tấn công cyber nhắm vào Mỹ.

Đáp trả, nhân vật cao cấp nhất trong ngành ngoại giao Trung Quốc, ủy viên Quốc vụ Dương Khiết Trì cảnh cáo : Hoa Kỳ nên tránh can thiệp vào công việc nội bộ của Trung Quốc và cần từ bỏ tâm lý chiến tranh lạnh.

Thông tín viên Eric de Salve từ San Fancisco tường thuật về không khí « giá lạnh » trong cuộc tiếp xúc đầu tiên giữa hai phái đoàn Mỹ và Trung Quốc tại Alaska :

« Ngay từ đầu, cuộc thảo luận đã diễn ra không tốt đẹp. Trước ống kinh truyền hình, hai siêu cường đã lao vào một cuộc đấu khẩu. Lãnh đạo Ngoại Giao Hoa Kỳ trước hết nên bật những mối ‘quan ngại sâu sắc’ về tình cảnh của người Hồi Giáo Duy Ngô Nhĩ tại Tân Cương. Tiếp đó, Antony Blinken đề cập thẳng thừng đến những chủ đề gây bất đồng như là Hồng Kông, Đài Loan và những đợt tấn công trên mạng nhắm vào Hoa Kỳ.

Người đứng đầu ngành ngoại giao Trung Quốc lập tức đáp trả mạnh mẽ, lên án Hoa Kỳ can thiệp vào công việc nội bộ của Trung Quốc và có cách tiếp cận vấn đề trịch thượng ». Ông Dương Khiết Trì nhấn mạnh Mỹ không có quyền lên lớp cho Bắc Kinh về nhân quyền hay dân chủ và tốt hơn hết là Hoa Kỳ nên tập trung giải quyết những vấn đề kỳ thị trong nước, và ông trích dẫn thí dụ của phong trào đấu tranh của người Mỹ da đen Black Lives Matter.

Một hình ảnh khác cũng đáng ngạc nhiên không kém đó là khi các phóng viên được mời rời khỏi phòng họp, thì phía Bắc Kinh đã mỉa mai về quyền tự do báo chí ở Mỹ. Ngoại trưởng Blinken vội vàng mời báo giới quay lại phòng họp trước khi đáp lời phái đoàn ngoại giao Trung Quốc rằng ‘Hoa Kỳ không làm ngơ trước những vấn đề của mình, cũng không cố gắng làm như thể không có chuyện gì xảy ra, hay tìm cách che giấu những vấn đề đó đi’. Ai muốn hiểu sao thì hiểu.

Cuối cùng ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị kêu gọi Washington hãy từ bỏ lối suy nghĩ như thời chiến tranh lạnh. Đối thoại giữa lãnh đạo ngành ngoại giao Mỹ và Trung Quốc tại Alaska dự trù diễn ra trong hai ngày »
.

(Thanh Hà - RFI)

Mỹ xúc tiến liên minh chống Trung Quốc ở châu Á, Bắc Kinh tan ảo tưởng

Trích điểm báo Pháp ngày 18/03/2021

Hai hàng không mẫu hạm Mỹ USS Ronald Reagan (CVN 76) và USS Nimitz (CVN 68) trên Biển Đông, ảnh chụp ngày 06/07/2020. Hải quân Mỹ thách thức mưu toan của Bắc Kinh muốn biến vùng biển này thành ao nhà của Trung Quốc. AP - Mass Communication Specialist 2nd Class Samantha Jetzer

Hàn Quốc tăng chi phí duy trì lực lượng Mỹ

Về quan hệ Mỹ-Trung, Le Monde nhận định « Hoa Kỳ dựa vào các đồng minh châu Á để chống lại Trung Quốc ». Trong khi Nhật Bản hoan nghênh thái độ cứng rắn của Washington, thì Hàn Quốc có phần dè dặt.

Trong cuộc gặp « 2+2 » giữa ngoại trưởng Antony Blinken và bộ trưởng Quốc Phòng Hoa Kỳ Lloyd Austin với các đồng nhiệm Hàn Quốc Chung Eui Yong, Suh Wook, phía Mỹ muốn đồng minh cũng có quan điểm cứng rắn hơn, thậm chí muốn thuyết phục Seoul tham gia Bộ Tứ (Quad) đối phó với Bắc Kinh, bên cạnh đó là giảng hòa với láng giềng Nhật Bản.

Nhân dịp này, đôi bên ký thỏa thuận về sự hiện diện của quân Mỹ : Seoul sẽ tăng 13,9% đóng góp để duy trì 28.500 quân nhân Mỹ trú đóng, giải quyết vấn đề tồn tại từ thời tổng thống Donald Trump. Tuy nhiên Hàn Quốc không muốn làm mất lòng Trung Quốc, láng giềng hùng mạnh, đối tác kinh tế và là nhân tố quan trọng để tái lập đối thoại liên Triều mà tổng thống Moon Jae In hằng mong muốn.

Nhật-Mỹ đồng lòng về quan điểm Ấn Độ-Thái Bình Dương

Ngược với thái độ chừng mực của Seoul, các đồng nhiệm Toshimitsu Motegi và Nobuo Kishi ở Tokyo nồng nhiệt ủng hộ lập trường kiên quyết của Mỹ trước Trung Quốc và Bắc Triều Tiên. Hai bên đã cảnh cáo Bắc Kinh hôm 16/03 về « thói cưỡng bức và thái độ gây bất ổn » đối với Đài Loan, Hồng Kông, Tân Cương.

Ngoại trưởng Blinken tuyên bố : « Chúng tôi đoàn kết trong tầm nhìn Ấn Độ-Thái Bình Dương tự do và rộng mở (…). Khi cần thiết, chúng tôi sẽ đẩy lùi Trung Quốc nếu nước này dùng cách cưỡng ép và tấn công để đạt mục đích ». Washington tái khẳng định « quyết tâm không gì lay chuyển được » trong việc tôn trọng điều 5 của hiệp ước an ninh song phương, quy định Mỹ sẽ bảo vệ nếu Nhật bị tấn công.

Chỉ trong năm 2020, tàu hải cảnh Trung Quốc đã xâm nhập vùng biển Senkaku do Nhật Bản quản lý đến 333 lần – một kỷ lục. Căng thẳng càng tăng lên khi từ ngày 01/02 Trung Quốc ra luật mới cho phép hải cảnh bắn vào tàu nước ngoài.

Về Bắc Triều Tiên, ngoại trưởng Mỹ cũng khiến Nhật Bản hài lòng khi kêu gọi « phi hạt nhân hóa toàn bộ ». Thêm vào đó là gia hạn một năm thỏa thuận về lực lượng Mỹ nhưng không đòi Nhật đóng góp thêm chi phí. Ưu tiên dành cho Nhật Bản không phải là điều gì mới, nhưng trong bối cảnh Trung Quốc ngày càng hiếu chiến và Bắc Triều Tiên khiêu khích, Tokyo không chỉ là đối tác tin cậy ở Ấn Độ-Thái Bình Dương, mà còn là kiến trúc sư cho trật tự trong khu vực.

Hoa Kỳ muốn lập liên minh chống Trung Quốc

Les Echos cũng cho rằng « Washington tỏ rõ ý định lập một mặt trận thống nhất đối mặt với Bắc Kinh », và Trung Quốc không ảo tưởng về cuộc gặp tại Alaska giữa ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken và Dương Khiết Trì. China Daily viết « Dù thiện chí đến đâu đi nữa, một ngày đối thoại không thể giải quyết được bất đồng giữa hai nước ». Từng hy vọng sau nhiệm kỳ tổng thống Donald Trump, chính quyền mới của Mỹ sẽ hòa hoãn hơn, nhưng « hy vọng này ngày càng phai nhạt », theo tờ báo của đảng cộng sản Trung Quốc.

Nhà nghiên cứu Philippe Le Corre thuộc Havard Kennedy School nhận định : « Mọi sự nới lỏng trước Trung Quốc đều khiến cử tri Mỹ bất bình, dư luận chưa bao giờ tiêu cực như vậy với Bắc Kinh. Có rất nhiều vấn đề bất đồng, và tất cả đều được chính quyền Biden nêu rõ : người Duy Ngô Nhĩ, Hồng Kông, Đài Loan, Biển Đông, thương mại, an ninh mạng…Về phía Trung Quốc, các nhà ngoại giao được lệnh không có nhượng bộ nào về những vấn đề chủ chốt. Hoa Kỳ và Trung Quốc chỉ có thể tìm được vài điểm chung như khí hậu, thương mại quốc tế, chống vũ khí nguyên tử và đại dịch ».

Trừng phạt của Mỹ đã chận bước Trung Quốc về kinh tế và quân sự, nên kế hoạch 5 năm vừa công bố của Trung Quốc nhắm vào nỗ lực giảm lệ thuộc công nghệ. Song song đó, hôm 25/02 ông Joe Biden ra lệnh xem xét lại chuỗi cung ứng ở Hoa Kỳ để giảm lệ thuộc vào Trung Quốc đối với những mặt hàng thiết yếu. Cuộc song đấu giữa hai đại cường chỉ mới bắt đầu.

Bắc Kinh trắc nghiệm quyết tâm của Mỹ tại eo biển Đài Loan

Về hồ sơ căng thẳng nhất trong quan hệ giữa hai cường quốc, Les Echos nhận thấy « Bắc Kinh trắc nghiệm quyết tâm của Mỹ tại eo biển Đài Loan ».

Liệu quân đội Trung Quốc có nhân cơ hội cuộc gặp Mỹ-Trung đầu tiên trong nhiệm kỳ Biden để giương oai diễu võ tại eo biển Đài Loan ? Khu vực này tương đối yên tĩnh trong những ngày gần đây, ngược với vô số hành động khiêu khích khi Joe Biden vừa bước vào Nhà Trắng. Bắc Kinh đã cho hàng mấy chục phi cơ tiêm kích và oanh tạc cơ xâm nhập vùng nhận diện phòng không của Đài Loan để trắc nghiệm ý chí của tân chính quyền Mỹ, đồng thời « nghiêm túc cảnh cáo phe ly khai Đài Loan ». Vương Nghị trong kỳ họp Quốc Hội cảnh báo nguyên tắc một nước Trung Hoa là « lằn ranh đỏ không thể vượt qua », còn Tập Cận Bình đe dọa sự khác biệt chính trị giữa hai bờ eo biển « không thể chuyến giao từ thế hệ này sang thế hệ khác ».

Năm ngoái, eo biển Đài Loan căng thẳng tột độ : tập trận hải quân chống Trung Quốc đổ bộ, tiêm kích vượt qua đường trung tuyến…Chiến đấu cơ Trung Quốc xâm nhập vùng nhận diện phòng không đến 380 lần trong năm 2020, cao chưa từng thấy kể từ cuộc khủng hoảng hỏa tiễn năm 1995. Chuyên gia Antoine Bondaz nhận định : « Mục đích của Bắc Kinh là bình thường hóa các vụ xâm nhập qua việc ‘quốc tế hóa’ eo biển Đài Loan, trắc nghiệm năng lực phòng không, làm Không quân Đài Loan nhanh chóng bị già cỗi, khiến cho người dân mất tinh thần qua việc gây áp lực tâm lý chưa từng thấy và đo lường phản ứng của cộng đồng quốc tế ».

Tuy Vương Nghị kêu gọi Biden « rời xa cung cách nguy hiểm » của người tiền nhiệm Donald Trump, nhưng tại Washington hiện nay lưỡng đảng đều thống nhất chủ trương. Chính quyền Biden theo đúng những bước đi của Trump trước đây, và Washington hồi cuối tháng Giêng khẳng định sự ủng hộ Đài Loan là « vững như bàn thạch », đòi hỏi Bắc Kinh chấm dứt các « mưu toan đe dọa ». Hoa Kỳ tiếp tục giúp Đài Loan duy trì khả năng tự vệ, trong bối cảnh tư lệnh lực lượng Mỹ tại Ấn Độ-Thái Bình Dương tuần trước đã cảnh báo Trung Quốc có thể xâm lược Đài Loan « trong vòng sáu năm tới ».

(Thụy My - RFI)

Thứ Năm, 18 tháng 3, 2021

Chương trình phát thanh hàng ngày của RFI Tiếng Việt được truyền trực tiếp và lưu giữ trên YOUTUBE. Mời quý vị vào Youtube.com, đăng ký RFI Tiếng Việt.
Rất vui mừng được phục vụ quý thính giả khắp năm châu.

Khủng hoảng ngoại giao Nga - Mỹ đầu tiên hay là đòn hù dọa dưới chính quyền Biden ?

Ảnh minh họa : Phó tổng thống Mỹ Joe Biden (T) và thủ tướng Nga Vladimir Putin (P) trong một cuộc họp tại Matxcơva, Nga, ngày 10/03/2011. ASSOCIATED PRESS - Alexander Zemlianichenko

Viễn cảnh Nga - Mỹ sưởi ấm quan hệ thêm xa vời sau cáo buộc của tổng thống Biden xem đồng nhiệm Putin là « kẻ sát nhân » và đe dọa Matxcơva sẽ « phải trả giá » do đã can thiệp vào chính trường Mỹ. Tuyên bố của ông Biden được đưa ra một ngày trước cuộc họp tại Matxcơva nhằm tìm kiếm giải pháp vãn hồi hòa bình tại Afghanistan, cho phép khép lại hơn hai thập niên Washington sa lầy tại quốc gia Nam Á này.

Nga lập tức đáp trả với quyết định triệu hồi đại sứ tại Washington và quy trách nhiệm cho phía Mỹ phải « hoàn toàn chịu trách nhiệm » về mối bang giao « xấu đi thêm » giữa hai nước. Đâu là thông điệp Nhà Trắng nhắm gửi đến điện Kremlin ?

Ngay từ những ngày đầu lên cầm quyền, tổng thống Mỹ thứ 46 đã liên tục có những lời lẽ cứng rắn đối với Nga. Trong phát biểu đầu tiên về chính sách đối ngoại đầu tháng 2/2021, Joe Biden khẳng định « đã qua rồi thời kỳ mà nước Mỹ chịu đựng những hành vi hung hăng của Nga (…) Washington sẽ đáp trả quyết tâm của nước Nga muốn làm suy yếu các nền dân chủ ».

Tại Matxcơva, các nhà ngoại giao thừa biết là với ông Biden ở Nhà Trắng, Nga sẽ không rộng đường hành động như dưới thời tổng thống Trump.

Ukraina, Syria, vụ nhà đối lập Alexei Navalny bị đầu độc, những cáo buộc Matxcơva đứng đằng sau các vụ tấn công trên mạng hay những nghi ngờ Nga can thiệp vào bầu cử tổng thống Hoa Kỳ năm 2016 giúp ông Trump đắc cử và cả trong đợt bầu cử hồi tháng 11/2020… liên tục thách thức quan hệ Mỹ-Nga.

Tình hình không có dấu hiệu được cải thiện sau báo cáo của bộ Tư Pháp và An Ninh Nội Địa Hoa Kỳ cách nay hai ngày nêu đích danh Nga và Trung Quốc hay Iran đe dọa các « mạng lưới của nhiều tổ chức chính trị, của các ứng viên và đảng phái chính trị » Hoa Kỳ. Cơ quan tình báo Mỹ đang điều tra về một loạt các vụ tấn công nhắm vào quyền lợi của Mỹ được cho là đã có lệnh của Matxcơva. Trong số này có cả những cáo buộc Nga đã tài trợ cho một số quân Taliban để sát hại lính Mỹ can thiệp tại Afghanistan. Ngay cả trong lĩnh vực y tế, vào lúc thế giới vẫn đảo điên vì đại dịch Covid-19, Nga bị Hoa Kỳ tố cáo đã « giật dây » một chiến dịch loan tin « thất thiệt » về hai loại vac-xin được sử dụng rộng rãi để tiêm chủng cho hàng chục triệu người dân Mỹ.

Nhìn từ phía Matxcơva, từ nhiều tuần qua, chính quyền Nga liên tục chỉ trích các mạng xã hội Twitter, Facebook hay mạng Youtube của Mỹ đã vô trách nhiệm, để cho những thông tin sai lệch được phổ biến rộng rãi làm phương hại đến « xã hội và đời sống chính trị của nước Nga ». Phát ngôn viên điện Kremlin, Dmitri Peskov cho rằng các nhà cung cấp mạng nước ngoài hoạt động tại Nga cần « tuân thủ luật pháp » của quốc gia sở tại. Theo giới quan sát, cuộc đọ sức trên mạng này thực ra nhằm kiểm duyệt thông tin ủng hộ nhà đối lập Alexei Navalny, đang thi hành án tù giam, người được cho là đối thủ chính trị của tổng thống Vladimir Putin.

Trong bối cảnh vốn đã căng thẳng nói trên, Dmitri Peskov sáng 18/03 cho rằng qua việc tổng thống Biden chụp mũ ông Putin là « kẻ giết người » là bằng chứng « rõ rệt cho thấy Nhà Trắng không muốn cải thiện quan hệ với Matxcơva ».

Dù vậy, có nhiều dấu hiệu cho thấy dường như còn quá sớm để kết luận là đã hết mọi cơ hội tan băng trong quan hệ Mỹ - Nga. Thứ nhất, về phản ứng của Nga : Tuy Matxcơva triệu hồi đại sứ Antonov tại Washington về nước để « tham khảo », nhưng một nhà ngoại giao Nga được hãng tin AFP trích dẫn giải thích, đôi bên cần tránh kịch bản « không thể đảo ngược được tình thế » và hy vọng là « phía Mỹ ý thức được về mức độ rủi ro » nếu nguy cơ này xảy ra. Trong khi đó, bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ tiếp tục khẳng định « các kênh đối thoại vẫn mở » vì « lợi ích của Mỹ và nhằm giảm thiểu nguy cơ hiểu nhầm ».

Dấu hiệu thứ nhì có thể được tìm thấy trong phát biểu đầu tiên về chính sách đối ngoại của tân tổng thống Biden hôm đầu tháng 2/2021. Bên cạnh những lời lẽ cứng rắn gửi đến Matxcơva, nguyên thủ Mỹ đã không quên nhắc nhở rằng Washington sẵn sàng « làm việc » với phía Nga vì lợi ích chung của hai nước. Tiêu biểu nhất là quyết định của chính quyền Biden hôm 03/02/2021 gia hạn thêm 5 năm hiệp ước cắt giảm vũ khí chiến lược mới New Start. Đó là chưa kể ảnh hưởng của Matxcơva trong tiến trình vãn hồi hòa bình tại Afghanistan, mà Washington muốn nhanh chóng đúc kết.

Do vậy, giới phân tích đưa ra hai khả năng, có thể lời lẽ cứng rắn của Mỹ nhằm nhắc nhở Nga chớ « già néo đứt dây » hay cũng có thể là tổng thống Biden sử dụng lại đòn của người tiền nhiệm là ông Trump trên những hồ sơ khác đó là màn gây sức ép tối đa với đối phương trước khi thông báo một sự thay đổi ngoạn mục. Bởi vì theo một nhà quan sát được tờ Huffington Post trích lời : Joe Biden và Vladimir Putin cùng không có ý định « quay lưng lại với nhau » và họ ý thức được là Nga - Mỹ « cần đối thoại một cách tối thiểu ».
(Thanh Hà - RFI)

Miến Điện : “Cách mạng Áo cà sa” không hồi sinh trong phong trào “Bất phục tùng dân sự”

Một nhà sư tham gia biểu tình phản đối đảo chính, tại Rangoon, Miến Điện, ngày 22/02/2021. REUTERS - STRINGER

Năm 2007, các nhà sư Miến Điện dẫn đầu các đoàn biểu tình, hùng hậu đến mức phong trào phản đối tăng giá nhiên liệu và hàng hóa được đặt tên là “Cách mạng Áo cà sa”. Nhưng từ ngày 01/02/2021, họ không còn sát cánh đông đảo với người dân phản đối quân đội đảo chính.

Trái với lý thuyết giới tăng lữ Phật Giáo không tham gia chính trị, thậm chí họ không thể đi bầu cử, mà chỉ thuyết giảng về lòng từ bi, tịnh tâm hay hòa giải, các tăng sĩ Miến Điện thường xuyên tham gia các phong trào đường phố, trong đó phải kể đến các cuộc biểu tình mang đậm tư tưởng dân tục chủ nghĩa, bài ngoại do nhà sư Wirathu đứng đầu để đuổi người Rohingya theo Hồi Giáo năm 2017.

Quyền lợi của Tăng đoàn Miến Điện gắn chặt với tập đoàn quân sự ?

Dù vẫn có một số nhà sư ủng hộ phong trào “Bất phục tùng dân sự” nhưng nhìn chung, theo một số nhân chứng được nhật báo Pháp Le Monde liên lạc, Tăng đoàn Miến Điện (Shangha) giữ khoảng cách với các cuộc biểu tình. Điều này được một nhà sư, xin ẩn danh, khẳng định với RFI ngày 13/03 : “Trong giới tăng lữ, có rất nhiều nhà sư cực đoan, rất thân cận với chế độ độc tài quân sự. Hiện giờ họ giữ im lặng, họ không tuyên bố gì cả. Tôi nghĩ là họ ngầm ủng hộ cả Trung Quốc”, quốc gia được cho là có nhiều lợi ích kinh tế mật thiết với tập đoàn quân sự Miến Điện.

Nguyên nhân là “bối cảnh đã rất khác”, theo phân tích của giáo sư Ashley South, đại học Chiang Mai (Thái Lan). Cuộc biểu tình do giới tăng lữ Miến Điện khởi xướng năm 2007 chỉ đơn thuần mang tính kinh tế. Nhiên liệu, vật giá đắt đỏ khiến người dân thường bị giảm thu nhập, trong khi đây là tầng lớp quyên góp và nuôi các nhà sư.

Tăng đoàn Miến Điện (Shangha) có quan hệ chặt chẽ với giới tướng lĩnh nên dễ hiểu là họ không xuống đường phản đối tập đoàn quân sự. Thậm chí, vài ngày trước cuộc đảo chính, nhiều nhà sư đã tuần hành ở Rangoon và Naypidaw để lên án gian lận bầu cử hồi tháng 11/2020, có nghĩa là họ ủng hộ cáo buộc của tập đoàn quân sự. Trước đó vài tuần, tướng Min Aung Hlaing, tổng tư lệnh quân đội Miến Điện, đã liên tục viếng thăm và góp tiền công đức cho nhiều chùa lớn.

Một tuần sau khi tiến hành đảo chính, trong bài phát biểu ngày 08/02, một trong những biện pháp đầu tiên được tướng Min Aung Hlaing ban hành là cho mở cửa trở lại toàn bộ các chùa trên lãnh thổ Miến Điện, bị đóng cửa trong suốt nhiều tháng để phòng chống dịch Covid-19.

Bị tước quyền lợi dưới chính quyền dân sự ?

Việc nhiều thành viên của Tăng đoàn Miến Điện quay lưng lại với chính quyền dân sự có thể được giải thích ở nhiều khía cạnh, trong đó có “sự thất vọng về bà Aung San Suu Kyi”.

Thứ nhất, họ cảm thấy “bị đe dọa”, đặc biệt là giới chức được hưởng lợi nhiều nhất từ Hội Phật Giáo-Nhà Nước-Quân Đội, theo phân tích của bà Khin Mar Mar Kyi, nhà nghiên cứu thuộc đại học Oxford, từng tham gia đấu tranh chống tập đoàn quân sự năm 1988. Chính quyền dân sự của bà Aung San Suu Kyi từng đưa ra nhiều dự án cải cách nhằm giảm bớt ngân sách của bộ Tôn giáo, trong đó có các khoản đầu tư cho các trường đại học Phật Giáo.

Thứ hai, theo báo Libération ngày 16/03, việc các tộc người thiểu số ngày càng được thừa nhận, cũng như việc giải phóng các phong tục và một thế hệ trẻ ít quan tâm đến vấn đề tôn giáo hơn cũng khiến những nhà sư theo khuynh hướng dân tộc chủ nghĩa cho rằng chính phủ không còn khả năng bảo vệ “bản sắc Miến Điện” và “đặc thù Phật Giáo”.

Trong một xã hội với đa số người dân theo Phật Giáo, dĩ nhiên Tăng đoàn Miến Điện muốn duy trì ảnh hưởng và đặc quyền. Tuy nhiên, dường như gió đã đổi chiều, phong trào “Bất phục tùng dân sự” lần này huy động được nhiều tầng lớp, tôn giáo và sắc dân thiểu số tham gia. Đây là một sự kiện hiếm hoi thể hiện cho sự đa dạng tôn giáo ở Miến Điện khác với những phong trào biểu tình trước đây thường do giới tăng lữ khởi xướng và đứng đầu.

(Thu Hằng - RFI)

Thứ Tư, 17 tháng 3, 2021

Chương trình phát thanh hàng ngày của RFI Tiếng Việt được truyền trực tiếp và lưu giữ trên YOUTUBE. Mời quý vị vào Youtube.com, đăng ký RFI Tiếng Việt.
Rất vui mừng được phục vụ quý thính giả khắp năm châu.