30/12/2007_ Miến Điện có nguy cơ lún sâu thêm vào tình trạng bất ổn định do các khó khăn kinh tế ngày càng nghiêm trọng.
Ngày 15/08/2007, tập đoàn quân sự Miến Điện đột ngột quyết định tăng giá xăng dầu một cách đáng kể, xô đẩy không biết bao nhiêu dân nghèo vào tình cảnh không còn mua nổi một chiếc vé xe búyt để đi làm. Biện pháp là mồi lửa đã làm cho nỗi bất bình của người dân bùng lên, với những cuộc xuống đường phản đối, đặc biệt là của giới sư sãi. Thay vì chú ý đến nguyện vọng chính đáng của người biểu tình, chính quyền Miến Điện đã dùng quân đội và súng đạn để thẳng tay đàn áp.
Biện pháp răn đe này trước mắt như đã có hiệu quả, phong trào phản đối đã tạm lắng. Thế nhưng, theo các nhà quan sát, nguyên nhân tạo ra bất bình là đời sống kinh tế cực kỳ khó khăn của số đông vẫn tồn tại, thậm chí còn gia tăng, vì vậy Miến Điện vẫn bị nguy cơ bất ổn định đe dọa.
Phải nói là do việc tập đoàn quân sự Miến Điện phớt lờ các lời kêu gọi dân chủ hóa chế độ trong thời gian qua, các nước phương tây như Hoa Kỳ, Liên Hiệp châu Âu đã ban hành nhiều biện pháp trừng phạt kinh tế và chính trị nhắm vào quốc gia này. Sau cuộc đàn áp dã man phong trào biểu tình của các nhà sư tháng 9 vừa qua, các biện pháp này đã được tăng cường thêm, làm cho tình hình kinh tế Miến Điện còn khó khăn hơn nữa.
Biện pháp cấm không cho Miện Điện tiếp cận với các định chế tài chánh Hoa Kỳ chẳng hạn, đã khiến cho Miến Điện gặp khó khăn rất nhiều trong việc xuất khẩu hai mặt hàng chủ đạo của họ là gỗ tek và đá quý.
Mặt khác, tình hình bất ổn trong nước cũng đã khiến cho ngành du lịch Miến Điện, một nguồn thu ngoại tệ khác, gặp khó khăn. Sau vụ đàn áp đẫm máu phong trào biểu tình tháng 9 vừa rồi, hầu như không còn du khách ngoại quốc nào đến Miến Điện. Theo giới chuyên gia du lịch, đối với du khách, an toàn cho bản thân là vấn đề tối quan trọng, vì không ai muốn đi chơi trong lúc tính mạng mình bị đe doạ.Với các ngành khai thác gỗ, đá qúy và du lịch bị thiệt hại, hậu quả đối với những người sống nhờ các lãnh vực đó tất nhiên sẽ rất nghiêm trọng. Theo Quỹ Tiền Tệ Quốc tế IMF, thu nhập bình quân theo đầu người của Miến Điện thuộc loại thấp nhất hành tinh, chỉ khoảng 239 đô la, trong lúc năm nay, lạm phát đã tăng vọt với tỷ lệ 37 %.
Theo cứ liệu trước lúc chiến dịch đàn áp biểu tình nổ ra, thì kinh tế Miến Điện năm nay dự báo tăng trưởng với mức 5,5%, và năm tới sẽ tụt xuống 4%. Thế nhưng, theo giới phân tích, nếu tính thêm các thiệt hại bắt nguồn từ biến cố tháng 9, tỷ lệ tăng trưởng sẽ còn chậm hơn nữa. Các triển vọng không mấy sáng sủa đó đã khiến giới quan sát hết sức bi quan.
Theo một quan chức Liên Hiệp Quốc dạn dày kinh nghiệm về Miến Điện thì sở dĩ phong trào biểu tình bùng lên vào tháng 8 và tháng 9 v ừa qua, đó là vì tình hình khổ cực đã vượt quá sức chịu đựng của người dân. Đối với ông Sean Turnell, chuyên gia về kinh tế Miến Điện tại đại học Úc MacQuarie, thì phong trào phản đối như vừa qua có nguy cơ tái diễn vì tình hình kinh tế sẽ xấu thêm trong lúc thái độ bất bình của đông đảo dân chúng vẩn rất cao. Chuyên gia này kết luận : « tại Miến Điện, tình trạng bất ổn nghiêm trọng luôn luôn xẩy ra khi người dân cảm thấy là họ không còn gì để mất ».
Trọng Nghĩa
Ngày 15/08/2007, tập đoàn quân sự Miến Điện đột ngột quyết định tăng giá xăng dầu một cách đáng kể, xô đẩy không biết bao nhiêu dân nghèo vào tình cảnh không còn mua nổi một chiếc vé xe búyt để đi làm. Biện pháp là mồi lửa đã làm cho nỗi bất bình của người dân bùng lên, với những cuộc xuống đường phản đối, đặc biệt là của giới sư sãi. Thay vì chú ý đến nguyện vọng chính đáng của người biểu tình, chính quyền Miến Điện đã dùng quân đội và súng đạn để thẳng tay đàn áp.
Biện pháp răn đe này trước mắt như đã có hiệu quả, phong trào phản đối đã tạm lắng. Thế nhưng, theo các nhà quan sát, nguyên nhân tạo ra bất bình là đời sống kinh tế cực kỳ khó khăn của số đông vẫn tồn tại, thậm chí còn gia tăng, vì vậy Miến Điện vẫn bị nguy cơ bất ổn định đe dọa.
Phải nói là do việc tập đoàn quân sự Miến Điện phớt lờ các lời kêu gọi dân chủ hóa chế độ trong thời gian qua, các nước phương tây như Hoa Kỳ, Liên Hiệp châu Âu đã ban hành nhiều biện pháp trừng phạt kinh tế và chính trị nhắm vào quốc gia này. Sau cuộc đàn áp dã man phong trào biểu tình của các nhà sư tháng 9 vừa qua, các biện pháp này đã được tăng cường thêm, làm cho tình hình kinh tế Miến Điện còn khó khăn hơn nữa.
Biện pháp cấm không cho Miện Điện tiếp cận với các định chế tài chánh Hoa Kỳ chẳng hạn, đã khiến cho Miến Điện gặp khó khăn rất nhiều trong việc xuất khẩu hai mặt hàng chủ đạo của họ là gỗ tek và đá quý.
Mặt khác, tình hình bất ổn trong nước cũng đã khiến cho ngành du lịch Miến Điện, một nguồn thu ngoại tệ khác, gặp khó khăn. Sau vụ đàn áp đẫm máu phong trào biểu tình tháng 9 vừa rồi, hầu như không còn du khách ngoại quốc nào đến Miến Điện. Theo giới chuyên gia du lịch, đối với du khách, an toàn cho bản thân là vấn đề tối quan trọng, vì không ai muốn đi chơi trong lúc tính mạng mình bị đe doạ.Với các ngành khai thác gỗ, đá qúy và du lịch bị thiệt hại, hậu quả đối với những người sống nhờ các lãnh vực đó tất nhiên sẽ rất nghiêm trọng. Theo Quỹ Tiền Tệ Quốc tế IMF, thu nhập bình quân theo đầu người của Miến Điện thuộc loại thấp nhất hành tinh, chỉ khoảng 239 đô la, trong lúc năm nay, lạm phát đã tăng vọt với tỷ lệ 37 %.
Theo cứ liệu trước lúc chiến dịch đàn áp biểu tình nổ ra, thì kinh tế Miến Điện năm nay dự báo tăng trưởng với mức 5,5%, và năm tới sẽ tụt xuống 4%. Thế nhưng, theo giới phân tích, nếu tính thêm các thiệt hại bắt nguồn từ biến cố tháng 9, tỷ lệ tăng trưởng sẽ còn chậm hơn nữa. Các triển vọng không mấy sáng sủa đó đã khiến giới quan sát hết sức bi quan.
Theo một quan chức Liên Hiệp Quốc dạn dày kinh nghiệm về Miến Điện thì sở dĩ phong trào biểu tình bùng lên vào tháng 8 và tháng 9 v ừa qua, đó là vì tình hình khổ cực đã vượt quá sức chịu đựng của người dân. Đối với ông Sean Turnell, chuyên gia về kinh tế Miến Điện tại đại học Úc MacQuarie, thì phong trào phản đối như vừa qua có nguy cơ tái diễn vì tình hình kinh tế sẽ xấu thêm trong lúc thái độ bất bình của đông đảo dân chúng vẩn rất cao. Chuyên gia này kết luận : « tại Miến Điện, tình trạng bất ổn nghiêm trọng luôn luôn xẩy ra khi người dân cảm thấy là họ không còn gì để mất ».
Trọng Nghĩa
(Ảnh: http://www.parismatch.com/: Biểu tình chống tăng giá xăng dầu tại Miến điện, tháng 9 năm 2007)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét