12/03/2008_ Trong những ngày qua, Quỹ Tiền tệ Quốc tế đã liên tiếp đưa ra những lời cảnh báo về tình trạng tăng trưởng quá nóng của nền kinh tế Việt Nam. Trong bức thư gởi Thống đốc Ngân hàng Trung ương Việt Nam ngày 3 tháng 3, Vụ trưởng Vụ châu Á Thái Bình Dương của Quỹ này, ông David Burton, đã ghi nhận những dấu hiệu tăng trưởng nóng của nền kinh tế Việt Nam, mà biểu hiện là lạm phát và nhập siêu cao.
Tiếp đến, trong bài viết đề ngày 7 tháng 3 đăng trên trang web của tổ chức này, Trợ lý Vụ trưởng Vụ Châu Á Thái Bình Dương của Quỹ Tiền tệ Quốc tế, ông Shogo Ishii, đã lưu ý rằng mặc dù kinh tế Việt Nam gần đây nhận được rất nhiều sự ca ngợi, nhưng đã có dấu hiệu ngày càng rõ hơn về nền kinh tế đang tăng trưởng nóng, đe doạ đến tăng trưởng kinh tế bền vững về trung hạn. Theo ông, mối lo ngại chính xuất phát từ sự mất cân đối ngày càng tăng trong nước cũng như về đối ngoại. Cụ thể, tăng trưởng tín dụng đã lên đến khoảng 50% trong năm ngoái và chính điều này đã góp phần làm cho lạm phát gia tăng, vượt mức 14% trong tháng giêng vừa qua. Cũng theo ông Shogo Ishii, giá bất động sản ở các thành phố lớn đang tăng mạnh.
Ngoài ra, mặc dù xuất khẩu của Việt Nam tiếp tục tăng, nhưng do nhu cầu tiêu thụ rất mạnh, cho nên nhập khẩu cũng tăng nhanh, làm trầm trọng hơn thâm hụt cán cân thương mại. Trong bối cảnh những thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam là Hoa Kỳ và các nước châu Âu đang tăng trưởng chậm lại, kinh tế Việt Nam phải đối diện với nhiều thách thức. Ông Shogo Ishii khuyến nghị Việt Nam là nên thi hành một số chính sách, như kềm chế tăng trưởng tín dụng, áp dụng một tỷ giá linh hoạt hơn và kềm chế chi tiêu của khu vực công. Về khu vực công của Việt Nam, Trợ lý Vụ trưởng Vụ châu Á Thái Bình Dương của Quỹ Tiền tệ Quốc tế nhấn mạnh rằng do nhu cầu nâng cấp cơ sở hạ tầng của Việt Nam rất lớn, cần phải chú trọng đến việc nâng cao tính hiệu quả đầu tư của khu vực công và giảm các dự án không hiệu quả.
Tiếp đến, trong bài viết đề ngày 7 tháng 3 đăng trên trang web của tổ chức này, Trợ lý Vụ trưởng Vụ Châu Á Thái Bình Dương của Quỹ Tiền tệ Quốc tế, ông Shogo Ishii, đã lưu ý rằng mặc dù kinh tế Việt Nam gần đây nhận được rất nhiều sự ca ngợi, nhưng đã có dấu hiệu ngày càng rõ hơn về nền kinh tế đang tăng trưởng nóng, đe doạ đến tăng trưởng kinh tế bền vững về trung hạn. Theo ông, mối lo ngại chính xuất phát từ sự mất cân đối ngày càng tăng trong nước cũng như về đối ngoại. Cụ thể, tăng trưởng tín dụng đã lên đến khoảng 50% trong năm ngoái và chính điều này đã góp phần làm cho lạm phát gia tăng, vượt mức 14% trong tháng giêng vừa qua. Cũng theo ông Shogo Ishii, giá bất động sản ở các thành phố lớn đang tăng mạnh.
Ngoài ra, mặc dù xuất khẩu của Việt Nam tiếp tục tăng, nhưng do nhu cầu tiêu thụ rất mạnh, cho nên nhập khẩu cũng tăng nhanh, làm trầm trọng hơn thâm hụt cán cân thương mại. Trong bối cảnh những thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam là Hoa Kỳ và các nước châu Âu đang tăng trưởng chậm lại, kinh tế Việt Nam phải đối diện với nhiều thách thức. Ông Shogo Ishii khuyến nghị Việt Nam là nên thi hành một số chính sách, như kềm chế tăng trưởng tín dụng, áp dụng một tỷ giá linh hoạt hơn và kềm chế chi tiêu của khu vực công. Về khu vực công của Việt Nam, Trợ lý Vụ trưởng Vụ châu Á Thái Bình Dương của Quỹ Tiền tệ Quốc tế nhấn mạnh rằng do nhu cầu nâng cấp cơ sở hạ tầng của Việt Nam rất lớn, cần phải chú trọng đến việc nâng cao tính hiệu quả đầu tư của khu vực công và giảm các dự án không hiệu quả.
Đến ngày 10 tháng 3 năm 2008, Đại diện Thường trú Cao cấp của Quỹ Tiền tệ Quốc tế tại Việt Nam Benedict Bingham đã công bố một thông cáo báo chí, một lần nữa bày tỏ mối quan ngại của tổ chức này về tình trạng tăng trưởng quá nóng của nền kinh tế Việt Nam. Trong bản thông cáo này, đại diện Quỹ Tiền tệ Quốc tế khuyến nghị là Việt Nam nên điều chỉnh chính sách tiền tệ bằng cách tăng lãi suất có kiểm soát, đồng thời nên áp dụng chính sách tỷ giá linh hoạt hơn để kiểm soát lạm phát có hiệu quả và giảm sự mất cân bằng trên thị trường ngoại hối. Hiện giờ, Ngân hàng Nhà nước, tức là Ngân hàng Trung ương của Việt Nam, ấn định tỷ giá cho mỗi ngày. Các ngân hàng chỉ được phép buôn bán ngoại tệ trong một biên độ rất hẹp, biên độ này gần đây đã được Ngân hàng Nhà nước nới ra chút ít. Nhưng các nhà kinh tế cho rằng Việt Nam cần thi hành một chính sách linh hoạt hơn khi ấn định hối suất mỗi ngày, thay vì chỉ mở rộng biên độ giao dịch.
Bản thông cáo nói trên được công bố sau các cuộc thảo luận vào tuần trước giữa đại diện Quỹ Tiền tệ Quốc với các giới chức cao cấp của chính phủ Việt Nam, trong bối cảnh lạm phát không ngừng gia tăng và trong tháng hai đã lên đến mức 15,7%. Những lời cảnh báo của Quỹ Tiền tệ Quốc tế đã được đưa ra kịp thời, vấn đề là chính phủ Hà Nội có đủ khả năng và quyết tâm để thực hiện những khuyến nghị do tổ chức này đưa ra hay không.
Thanh Phương
(Ảnh : www.dismalworld.com)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét