30/03/2008_ Nhân dịp dự Hội nghị Thượng đỉnh NATO, Tổng thống Mỹ viếng thăm Ukraina, Roumani, Croaxia, trước khi tiếp xúc với Tổng thống Nga Poutine tại Sotchi, bên bờ Hắc Hải.
Ông Georges Bush bắt dầu một chuyến công du mang ý nghĩa vận động cho khối NATO, mà Hội nghị Thưọng đỉnh dự trù sẽ diễn ra tại Bucarest, thủ đô Roumani vào tuần này, từ 2 đến 4 tháng 4. Trước đó, vào ngày mai và ngày kia, Tổng thống Mỹ sẽ viếng thăm Ukraina. Sau Roumani, ông sẽ sang Croaxia và vào cuối tuần, ông Bush sẽ hội đàm với Tổng thống Nga Vladimir Poutine tại Sotchi, bên bờ Hắc Hải. Sợi chỉ đỏ xuyên suốt chuyến viếng thăm châu Âu, Ukraina và Nga của ông Bush là mục tiêu tạo lập cho khối NATO một tầm nhìn mới, một định hướng rõ rệt, vào thời điểm mà liên minh quân sự này đang phải đối phó với cuộc phản công của Taliban tại Afghanistan, cũng như những bất đồng trong nội bộ liên quan đến việc kết nạp 2 nước Liên Xô cũ là Gruzia và Ukraina .
Quả vậy, Afghanistan và khả năng mở rộng NATO kết nạp Gruzia và Ukraina sẽ chiếm ưu tiên nhân cuộc họp Thưọng đỉnh của 26 nước thành viên NATO tại Bucarest. 5 năm sau cuộc can thiệp của lực lượng đa quốc gia, Afghanistan vẫn ở trong tình trạng tranh tối tranh sáng. Chẳng những vậy, mặc dù, lực lượng hỗ trợ an ninh, gọi tắt là ISAF do NATO lãnh đạo đã triển khai 47 ngàn quân, đến từ 39 quốc gia, nhưng mấy năm gần đây, Taliban đã ngày càng chủ động phản công. Có chuyên gia cho rằng phiến quân Taliban kiểm soát đến 2 phần 3 lãnh thổ Afghanistan, cho dù các du kích này không thể giành được những chiến thắng quyết định. Nhưng về phần mình, lực lượng đa quốc gia cũng tỏ ra bị động. Ở tại chỗ, các vị chỉ huy tác chiến cho rằng : « lực bất tòng tâm ». NATO thiếu nhân lực và phương tiện như máy bay và thiết giáp. Trong khi đó tại nhiều nước Tây phương như Pháp, Đức và Úc, công luận không mấy tin tưởng vào tính chính đáng của việc can thiệp vũ trang vào Afghanistan. Về phần mình, Hoa Kỳ, nước lãnh đạo NATO trong thực tế, bị chỉ trích gay gắt đã bàng quan đối với Afghanistan để tập trung sức người và của cho chiến trường Irak. Trước các bất đồng vừa kể, Tổng thống Mỹ ngày nay, sẽ phải chứng minh quyết tâm của Hoa Kỳ, qua việc chi viện thêm 3 ngàn lính sang Afghanistan. Washington mong mỏi các đồng minh, lấy đó làm gương và khuyến khích họ không chỉ phái thêm quân sang Afghanistan, nhưng thêm vào đó, gánh vác trách nhiệm chiến đấu chống Taliban, đặc biệt ở các khu vực miền Nam được xem là nguy hiểm nhất.
Ông Georges Bush bắt dầu một chuyến công du mang ý nghĩa vận động cho khối NATO, mà Hội nghị Thưọng đỉnh dự trù sẽ diễn ra tại Bucarest, thủ đô Roumani vào tuần này, từ 2 đến 4 tháng 4. Trước đó, vào ngày mai và ngày kia, Tổng thống Mỹ sẽ viếng thăm Ukraina. Sau Roumani, ông sẽ sang Croaxia và vào cuối tuần, ông Bush sẽ hội đàm với Tổng thống Nga Vladimir Poutine tại Sotchi, bên bờ Hắc Hải. Sợi chỉ đỏ xuyên suốt chuyến viếng thăm châu Âu, Ukraina và Nga của ông Bush là mục tiêu tạo lập cho khối NATO một tầm nhìn mới, một định hướng rõ rệt, vào thời điểm mà liên minh quân sự này đang phải đối phó với cuộc phản công của Taliban tại Afghanistan, cũng như những bất đồng trong nội bộ liên quan đến việc kết nạp 2 nước Liên Xô cũ là Gruzia và Ukraina .
Quả vậy, Afghanistan và khả năng mở rộng NATO kết nạp Gruzia và Ukraina sẽ chiếm ưu tiên nhân cuộc họp Thưọng đỉnh của 26 nước thành viên NATO tại Bucarest. 5 năm sau cuộc can thiệp của lực lượng đa quốc gia, Afghanistan vẫn ở trong tình trạng tranh tối tranh sáng. Chẳng những vậy, mặc dù, lực lượng hỗ trợ an ninh, gọi tắt là ISAF do NATO lãnh đạo đã triển khai 47 ngàn quân, đến từ 39 quốc gia, nhưng mấy năm gần đây, Taliban đã ngày càng chủ động phản công. Có chuyên gia cho rằng phiến quân Taliban kiểm soát đến 2 phần 3 lãnh thổ Afghanistan, cho dù các du kích này không thể giành được những chiến thắng quyết định. Nhưng về phần mình, lực lượng đa quốc gia cũng tỏ ra bị động. Ở tại chỗ, các vị chỉ huy tác chiến cho rằng : « lực bất tòng tâm ». NATO thiếu nhân lực và phương tiện như máy bay và thiết giáp. Trong khi đó tại nhiều nước Tây phương như Pháp, Đức và Úc, công luận không mấy tin tưởng vào tính chính đáng của việc can thiệp vũ trang vào Afghanistan. Về phần mình, Hoa Kỳ, nước lãnh đạo NATO trong thực tế, bị chỉ trích gay gắt đã bàng quan đối với Afghanistan để tập trung sức người và của cho chiến trường Irak. Trước các bất đồng vừa kể, Tổng thống Mỹ ngày nay, sẽ phải chứng minh quyết tâm của Hoa Kỳ, qua việc chi viện thêm 3 ngàn lính sang Afghanistan. Washington mong mỏi các đồng minh, lấy đó làm gương và khuyến khích họ không chỉ phái thêm quân sang Afghanistan, nhưng thêm vào đó, gánh vác trách nhiệm chiến đấu chống Taliban, đặc biệt ở các khu vực miền Nam được xem là nguy hiểm nhất.
Các nhược điểm của NATO tại Afghanistan đã bộc lộ rõ nét đến mức tạo cơ hội cho Matxcơva lấy đó làm phương tiện đổi chác. Nhân Hội nghị giữa NATO và Liên bang Nga dự trù vào ngày 4 tháng 4 tại Bucarest, Matxcơva có thể chấp thuận cho Liên minh Quốc tế trung chuyển hậu cần qua không phận và lãnh thổ của Nga, sang đến tận Afghanistan. Đổi lại, theo các tin bán chính thức, NATO phải thỏa hiệp và đình hoãn việc kết nạp Gruzia và Ukraina làm thành viên.
Hồ sơ mở rộng Liên minh Bắc Đại Tây Dương cũng sẽ chiếm phần quan trọng trong chuyến công du của của Tổng Thống Mỹ. Một mặt, ông Georges Bush phải thuyết phục một số quốc gia như Pháp và Đức chấp nhận nguyên tắc mở rộng NATO đón nhận Gruzia và Ukhaina làm thành viên. Nhưng trong việc ứng xử với Liên bang Nga, ông Bush cũng phải tìm đồng thuận, tránh mọi sự đối đầu mang âm hưởng chiến tranh lạnh. Trong chiều hướng này, cuộc gặp gỡ cuối cùng giữa ông Bush và Poutine tại Sotchi dự báo sẽ khó khăn trắc trở chứ không dễ dàng như chặng đường Tổng thống Mỹ thăm viếng Ukraina , Roumani và Croaxia.
Bảo Thạch
(Ảnh : www.time.com)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét