22/03/2008_ Những ngày lễ Phục Sinh năm nay diễn ra trong bối cảnh đối thoại giữa Vatican và Trung Quốc dường như đã đạt được những tiến bộ đáng kể. Sau một cuộc họp về tình hình Trung Quốc ngày 13 tháng ba vừa qua, Tòa Thánh đã ra thông cáo nhấn mạnh quyết tâm đối thoại xây dựng và tôn trọng với chính quyền Bắc Kinh. Theo các nguồn tin báo chí, một phái đoàn của Trung Quốc hôm thứ ba vừa qua cũng đã đến Vatican, bốn tháng sau chuyến đi của một phái đoàn Tòa Thánh ở Bắc Kinh.
Trung Quốc và Vatican đã cắt đứt bang giao với nhau, sau khi Tòa Thánh công nhận Đài Loan vào năm 1951. Sau đó, Bắc Kinh thành lập Giáo hội chính thức, tự bổ nhiệm linh mục và giám mục, nhưng hàng triệu giáo dân Trung Quốc vẫn trung thành với Đức Giáo hoàng, tạo thành một giáo hội thầm lặng, thường xuyên bị truy bức. Đối với Bắc Kinh, việc tái lập quan hệ với Vatican sẽ góp phần cải thiện hình ảnh của Trung Quốc trên trường quốc tế, còn Đức Giáo hoàng Bênêdictô 16 cũng đã xem việc bình thường hoá bang giao với Bắc Kinh là ưu tiên hàng đầu, vì Ngài rất muốn kéo hàng triệu tín đồ Công giáo Trung Quốc trở về dưới uy quyền của Đức Giáo hoàng và xa hơn là mở rộng quyền tự do tôn giáo ở Trung Quốc. Theo chiều hướng đó, năm nay, Đức Giáo hoàng Bênêdictô 16 đã giao cho đức Hồng y giám mục Hồng Kông Trần Nhật Quân viết bài suy niệm cho buổi đi đàng Thánh Giá hôm qua, bởi vì đức cha Trần Nhật Quân nổi tiếng là một nhân vật bộc trực và vẫn mạnh mẽ lên tiếng chỉ trích tình trạng thiếu tự do tôn giáo ở Trung Quốc. Trong phần giới thiệu, giám mục Hồng Kông nhấn mạnh rằng việc Ngài được chọn để viết bài suy niệm cho thấy là Đức Giáo hoàng muốn Ngài đem tiếng nói của anh chị em tín hữu châu Á đến hí trường Colosseo, nơi cử hành buổi đi đàng Thánh Giá, nghi thức nhắc lại cuộc khổ nạn của Chúa Giêsu. Bài suy niệm của Đức giám mục Trần Nhật Quân chủ yếu là nhằm nói đến những giáo dân bị bách hại trong thế kỷ 21 này, trong đó dĩ nhiên bao gồm giáo dân tại Trung Quốc.
Trung Quốc và Vatican đã cắt đứt bang giao với nhau, sau khi Tòa Thánh công nhận Đài Loan vào năm 1951. Sau đó, Bắc Kinh thành lập Giáo hội chính thức, tự bổ nhiệm linh mục và giám mục, nhưng hàng triệu giáo dân Trung Quốc vẫn trung thành với Đức Giáo hoàng, tạo thành một giáo hội thầm lặng, thường xuyên bị truy bức. Đối với Bắc Kinh, việc tái lập quan hệ với Vatican sẽ góp phần cải thiện hình ảnh của Trung Quốc trên trường quốc tế, còn Đức Giáo hoàng Bênêdictô 16 cũng đã xem việc bình thường hoá bang giao với Bắc Kinh là ưu tiên hàng đầu, vì Ngài rất muốn kéo hàng triệu tín đồ Công giáo Trung Quốc trở về dưới uy quyền của Đức Giáo hoàng và xa hơn là mở rộng quyền tự do tôn giáo ở Trung Quốc. Theo chiều hướng đó, năm nay, Đức Giáo hoàng Bênêdictô 16 đã giao cho đức Hồng y giám mục Hồng Kông Trần Nhật Quân viết bài suy niệm cho buổi đi đàng Thánh Giá hôm qua, bởi vì đức cha Trần Nhật Quân nổi tiếng là một nhân vật bộc trực và vẫn mạnh mẽ lên tiếng chỉ trích tình trạng thiếu tự do tôn giáo ở Trung Quốc. Trong phần giới thiệu, giám mục Hồng Kông nhấn mạnh rằng việc Ngài được chọn để viết bài suy niệm cho thấy là Đức Giáo hoàng muốn Ngài đem tiếng nói của anh chị em tín hữu châu Á đến hí trường Colosseo, nơi cử hành buổi đi đàng Thánh Giá, nghi thức nhắc lại cuộc khổ nạn của Chúa Giêsu. Bài suy niệm của Đức giám mục Trần Nhật Quân chủ yếu là nhằm nói đến những giáo dân bị bách hại trong thế kỷ 21 này, trong đó dĩ nhiên bao gồm giáo dân tại Trung Quốc.
Tuy vậy, có lẽ vì không làm muốn phức tạp thêm cuộc đối thoại vốn đã khó khăn rồi, cho tới nay, Đức Giáo hoàng Bênêdictô 16 vẫn tỏ ra thận trọng trên vấn đề Tây Tạng. Sau mấy ngày im lặng, trong buổi tiếp kiến chung hôm thứ tư vừa qua, Đức Giáo hoàng mới lên tiếng kêu gọi chấm dứt tình trạng bạo động tại Tây Tạng, vì theo Ngài, bạo lực không thể giải quyết được các vấn đề mà chỉ làm trầm trọng hơn. Đức Giáo hoàng kêu gọi Trung Quốc nên chấp nhận đối thoại và tỏ ra khoan dung. Nhưng hôm thứ năm vừa qua, qua lời phát ngôn viên bộ Ngoại giao, Bắc Kinh đã bác bỏ lời kêu gọi của Đức Giáo hoàng. Theo phát ngôn viên này, không thể khoan dung với những kẻ tội phạm mà phải trừng trị theo luật pháp. Theo nhận định của nhật báo Ý Le Republica số ra ngày hôm qua, phản ứng cộc lốc của Bắc Kinh cho thấy những giới hạn của cuộc đối thoại giữa giới lãnh đạo Trung Quốc với Tòa Thánh. Cuộc đối thoại này đang có nguy cơ trở nên phức tạp hơn do tình hình ở Tây Tạng.
Thanh Phương
(Ảnh : www.lefigaro.fr)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét