23/11/2007_ Ngày mai, cử tri Úc sẽ đi bỏ phiếu trong cuộc bầu cử Quốc hội mà theo các cuộc thăm dò, gần như chắc chắn là thủ tướng mãn nhiệm thuộc đảng bảo thủ sẽ phải nhường chỗ cho một ứng cử viên đảng Lao động.
Theo kết quả cuộc thăm dò mới nhất, được đăng tải trên báo chí Úc hôm nay, liên minh của đương kim thủ tướng John Howard trong cuộc bầu cử ngày mai bị thua với tỷ lệ phiếu 47% so với tỷ lệ 53% mà đảng Lao động của ứng cử viên Kevin Rudd sẽ giành được. Nếu kết quả thăm dò nói trên được xác nhận qua cuộc bầu cử, thì như vậy đảng Lao động sẽ thu được thêm 46 ghế, so với cuộc bầu cử lần trước vào năm 2004, trong khi họ chỉ cần có thêm 16 ghế là đủ nắm đa số ở Quốc hội. Không chỉ có dân chúng, mà nhiều tờ báo lớn ở Úc cũng bày tỏ sự ủng hộ ứng cử viên Kevin Rudd. Chẳng hạn như tờ Sydney Morning Herald, trong bài xã luận số ra ngày hôm nay viết rằng : «Chính phủ đã không tỏ quyết tâm đáp lại những thách đố mới và quan trọng mà nước Úc đang đối đầu». Ngay cả nhật báo The Australian của nhà tài phiệt Rupert Murdoch, lần đầu tiên từ năm 1972, cũng ngả theo đảng Lao Động.
Như vậy là nếu đúng theo kết quả thăm dò, ông John Howard sẽ phải rút lui sau 11 năm cầm quyền. Trong 11 năm qua, dưới sự lãnh đạo của thủ tướng Howard, kinh tế nước Úc đã đạt mức tăng trưởng cao và tỷ lệ thất nghiệp đã giảm xuống mức thấp nhất là 4,3%. Thế nhưng uy tín của ông đã bị sứt mẻ do lập trường hoàn toàn ngả theo Mỹ, đến mức có người gọi thủ tướng Howard là bù nhìn của tổng thống Bush và nước Úc do ông lãnh đạo nay đã trở thành tiểu bang thứ 51 của Hoa Kỳ. Đặc biệt, thủ tướng Howard nhất quyết duy trì lực lượng Úc ở Irak, bất chấp phản đối của dư luận trong nước. Trong chiến dịch vận động tranh cử vừa qua, phe đối lập thu hút cử tri một phần là vì họ cam kết nếu thắng cử sẽ hồi hương 1.500 quân Úc còn đóng tại Irak.
Một lý do khác khiến thủ tướng Howard bị mất lòng dân, đó là lập trường của ông trên vấn đề khí hậu. Tuy rằng kể từ nay ông nhìn nhận cần phải giảm lượng khí thải gây hiệu ứng lồng kính, nhưng thủ tướng Úc lại cho là không cần phải hành động khẩn cấp. Trong khi đó, một cuộc thăm dò gần đây cho thấy đa số dân Úc coi hiện tượng khí hậu Trái đất nóng lên là một đe doạ hàng đầu đối với nước Úc. Cũng xin nhắc lại Úc là quốc gia công nghiệp phát triển duy nhất, cùng với Hoa Kỳ, chưa ký vào nghị định thư Kyoto. Ứng cử viên Công đảng Kevin Rudd hứa là nếu đắc cử thủ tướng, ông sẽ ký nghị định thư này.
Ngoài những yếu tố kể trên, còn phải kể đến yếu tố tâm lý, vì đối với nhiều người, ông Howard, năm nay 68 tuổi, đã cầm quyền quá lâu rồi và nay đang có một nhân vật trẻ hơn, năng động hơn là ông Kevin Rudd, 50 tuổi, sẵn sàng lên thay thế. Như lời, ông Brian Costar, một nhà phân tích ở Melbourne, được hãng tin AP trích dẫn hôm nay, nhiều cử tri đã muốn gạt ông Howard đi nhưng cho tới nay chưa tìm thấy một nhân vật tầm cỡ bên phía Công Đảng.
Thật ra thì theo nhận định của một số nhà quan sát, sự khác biệt quan điểm giữa hai ông Howard và Rudd có tính chất biểu tượng hơn là thực chất, nhất là vì ứng cử viên đảng Lao động cũng là một nhân vật rất thân Mỹ, thậm chí quan hệ Mỹ với nước Úc do ông Kevin Rudd lãnh đạo có thể nồng ấm hơn, nếu như bên Hoa Kỳ, một ứng cử viên Dân chủ đắc cử tổng thống vào năm tới. Vấn đề là nếu đắc cử thủ tướng, ông Kevin Rudd cũng sẽ phải duy trì thế cân bằng trong quan hệ tay ba Úc, Mỹ, Trung Quốc. Canberra sẽ vẫn là đồng minh của Washington, nhưng cũng phải để ý đến quan hệ với Bắc Kinh vì Trung Quốc nay đã trở thành đối tác thương mại hàng đầu của Úc.
Thanh Phương
Theo kết quả cuộc thăm dò mới nhất, được đăng tải trên báo chí Úc hôm nay, liên minh của đương kim thủ tướng John Howard trong cuộc bầu cử ngày mai bị thua với tỷ lệ phiếu 47% so với tỷ lệ 53% mà đảng Lao động của ứng cử viên Kevin Rudd sẽ giành được. Nếu kết quả thăm dò nói trên được xác nhận qua cuộc bầu cử, thì như vậy đảng Lao động sẽ thu được thêm 46 ghế, so với cuộc bầu cử lần trước vào năm 2004, trong khi họ chỉ cần có thêm 16 ghế là đủ nắm đa số ở Quốc hội. Không chỉ có dân chúng, mà nhiều tờ báo lớn ở Úc cũng bày tỏ sự ủng hộ ứng cử viên Kevin Rudd. Chẳng hạn như tờ Sydney Morning Herald, trong bài xã luận số ra ngày hôm nay viết rằng : «Chính phủ đã không tỏ quyết tâm đáp lại những thách đố mới và quan trọng mà nước Úc đang đối đầu». Ngay cả nhật báo The Australian của nhà tài phiệt Rupert Murdoch, lần đầu tiên từ năm 1972, cũng ngả theo đảng Lao Động.
Như vậy là nếu đúng theo kết quả thăm dò, ông John Howard sẽ phải rút lui sau 11 năm cầm quyền. Trong 11 năm qua, dưới sự lãnh đạo của thủ tướng Howard, kinh tế nước Úc đã đạt mức tăng trưởng cao và tỷ lệ thất nghiệp đã giảm xuống mức thấp nhất là 4,3%. Thế nhưng uy tín của ông đã bị sứt mẻ do lập trường hoàn toàn ngả theo Mỹ, đến mức có người gọi thủ tướng Howard là bù nhìn của tổng thống Bush và nước Úc do ông lãnh đạo nay đã trở thành tiểu bang thứ 51 của Hoa Kỳ. Đặc biệt, thủ tướng Howard nhất quyết duy trì lực lượng Úc ở Irak, bất chấp phản đối của dư luận trong nước. Trong chiến dịch vận động tranh cử vừa qua, phe đối lập thu hút cử tri một phần là vì họ cam kết nếu thắng cử sẽ hồi hương 1.500 quân Úc còn đóng tại Irak.
Một lý do khác khiến thủ tướng Howard bị mất lòng dân, đó là lập trường của ông trên vấn đề khí hậu. Tuy rằng kể từ nay ông nhìn nhận cần phải giảm lượng khí thải gây hiệu ứng lồng kính, nhưng thủ tướng Úc lại cho là không cần phải hành động khẩn cấp. Trong khi đó, một cuộc thăm dò gần đây cho thấy đa số dân Úc coi hiện tượng khí hậu Trái đất nóng lên là một đe doạ hàng đầu đối với nước Úc. Cũng xin nhắc lại Úc là quốc gia công nghiệp phát triển duy nhất, cùng với Hoa Kỳ, chưa ký vào nghị định thư Kyoto. Ứng cử viên Công đảng Kevin Rudd hứa là nếu đắc cử thủ tướng, ông sẽ ký nghị định thư này.
Ngoài những yếu tố kể trên, còn phải kể đến yếu tố tâm lý, vì đối với nhiều người, ông Howard, năm nay 68 tuổi, đã cầm quyền quá lâu rồi và nay đang có một nhân vật trẻ hơn, năng động hơn là ông Kevin Rudd, 50 tuổi, sẵn sàng lên thay thế. Như lời, ông Brian Costar, một nhà phân tích ở Melbourne, được hãng tin AP trích dẫn hôm nay, nhiều cử tri đã muốn gạt ông Howard đi nhưng cho tới nay chưa tìm thấy một nhân vật tầm cỡ bên phía Công Đảng.
Thật ra thì theo nhận định của một số nhà quan sát, sự khác biệt quan điểm giữa hai ông Howard và Rudd có tính chất biểu tượng hơn là thực chất, nhất là vì ứng cử viên đảng Lao động cũng là một nhân vật rất thân Mỹ, thậm chí quan hệ Mỹ với nước Úc do ông Kevin Rudd lãnh đạo có thể nồng ấm hơn, nếu như bên Hoa Kỳ, một ứng cử viên Dân chủ đắc cử tổng thống vào năm tới. Vấn đề là nếu đắc cử thủ tướng, ông Kevin Rudd cũng sẽ phải duy trì thế cân bằng trong quan hệ tay ba Úc, Mỹ, Trung Quốc. Canberra sẽ vẫn là đồng minh của Washington, nhưng cũng phải để ý đến quan hệ với Bắc Kinh vì Trung Quốc nay đã trở thành đối tác thương mại hàng đầu của Úc.
Thanh Phương
(Ảnh: Reuters: Tổng thống Mỹ George Bush và thủ tướng Úc John Howard tại Hội nghị thượng đỉnh APEC - Hà nội, tháng 11 năm 2006)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét