05/11/2007_ Một đoàn thanh tra Mỹ hôm nay bắt đầu bước thứ hai trong tiến trình giải thể toàn bộ cơ sở hạt nhân của Bình nhưỡng. Giai đoạn tháo gỡ được thứ trưởng ngoại giao Mỹ và cũng là trưởng đoàn thương thuyết Hoa kỳ Christopher Hill thông báo từ thứ sáu tuần trước. Giai đoạn này cần một thời gian dài đến hai năm và một khi đã tiến hành thì rất khó có thể đảo ngược và chắc chắn một điều là sẽ rất tốn kém cho Bắc Triều tiên nếu vì một lý do nào đó họ thay đổi ý kiến.
Sau thỏa thuận 13 tháng 2 tại Bắc kinh, Bắc Triều tiên đã tỏ thiện chí đầu tiên hồi tháng 7 vừa qua là ngừng hoạt động lò phản ứng thuộc trung tâm Yongbyon. Sau vòng đàm phán tháng 9, Bắc Triều tiên đồng ý vô hiệu hóa ba cơ sở ở Yongbyon và cung cấp danh sách toàn bộ chương trình nguyên tử trước khi giải thể toàn bộ kể từ năm tới.
Về mặt kỹ thuật, giải thể một cơ sở hạt nhân có nghĩa là ngưng hoạt động, phá hủy các cơ sở kiến trúc và cả lò phản ứng. Cụ thể là gồm 3 bước như sau :
- Trước tiên là đem nhiên liệu phóng xạ ra khỏi bộ phận trung tâm của lò phản ứng. Tích trữ khối phóng xạ này trong hồ nước bên trong kiến trúc bê-tông của Yongbyon trong vòng hai năm.
- Bước thứ hai là phá hủy các toà nhà bên ngoài cơ sở trung tâm nơi đặt lò phản ứng.
- Và bước sau cùng, tháo gỡ toàn diện, tức là đến lượt cơ sở trung tâm bị phá hủy.
Và để gọi là hoàn tất bước thứ hai, các chuyên viên phụ trách giải thể lò nguyên tử phải khử phóng xạ toàn thể khu vực. Với kỹ thuật hiện nay, công việc giải thể một trung tâm hạt nhân phải mất ít nhất 30 năm và có thể tốn kém hơn 500 triệu đô la.
Hãng thông tấn Yonghap của Hàn quốc trích các nguồn tin ngoại giao cho hay : năm nước đối tác của Bắc Triều tiên tại vòng đàm phán sáu bên đã thông qua 11 biện pháp giải thể ba lò hạt nhân ở Yongbyon và rút 8000 thanh plutonium ra khỏi tâm của lò phản ứng.
Thế nhưng, cộng đồng quốc tế nghi ngờ là Bắc Triều tiên còn dấu chất phóng xạ vì chính Bình nhưỡng, qua nhũng lần hù dọa trước đây, đã tuyên bố là đủ sức làm nhiều quả bom hạt nhân. Theo thẩm định của nhiều chuyên gia tây phương, thì ngoài quả bom thử nghiệm cách nay một năm, Bắc Triều tiên còn giữ trong tay từ 45 đến 65 kg plutonium, đủ để làm 12 quả bom khác.
Theo nhận định của AFP, nếu Bắc Triều tiên không gây cản trở bất ngờ cho tiến trình giải thể hạt nhân và nhất là minh bạch từ bỏ khối lượng plutonium còn cất giấu cũng như các quả bom đã chế tạo xong thì chính quyền nước này có nhiều hy vọng bình thường hóa quan hệ với Washington và ký một hiệp định hoà bình vĩnh viễn thay thế hiệp định đình chiến 1953.
Tú Anh
Sau thỏa thuận 13 tháng 2 tại Bắc kinh, Bắc Triều tiên đã tỏ thiện chí đầu tiên hồi tháng 7 vừa qua là ngừng hoạt động lò phản ứng thuộc trung tâm Yongbyon. Sau vòng đàm phán tháng 9, Bắc Triều tiên đồng ý vô hiệu hóa ba cơ sở ở Yongbyon và cung cấp danh sách toàn bộ chương trình nguyên tử trước khi giải thể toàn bộ kể từ năm tới.
Về mặt kỹ thuật, giải thể một cơ sở hạt nhân có nghĩa là ngưng hoạt động, phá hủy các cơ sở kiến trúc và cả lò phản ứng. Cụ thể là gồm 3 bước như sau :
- Trước tiên là đem nhiên liệu phóng xạ ra khỏi bộ phận trung tâm của lò phản ứng. Tích trữ khối phóng xạ này trong hồ nước bên trong kiến trúc bê-tông của Yongbyon trong vòng hai năm.
- Bước thứ hai là phá hủy các toà nhà bên ngoài cơ sở trung tâm nơi đặt lò phản ứng.
- Và bước sau cùng, tháo gỡ toàn diện, tức là đến lượt cơ sở trung tâm bị phá hủy.
Và để gọi là hoàn tất bước thứ hai, các chuyên viên phụ trách giải thể lò nguyên tử phải khử phóng xạ toàn thể khu vực. Với kỹ thuật hiện nay, công việc giải thể một trung tâm hạt nhân phải mất ít nhất 30 năm và có thể tốn kém hơn 500 triệu đô la.
Hãng thông tấn Yonghap của Hàn quốc trích các nguồn tin ngoại giao cho hay : năm nước đối tác của Bắc Triều tiên tại vòng đàm phán sáu bên đã thông qua 11 biện pháp giải thể ba lò hạt nhân ở Yongbyon và rút 8000 thanh plutonium ra khỏi tâm của lò phản ứng.
Thế nhưng, cộng đồng quốc tế nghi ngờ là Bắc Triều tiên còn dấu chất phóng xạ vì chính Bình nhưỡng, qua nhũng lần hù dọa trước đây, đã tuyên bố là đủ sức làm nhiều quả bom hạt nhân. Theo thẩm định của nhiều chuyên gia tây phương, thì ngoài quả bom thử nghiệm cách nay một năm, Bắc Triều tiên còn giữ trong tay từ 45 đến 65 kg plutonium, đủ để làm 12 quả bom khác.
Theo nhận định của AFP, nếu Bắc Triều tiên không gây cản trở bất ngờ cho tiến trình giải thể hạt nhân và nhất là minh bạch từ bỏ khối lượng plutonium còn cất giấu cũng như các quả bom đã chế tạo xong thì chính quyền nước này có nhiều hy vọng bình thường hóa quan hệ với Washington và ký một hiệp định hoà bình vĩnh viễn thay thế hiệp định đình chiến 1953.
Tú Anh
(Ảnh AP: Tổ hợp hạt nhân Yongbyon của Bắc Triều tiên)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét