15/11/2007_ Thủ tướng Nhật Yasuo Fukuda hôm nay lên đường đi thăm Hoa Kỳ trong bối cảnh giữa hai đồng minh này đang có nhiều căng thẳng, chủ yếu là do tác động của tình hình chính trị nội bộ Nhật Bản.
Ngay sau khi nhậm chức vào tháng chín, thủ tướng Fukuda đã tuyên bố rằng : « Duy trì liên minh vững chắc giữa Nhật Bản với Hoa Kỳ và thúc đẩy hợp tác quốc tế, đó chính là nền móng của chính sách ngoại giao Nhật Bản ». Ông còn cam kết rằng Nhật Bản sẽ thi hành những nghĩa vụ quốc tế tương xứng với sức mạnh của quốc gia này. Nhưng thực tế đã không theo như mong muốn của thủ tướng Fukuda.
Dưới áp lực của phe đối lập, ngày 1 tháng 11, ông đã phải đình chỉ nhiệm vụ tiếp tế nhiên liệu cho các chiến hạm và phi cơ của lực lượng quốc tế do Mỹ chỉ huy ở vùng Ấn Độ Dương. Đây là nhiệm vụ mà hải quân Nhật Bản vẫn đảm nhiệm từ cuối năm 2001 trong khuôn khổ cuộc chiến chống khủng bố ở Afghanistan. Như vậy là ông Fukuda bị mất mặt với đồng minh Hoa Kỳ và Washington đã bày tỏ sự bất bình vì cho rằng Nhật Bản tránh né những nghĩa vụ quốc tế của nước này. Khi viếng thăm Nhật Bản ngày 8 tháng 11 vừa qua, bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Robert Gates đã thúc giục Nhật Bản tham gia nhiều hơn nữa vào cuộc chiến chống khủng bố ở cấp độ quốc tế.
Hôm thứ ba vừa qua, thủ tướng Fukuda đã vận động được các dân biểu Hạ viện thông qua một dự luật triển hạn thêm một năm cho công tác tiếp liệu của hải quân Nhật, nhưng văn bản này còn phải được xem xét ở Thượng viện, nơi mà Đảng Dân chủ Nhật Bản đang nắm đa số và chắc chắn là đảng này sẽ bác bỏ một lần nữa. Phe đối lập tố cáo rằng thủ tướng Fukuda muốn Hạ viện thông qua dự luật nói trên trước khi lên đường đi thăm Hoa Kỳ để làm quà cho tổng thống Bush. Còn đối với các nhà phân tích thì ông Fukuda đã muốn chứng tỏ thiện chí của ông đối với Washington, để cho thấy liên minh Mỹ-Nhật vẫn vững chắc. Nhưng thực tế, liên minh này đang bị nhiều rạn nứt.
Tokyo hiện rất lo ngại trước khả năng Hoa Kỳ rút tên Bắc Triều tiên ra khỏi danh sách các quốc gia yểm trợ khủng bố. Nếu được rút tên khỏi danh sách này, Bình nhưỡng sẽ được sự giúp đỡ của các định chế tài chính quốc tế, như Ngân hàng thế giới. Đối với Nhật Bản, Hoa Kỳ làm như vậy thì chẳng khác gì phản bội đồng minh, trong khi vấn đề các công dân Nhật bị gián điệp Bắc Triều tiên bắt cóc trong những thập niên 70 và 80 chưa được giải quyết. Đây vẫn là bất đồng quan trọng giữa Tokyo và Washington, nhất là vì hôm thứ ba vừa qua, một quan chức bộ Ngoại giao Hoa Kỳ lần đầu tiên tuyên bố rằng việc rút tên Bình Nhưỡng ra khỏi danh sách các quốc gia khủng bố không có lên can gì đến vấn đề người Nhật mất tích.
Bên cạnh đó, còn nhiều hồ sơ khác đang gây bất hòa giữa Tokyo và Washington, như những biện pháp hạn chế thịt bò Mỹ nhập vào Nhật hoặc gánh nặng tài chính của các căn cứ quân sự Mỹ tại Nhật bản. Một số nguồn tin báo chí Nhật bản cho biết là chính phủ Fukuda dự định cắt giảm tài trợ cho lực lượng Mỹ ở Nhật Bản trong tài khoá bắt đầu tháng Tư năm tới. Hiện giờ, Tokyo phải chi ra mỗi năm từ 4 đến 5 tỷ đôla, tức là khoảng 10 ngân sách quân sự, cho các căn cứ quân sự của Mỹ.
Thanh Phương
Ngay sau khi nhậm chức vào tháng chín, thủ tướng Fukuda đã tuyên bố rằng : « Duy trì liên minh vững chắc giữa Nhật Bản với Hoa Kỳ và thúc đẩy hợp tác quốc tế, đó chính là nền móng của chính sách ngoại giao Nhật Bản ». Ông còn cam kết rằng Nhật Bản sẽ thi hành những nghĩa vụ quốc tế tương xứng với sức mạnh của quốc gia này. Nhưng thực tế đã không theo như mong muốn của thủ tướng Fukuda.
Dưới áp lực của phe đối lập, ngày 1 tháng 11, ông đã phải đình chỉ nhiệm vụ tiếp tế nhiên liệu cho các chiến hạm và phi cơ của lực lượng quốc tế do Mỹ chỉ huy ở vùng Ấn Độ Dương. Đây là nhiệm vụ mà hải quân Nhật Bản vẫn đảm nhiệm từ cuối năm 2001 trong khuôn khổ cuộc chiến chống khủng bố ở Afghanistan. Như vậy là ông Fukuda bị mất mặt với đồng minh Hoa Kỳ và Washington đã bày tỏ sự bất bình vì cho rằng Nhật Bản tránh né những nghĩa vụ quốc tế của nước này. Khi viếng thăm Nhật Bản ngày 8 tháng 11 vừa qua, bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Robert Gates đã thúc giục Nhật Bản tham gia nhiều hơn nữa vào cuộc chiến chống khủng bố ở cấp độ quốc tế.
Hôm thứ ba vừa qua, thủ tướng Fukuda đã vận động được các dân biểu Hạ viện thông qua một dự luật triển hạn thêm một năm cho công tác tiếp liệu của hải quân Nhật, nhưng văn bản này còn phải được xem xét ở Thượng viện, nơi mà Đảng Dân chủ Nhật Bản đang nắm đa số và chắc chắn là đảng này sẽ bác bỏ một lần nữa. Phe đối lập tố cáo rằng thủ tướng Fukuda muốn Hạ viện thông qua dự luật nói trên trước khi lên đường đi thăm Hoa Kỳ để làm quà cho tổng thống Bush. Còn đối với các nhà phân tích thì ông Fukuda đã muốn chứng tỏ thiện chí của ông đối với Washington, để cho thấy liên minh Mỹ-Nhật vẫn vững chắc. Nhưng thực tế, liên minh này đang bị nhiều rạn nứt.
Tokyo hiện rất lo ngại trước khả năng Hoa Kỳ rút tên Bắc Triều tiên ra khỏi danh sách các quốc gia yểm trợ khủng bố. Nếu được rút tên khỏi danh sách này, Bình nhưỡng sẽ được sự giúp đỡ của các định chế tài chính quốc tế, như Ngân hàng thế giới. Đối với Nhật Bản, Hoa Kỳ làm như vậy thì chẳng khác gì phản bội đồng minh, trong khi vấn đề các công dân Nhật bị gián điệp Bắc Triều tiên bắt cóc trong những thập niên 70 và 80 chưa được giải quyết. Đây vẫn là bất đồng quan trọng giữa Tokyo và Washington, nhất là vì hôm thứ ba vừa qua, một quan chức bộ Ngoại giao Hoa Kỳ lần đầu tiên tuyên bố rằng việc rút tên Bình Nhưỡng ra khỏi danh sách các quốc gia khủng bố không có lên can gì đến vấn đề người Nhật mất tích.
Bên cạnh đó, còn nhiều hồ sơ khác đang gây bất hòa giữa Tokyo và Washington, như những biện pháp hạn chế thịt bò Mỹ nhập vào Nhật hoặc gánh nặng tài chính của các căn cứ quân sự Mỹ tại Nhật bản. Một số nguồn tin báo chí Nhật bản cho biết là chính phủ Fukuda dự định cắt giảm tài trợ cho lực lượng Mỹ ở Nhật Bản trong tài khoá bắt đầu tháng Tư năm tới. Hiện giờ, Tokyo phải chi ra mỗi năm từ 4 đến 5 tỷ đôla, tức là khoảng 10 ngân sách quân sự, cho các căn cứ quân sự của Mỹ.
Thanh Phương
(Ảnh : www.stimson.org/eastasia/ )
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét