19/11/2007_ Hội nghị thượng đỉnh ASEAN khai mạc tại Singapore trong bối cảnh khối này kỷ niệm 40 năm ngày thành lập. Trở thành một khôí theo mô hình Liên hiệp châu Âu vẫn là ước mơ của ASEAN.
Được thành lập năm 1967, trong bôí cảnh chiến tranh lạnh và cuộc chiến tại Việt nam diễn ra ác liệt, ASEAN có môí quan tâm hàng đầu vào thời điểm đó là ngăn cản làn sóng cộng sản ở Đông Nam Á. Thế nhưng, kể cuối thập niên 70 trở đi, ASEAN đã từng bước thay đổi mục tiêu và bản chất với tham vọng trở thành một khối hội nhập theo mô hình Liên hiệp châu Âu.
Trong lĩnh vực hợp tác, đối thoại, ASEAN đã đạt được một số bước tiến đáng kể. Ngoài các hội nghị thượng đỉnh, hội nghị cấp bộ trưởng hay chuyên viên giữa 10 thành viên, ASEAN đã thành lập được cơ chế đối thoại định kỳ với các đối tác quan trọng trong khu vực như Trung quốc, Nhật bản, Hàn quốc hay cơ chế ASEAN cộng ba, tức là với cả ba đối tác nói trên.
Trên cơ sở đối thoại Singapore- Pháp, khối ASEAN đã xây dựng đuợc cơ cấu đối thoại Á-Âu với các hội nghị ASEM hàng năm.
ASEAN cũng đã lập ra được một diễn đàn khu vực, ARF, cơ chế duy nhất trong khu vực thảo luận về an ninh. Vẫn theo chiều hướng quan tâm đến an ninh, ổn định khu vực, vào năm 2002, các nước Đông Nam Á đã đề ra được bộ luật ứng xử, giải quyết bằng con đường ngoại giao các xung đột có thể xẩy ra tại biển Đông.
Về kinh tế, nhìn trong tổng thể, các thành viên ASEAN đều có tốc độ tăng trưởng cao. Năm 2005, tỷ lệ trung bình toàn khối là 5,5%. Xuất khẩu tăng khoảng 15% môĩ năm. Đông Nam Á cũng là nơi thu hút đầu tư trực tiếp ngoại quốc, năm 2006 là 38 tỷ đô la. ASEAN là một thị trường 570 triệu dân, tổng sản phẩm quốc nội, PIB, của toàn khối lên tới khoảng 1000 tỷ đô la. ASEAN đề ra kế hoạch vào năm 2015 sẽ hoàn tất một khu vực tự do mậu dịch. Tuy nhiên, việc kết nạp các thành viên có trình độ phát triển thấp như Việt nam, Lào, Căm bốt, Miến điện đã kìm hãm đáng kể tiến trình hội nhập kinh tế của toàn khối. Theo giới chuyên gia, để có thể đạt đưọc mục tiêu đề ra, từng thành viên trong khối phải triệt để thực hiện nhiều cuộc cải tổ trong lĩnh vực hàng rào thuế quan, tài chính, ngân hàng v.v.
Sự kiện nổi bật tại hội nghị thượng đỉnh lần này, đó là việc lãnh đạo 10 nước Đông Nam Á sẽ chính thức ký kết bản Hiến chương. Như vậy, từ nay trở đi, ASEAN đủ tư cách pháp lý để ký các công ước quốc tế, cho phép nâng cao vai trò của khối trên chính trường quốc tế.
Thế nhưng, theo nhận định của tờ Daily times, Malaixia, về mặt chính trị, ASEAN là một tập hợp nhiều đôí tác có chế độ chính trị đa dạng như quân chủ chuyên chế, độc tài, dân chủ non trẻ hoặc cộng sản. Do vậy, bản Hiến chương không thể đi xa đến mức làm thay đổi những nguyên tắc cố hữu của khối là không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau và mọi quyết định vẫn phải được thông qua trên cơ sở đồng thuận. Hồ sơ Miến điện thể hiện rõ sự bất lực của ASEAN. 40 năm qua, ASEAN đã gặt hái được nhiều thành tựu, nhưng vẫn còn phải tiếp tục cải tổ để khẳng định uy tín của mình. Con đường tiến tới hình thành một khối hội nhập theo mô hình liên hiệp châu Âu vẫn còn khá dài đối với các nước Đông Nam Á.
Đức Tâm
Đức Tâm
(Ảnh: asiep.free.fr: Lãnh đạo năm thành viên sáng lập ASEAN tại hội nghị thượng đỉnh đầu tiên của khối này ở Bali, Indonexia, 23-24/02/1976)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét