12/11/2007_ Kể từ 8 giờ chiều ngày mai, thứ ba 13 tháng 11, giao thông tại Pháp sẽ bị tê liệt trước khi nhiều phong trào xã hội khác chống lại các biện pháp cải cách của chính phủ nhảy vào cuộc.
Biện pháp quan trọng nhất trong chương trình của Tổng thống Sarkozy là cải cách chế độ hưu bổng đặc biệt, một hình thức thụ đắc xã hội có từ cuối thế kỷ 19, mà hiện nay một số ngành nghề như ngành đường sắt không chịu từ bỏ. Mặc dù các công đoàn xe lửa đã gây sức ép bằng một cuộc đình công lớn ngày 18 tháng 10, nhưng chính phủ Pháp không lùi bước. Hậu quả là 7 trên tổng số 8 nghiệp đoàn lao động trong ngành hỏa xa kêu gọi đình công kể từ 8 giờ tối thứ ba ngày mai. Và tùy thuộc vào thái độ của chính phủ mà họ sẽ bỏ phiếu, mỗi 24 tiếng, ngưng hay tiếp tục đình công.
Giao thông tại thủ đô Paris và vùng phụ cận sẽ bị tác động mạnh vì phần lớn nghiệp đoàn xe điện ngầm và xe bus cũng kêu gọi ngừng làm việc kể từ thứ tư. Phong trào đình công cũng ảnh hưởng đến điện lực và khí đốt với sự tham gia của tất cả công đoàn mà hậu quả là nguy cơ cắt điện, cắt gaz trừ một số cơ sở công cộng như trường học, bệnh viện.
Chính phủ của thủ tướng François Fillon cho biết vẫn kiên quyết tiến hành cải cách vì tin tưởng vào sự ủng hộ của người dân. Thứ nhất là chương trình này đã được Tổng thống Sarkozy cam kết thực hiện trong lúc còn là ứng cử viên, chứ không phải dấu diếm, đợi đắc cử rồi mới đưa ra. Thứ hai, là theo một kết quả thăm dò ý kiến, có đến 68% người Pháp không ủng hộ phong trào đình công chống cải cách chế độ hưu bổng đặc biệt.
Hôm qua, thủ tướng Pháp một lần nữa tuyên bố « cứng rắn ». Hiện nay tại Pháp, khoảng 500 ngàn nhân viên và hơn một triệu người hồi hưu được hưởng chế độ hưu bổng đặc biệt với thời gian đóng tiền vào quỹ hưu trí là 37 năm rưỡi và họ có thể nghỉ hưu ở tuổi 50. Do vậy, chính phủ muốn kéo dài thêm thời gian đóng góp này đến 40 năm như mọi công tư chức khác tại Pháp và nói rằng sẽ cố gắng thực hiện một cuộc cải cách khó khăn mà trước đây không một chính phủ nào dám làm.
Thế nhưng, bên cạnh phong trào chống cải cách hưu bổng, chính phủ Pháp còn phải đối phó với phản đối của công chức trong một số lãnh vực khác, nhất là trong ngành giáo dục vì chính phủ dự trù cắt giảm 29 ngàn việc làm trong tài khóa 2008. Các công đoàn lớn kêu gọi giáo chức đình công ngày thứ tư 20 tháng 11. Chính phủ Pháp biện minh là không có ý đồ tư hữu hóa các ngành công cộng mà chỉ sắp xếp lại cho hiệu quả hơn. Sự kiện ngành tư pháp hủy bỏ một số toà án địa phương nhỏ, tập trung về tỉnh lớn cũng đang gây bất mãn trong giới thẩm phán và luật sư và làm cho một số dân biểu phe đa số phải e dè vì sắp đến bầu cử thị trưởng. Khuynh hướng chống giảm biên chế công chức dứt khoát đòi nhà nước không được đụng chạm vào những lãnh vực thiết yếu cho đời sống người dân như bệnh viện, trường học, bưu điện và toà án dù ngân sách có bị khó khăn..
Chưa hết, từ những ngày qua, một bộ phận sinh viên bắt đầu bãi khóa, phản đối một dự luật về quyền tự trị đại học. Thành phần này chỉ trích chính phủ muốn biến đại học thành xí nghiệp. Họp nhau tại Rennes hôm qua, một ủy ban điều hợp được thành lập với lời kêu gọi sinh viên xuống đường phong tỏa các nhà ga xe lửa kể từ ngày mai 13 và tham gia biểu tình ngày 14 và 20 tới, trong một chiến dịch gọi là «phối hợp chống chính phủ».
Tuy các hiệu trưởng đại học Pháp ra thông cáo tố giác đích danh các nhóm cực tả lợi dụng căng thẳng xã hội để kích động sinh viên, điều này cũng không làm thay đổi tình huống. Nguy cơ nước Pháp bị tê liệt ít nhất suốt một tuần lễ là chuyện khó có thể tránh khỏi.
Tú Anh
(Ảnh AFP: Cuộc biểu tình năm 1995 chống dự luật cải cách chế độ hưu bổng đặc biệt của chính phủ Juppé)
Biện pháp quan trọng nhất trong chương trình của Tổng thống Sarkozy là cải cách chế độ hưu bổng đặc biệt, một hình thức thụ đắc xã hội có từ cuối thế kỷ 19, mà hiện nay một số ngành nghề như ngành đường sắt không chịu từ bỏ. Mặc dù các công đoàn xe lửa đã gây sức ép bằng một cuộc đình công lớn ngày 18 tháng 10, nhưng chính phủ Pháp không lùi bước. Hậu quả là 7 trên tổng số 8 nghiệp đoàn lao động trong ngành hỏa xa kêu gọi đình công kể từ 8 giờ tối thứ ba ngày mai. Và tùy thuộc vào thái độ của chính phủ mà họ sẽ bỏ phiếu, mỗi 24 tiếng, ngưng hay tiếp tục đình công.
Giao thông tại thủ đô Paris và vùng phụ cận sẽ bị tác động mạnh vì phần lớn nghiệp đoàn xe điện ngầm và xe bus cũng kêu gọi ngừng làm việc kể từ thứ tư. Phong trào đình công cũng ảnh hưởng đến điện lực và khí đốt với sự tham gia của tất cả công đoàn mà hậu quả là nguy cơ cắt điện, cắt gaz trừ một số cơ sở công cộng như trường học, bệnh viện.
Chính phủ của thủ tướng François Fillon cho biết vẫn kiên quyết tiến hành cải cách vì tin tưởng vào sự ủng hộ của người dân. Thứ nhất là chương trình này đã được Tổng thống Sarkozy cam kết thực hiện trong lúc còn là ứng cử viên, chứ không phải dấu diếm, đợi đắc cử rồi mới đưa ra. Thứ hai, là theo một kết quả thăm dò ý kiến, có đến 68% người Pháp không ủng hộ phong trào đình công chống cải cách chế độ hưu bổng đặc biệt.
Hôm qua, thủ tướng Pháp một lần nữa tuyên bố « cứng rắn ». Hiện nay tại Pháp, khoảng 500 ngàn nhân viên và hơn một triệu người hồi hưu được hưởng chế độ hưu bổng đặc biệt với thời gian đóng tiền vào quỹ hưu trí là 37 năm rưỡi và họ có thể nghỉ hưu ở tuổi 50. Do vậy, chính phủ muốn kéo dài thêm thời gian đóng góp này đến 40 năm như mọi công tư chức khác tại Pháp và nói rằng sẽ cố gắng thực hiện một cuộc cải cách khó khăn mà trước đây không một chính phủ nào dám làm.
Thế nhưng, bên cạnh phong trào chống cải cách hưu bổng, chính phủ Pháp còn phải đối phó với phản đối của công chức trong một số lãnh vực khác, nhất là trong ngành giáo dục vì chính phủ dự trù cắt giảm 29 ngàn việc làm trong tài khóa 2008. Các công đoàn lớn kêu gọi giáo chức đình công ngày thứ tư 20 tháng 11. Chính phủ Pháp biện minh là không có ý đồ tư hữu hóa các ngành công cộng mà chỉ sắp xếp lại cho hiệu quả hơn. Sự kiện ngành tư pháp hủy bỏ một số toà án địa phương nhỏ, tập trung về tỉnh lớn cũng đang gây bất mãn trong giới thẩm phán và luật sư và làm cho một số dân biểu phe đa số phải e dè vì sắp đến bầu cử thị trưởng. Khuynh hướng chống giảm biên chế công chức dứt khoát đòi nhà nước không được đụng chạm vào những lãnh vực thiết yếu cho đời sống người dân như bệnh viện, trường học, bưu điện và toà án dù ngân sách có bị khó khăn..
Chưa hết, từ những ngày qua, một bộ phận sinh viên bắt đầu bãi khóa, phản đối một dự luật về quyền tự trị đại học. Thành phần này chỉ trích chính phủ muốn biến đại học thành xí nghiệp. Họp nhau tại Rennes hôm qua, một ủy ban điều hợp được thành lập với lời kêu gọi sinh viên xuống đường phong tỏa các nhà ga xe lửa kể từ ngày mai 13 và tham gia biểu tình ngày 14 và 20 tới, trong một chiến dịch gọi là «phối hợp chống chính phủ».
Tuy các hiệu trưởng đại học Pháp ra thông cáo tố giác đích danh các nhóm cực tả lợi dụng căng thẳng xã hội để kích động sinh viên, điều này cũng không làm thay đổi tình huống. Nguy cơ nước Pháp bị tê liệt ít nhất suốt một tuần lễ là chuyện khó có thể tránh khỏi.
Tú Anh
(Ảnh AFP: Cuộc biểu tình năm 1995 chống dự luật cải cách chế độ hưu bổng đặc biệt của chính phủ Juppé)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét