13/11/2007_ Cho dù hiện nay, tỷ lệ được lòng dân của tổng thống Pháp Nicolas Sarkozy vẫn ở trên mức 50% nhưng ông đang đánh cược uy tín của mình trong cuộc đọ sức với giới công đoàn. Bởi vì, theo giới phân tích, kết cục cuộc thử sức này mang tính biểu tượng cho khả năng giữ lời hứa của tổng thống Pháp như là một nhà cải cách.
Tâm điểm của keo thử sức lần này là cuộc đình công bắt đầu vào lúc 20h, giờ Paris, ngày hôm nay, nhằm phản đối dự luật cải cách độ hưu bổng đặc biệt dành cho lao động của một số ngành nghề được coi là độc hại, nặng nhọc như ngành giao thông vận tải công cộng, ngành điện, khí đốt v.v. trong các doanh nghiệp do nhà nước kiểm soát.
Ngày 18 tháng 10 vừa qua, các nhân viên hoả xa, đặc biệt là những người lái tầu, xe bus, tầu điện ngầm đã ngưng làm việc, làm tê liệt hệ thống giao thông vận tải công cộng ở nhiều nơi, nhất là ở thủ đô Pháp.
Giới quan sát cho rằng thách thức trong cuộc đọ sức giữa chính phủ, mà cụ thể là tổng thống Nicolas Sarkozy và giới công đoàn vượt ra bên ngoài khuôn khổ cuộc cải cách. Theo nhà phân tích chính trị Jean-Luc Parodi, được AFP trích dẫn, thì nếu ông Sarkozy không làm được điều ông đã hứa thì thất bại này sẽ là một vết tỳ ảnh hưởng đến toàn bộ nhiệm kỳ tổng thống 5 năm của ông. Còn nhật báo Le Parisien nhận định là tổng thống Sarkozy sẽ không còn được coi là một chính trị gia đoạn tuyệt với cái cũ, với nếp cũ mà ông đã từng phê phán mạnh mẽ.
Điều này giải thích vì sao tổng thống Sarkozy tỏ ra quyết tâm thực hiện cuộc cải cách chế độ hưu bổng đặc biệt. Trên thực tế, hệ thống này hiện nay liên quan đến khoảng 500 ngàn nhân viên và hơn một triệu người nghỉ hưu. Theo ông Dominique Reynié, giáo sư học viện nghiên cứu chính trị Paris thì cuộc cải cách lần này không có tầm cỡ to lớn như hai cuộc cải cách trước đây, vào năm 1993, khi thay đổi hệ thống hưu bổng trong khu vực tư nhân và vào năm 2003, cải cách chế độ hưu bổng đối với giới công chức nhà nước. Do vậy, các công đoàn Pháp lo ngại là tổng thống Sarkozy muốn chính trị hóa cuộc xung đột xã hội lần này nhằm khẳng định uy tín của mình. Báo Le Monde, số ra ngày hôm nay, trích dẫn phát biểu của ông Francois Chérèque, lãnh đạo công đoàn CFDT, xin trích, tôi có cảm tưỏng là chính phủ yêu cầu chúng tôi làm đình công. Hết lời dẫn. Còn tổng thư ký công đoàn CGT, Bernard Thibault nghi ngờ là tổng thống Pháp muốn biến cuộc thử sức với giới công đoàn như một biểu tượng chứng minh cho quyết tâm giành thắng lợi của ông.
Về mặt chính trị, tổng thống Sarkozy mong đợi nhiều vào thắng lợi trong cuộc đọ sức lần này. Trước tiên là điều này sẽ tiếp tục củng cố lòng tin của dân chúng đối với ông. « Ân hạn » sau cuộc bầu cử mà cử tri dành cho tân tổng thống đã qua. Giờ đây, đa số người dân muốn thấy những lời hứa tranh cử trở thành hiện thực và mối quan tâm hàng đầu của họ hiện nay là sức mua. Mặt khác, thắng lợi này sẽ giúp tổng thống Sarkozy trấn an phe đa số UMP về khả năng lãnh đạo, thực hiện cải cách của ông.
Cho đến nay, theo tập quán chính trị tại Pháp, tổng thống hầu như luôn đứng đằng sau chính phủ, không xuất đầu lộ diện ngay khi khởi sự cuộc xung đột xã hội. Ông Sarkozy thì khác hẳn. Trước khi xẩy ra đình công, tổng thống Pháp nhiều lần tuyên bố là ông sẽ tiếp tục đường hướng đã vạch, không khoan nhượng. Thậm chí, tổng thống Sarkozy còn chủ động tấn công với hai vũ khí chính : ông được đa số dân Pháp bầu lên và nhiệm kỳ của ông còn dài, hơn 4 năm rưõi nữa, để thực hiện các cải cách mà ông đã hứa.
Tuy nhiên, ông Patrick Devedjian, tổng thư ký đảng UMP, đảng của ông Sarkozy đã lưu ý là trong cuộc đọ sức với giới công đoàn, nếu phương pháp tỏ ra thô bạo thì công luận sẽ quay lại chống chính phủ, do vậy, cần phải có phương cách uyển chuyển và khiêm nhường.
Tâm điểm của keo thử sức lần này là cuộc đình công bắt đầu vào lúc 20h, giờ Paris, ngày hôm nay, nhằm phản đối dự luật cải cách độ hưu bổng đặc biệt dành cho lao động của một số ngành nghề được coi là độc hại, nặng nhọc như ngành giao thông vận tải công cộng, ngành điện, khí đốt v.v. trong các doanh nghiệp do nhà nước kiểm soát.
Ngày 18 tháng 10 vừa qua, các nhân viên hoả xa, đặc biệt là những người lái tầu, xe bus, tầu điện ngầm đã ngưng làm việc, làm tê liệt hệ thống giao thông vận tải công cộng ở nhiều nơi, nhất là ở thủ đô Pháp.
Giới quan sát cho rằng thách thức trong cuộc đọ sức giữa chính phủ, mà cụ thể là tổng thống Nicolas Sarkozy và giới công đoàn vượt ra bên ngoài khuôn khổ cuộc cải cách. Theo nhà phân tích chính trị Jean-Luc Parodi, được AFP trích dẫn, thì nếu ông Sarkozy không làm được điều ông đã hứa thì thất bại này sẽ là một vết tỳ ảnh hưởng đến toàn bộ nhiệm kỳ tổng thống 5 năm của ông. Còn nhật báo Le Parisien nhận định là tổng thống Sarkozy sẽ không còn được coi là một chính trị gia đoạn tuyệt với cái cũ, với nếp cũ mà ông đã từng phê phán mạnh mẽ.
Điều này giải thích vì sao tổng thống Sarkozy tỏ ra quyết tâm thực hiện cuộc cải cách chế độ hưu bổng đặc biệt. Trên thực tế, hệ thống này hiện nay liên quan đến khoảng 500 ngàn nhân viên và hơn một triệu người nghỉ hưu. Theo ông Dominique Reynié, giáo sư học viện nghiên cứu chính trị Paris thì cuộc cải cách lần này không có tầm cỡ to lớn như hai cuộc cải cách trước đây, vào năm 1993, khi thay đổi hệ thống hưu bổng trong khu vực tư nhân và vào năm 2003, cải cách chế độ hưu bổng đối với giới công chức nhà nước. Do vậy, các công đoàn Pháp lo ngại là tổng thống Sarkozy muốn chính trị hóa cuộc xung đột xã hội lần này nhằm khẳng định uy tín của mình. Báo Le Monde, số ra ngày hôm nay, trích dẫn phát biểu của ông Francois Chérèque, lãnh đạo công đoàn CFDT, xin trích, tôi có cảm tưỏng là chính phủ yêu cầu chúng tôi làm đình công. Hết lời dẫn. Còn tổng thư ký công đoàn CGT, Bernard Thibault nghi ngờ là tổng thống Pháp muốn biến cuộc thử sức với giới công đoàn như một biểu tượng chứng minh cho quyết tâm giành thắng lợi của ông.
Về mặt chính trị, tổng thống Sarkozy mong đợi nhiều vào thắng lợi trong cuộc đọ sức lần này. Trước tiên là điều này sẽ tiếp tục củng cố lòng tin của dân chúng đối với ông. « Ân hạn » sau cuộc bầu cử mà cử tri dành cho tân tổng thống đã qua. Giờ đây, đa số người dân muốn thấy những lời hứa tranh cử trở thành hiện thực và mối quan tâm hàng đầu của họ hiện nay là sức mua. Mặt khác, thắng lợi này sẽ giúp tổng thống Sarkozy trấn an phe đa số UMP về khả năng lãnh đạo, thực hiện cải cách của ông.
Cho đến nay, theo tập quán chính trị tại Pháp, tổng thống hầu như luôn đứng đằng sau chính phủ, không xuất đầu lộ diện ngay khi khởi sự cuộc xung đột xã hội. Ông Sarkozy thì khác hẳn. Trước khi xẩy ra đình công, tổng thống Pháp nhiều lần tuyên bố là ông sẽ tiếp tục đường hướng đã vạch, không khoan nhượng. Thậm chí, tổng thống Sarkozy còn chủ động tấn công với hai vũ khí chính : ông được đa số dân Pháp bầu lên và nhiệm kỳ của ông còn dài, hơn 4 năm rưõi nữa, để thực hiện các cải cách mà ông đã hứa.
Tuy nhiên, ông Patrick Devedjian, tổng thư ký đảng UMP, đảng của ông Sarkozy đã lưu ý là trong cuộc đọ sức với giới công đoàn, nếu phương pháp tỏ ra thô bạo thì công luận sẽ quay lại chống chính phủ, do vậy, cần phải có phương cách uyển chuyển và khiêm nhường.
Đức Tâm
(Ảnh : AFP: Tổng thống Nicolas Sarkozy và tổng thư ký công đoàn CGT Bernard Thibault sau cuộc gặp ngày 14 tháng 5 năm 2007 tại điện Elysée)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét