06/11/2007_ Tổng thống Sarkozy đi thăm Hoa Kỳ nhằm phục hồi mối quan hệ Pháp-Mỹ, vốn đã bị xáo trộn do chiến tranh Irak
Tổng thống Nicolas Sarkozy hôm nay đến Hoa Kỳ mở đầu chuyến viếng thăm chính thức đầu tiên của ông tại nước này. Trong chuyến đi kéo dài hai ngày, ông Sarkozy sẽ tìm cách phục hồi mối quan hệ Pháp-Mỹ, vốn đã bị xáo trộn trong suốt bốn năm qua do bất đồng về chiến tranh Irak năm 2003. Tuy rằng trong hai năm cuối của nhiệm kỳ, tổng thống Jacques Chirac đã cố gắng cải thiện trở lại quan hệ Pháp-Mỹ, nhưng mối bang giao này chỉ thật sự được sưởi ấm kể từ khi ông Sarkozy đắc cử tổng thống.
Từ lâu, ông Sarkozy vẫn xem việc phục hồi trục Paris-Washington như là một trong những ưu tiên của ông và vẫn không bỏ lở một dịp nào để ca ngợi tình hữu nghị lịch sử giữa Pháp với một trong số rất ít các quốc gia, mà ông nhắc lại rằng, « chúng ta chưa bao giờ có chiến tranh ». Cho nên, ông Sarkozy sẽ được tổng thống George Bush tiếp ngày hôm nay với tất cả những nghi thức long trọng dành cho một lãnh đạo thân thiết. Đặc biệt, tổng thống Pháp ngày mai sẽ đọc diễn văn trước Quốc hội Mỹ, một vinh dự rất hiếm khi được dành cho một vị khách ngoại quốc.
Trước chuyến viếng thăm chính thức này, hai ông Sarkozy và Bush đã tỏ những dấu hiệu thân thiện qua cuộc gặp gỡ bên lề cuộc họp nhóm G 8 vào tháng 6 tại Đức và hai tháng sau đó, qua chuyến đi nghỉ hè đầu tiên của một vị tổng thống Pháp tại Hoa Kỳ. Trong kỳ nghỉ hè đó, ông Sarkozy đã được cả gia đình tổng thống Bush tiếp đón trong vòng thân mật. Tại Washington hôm nay, hai vị tổng thống Pháp và Mỹ sẽ hội đàm tại Nhà trắng, trước khi gặp lại nhau ngày mai. Theo phát ngôn viên điện Elysée, hai nhà lãnh đạo sẽ bàn về những hồ sơ lớn của quốc tế, mà trong đó có nhiều hồ sơ Paris và Washington nay có quan điểm tương đồng, như vấn đề hạt nhân Iran hay Trung Đông. Tuy tổng thống Sarkozy vẫn nhấn mạnh rằng, «đồng minh không có nghĩa là đồng ý tất cả», nhưng lập trường quá thân Mỹ của ông đã không khỏi gây lo ngại trong dư luận Pháp vì người ta sợ rằng Paris sẽ ngả hẳn theo lập trường của chính quyền Bush, đến mức mà có những người xem ông Sarkozy là một Tony Blair mới, tức là đồng minh châu Âu trung thành nhất của Mỹ. Ông Pierre Moscovici, một lãnh đạo của đảng Xã hội đối lập, đặc trách các vấn đề quốc tế, đã nói rằng : «Chưa bao giờ người ta thấy nước Pháp có lập trường gần với nền ngoại giao của Mỹ, mà tệ hơn nữa, đây là nền ngoại giao của một tổng thống Bush, mà thất bại tại Irak đã quá hiển nhiên ».
Thật ra, về vấn đề Irak, Pháp vẫn tiếp tục xem cuộc can thiệp quân sự của Mỹ là «một sai lầm» và vẫn đòi Hoa Kỳ đề ra một lịch trình triệt thoái quân khỏi Irak. Paris cũng bất đồng với Washington trong việc chống hiện tượng khí hậu Trái đất nóng lên. Về vấn đề này, trong bài diễn văn đọc trước Quốc hội Hoa Kỳ ngày mai, tổng thống Sarkozy sẽ thúc giục nước Mỹ nỗ lực hơn nữa trong việc giảm khí thải gây hiệu ứng lồng kính.
Bài diễn văn trước Quốc hội Mỹ ngày mai cũng là dịp để tổng thống Pháp chuẩn bị cho thời kỳ hậu Bush vì chỉ còn một năm nữa là cử tri Hoa Kỳ sẽ bầu tổng thống mới. Ai cũng thấy rằng, tiến trình phục hồi quan hệ Pháp-Mỹ chỉ thật sự toàn diện sau cuộc bầu tử tổng thống tại Hoa Kỳ. Một khi ông Bush vẫn còn ở Nhà trắng thì sẽ không có thay đổi đáng kể trong chính sách của Mỹ về Irak hay môi trường.
Tổng thống Nicolas Sarkozy hôm nay đến Hoa Kỳ mở đầu chuyến viếng thăm chính thức đầu tiên của ông tại nước này. Trong chuyến đi kéo dài hai ngày, ông Sarkozy sẽ tìm cách phục hồi mối quan hệ Pháp-Mỹ, vốn đã bị xáo trộn trong suốt bốn năm qua do bất đồng về chiến tranh Irak năm 2003. Tuy rằng trong hai năm cuối của nhiệm kỳ, tổng thống Jacques Chirac đã cố gắng cải thiện trở lại quan hệ Pháp-Mỹ, nhưng mối bang giao này chỉ thật sự được sưởi ấm kể từ khi ông Sarkozy đắc cử tổng thống.
Từ lâu, ông Sarkozy vẫn xem việc phục hồi trục Paris-Washington như là một trong những ưu tiên của ông và vẫn không bỏ lở một dịp nào để ca ngợi tình hữu nghị lịch sử giữa Pháp với một trong số rất ít các quốc gia, mà ông nhắc lại rằng, « chúng ta chưa bao giờ có chiến tranh ». Cho nên, ông Sarkozy sẽ được tổng thống George Bush tiếp ngày hôm nay với tất cả những nghi thức long trọng dành cho một lãnh đạo thân thiết. Đặc biệt, tổng thống Pháp ngày mai sẽ đọc diễn văn trước Quốc hội Mỹ, một vinh dự rất hiếm khi được dành cho một vị khách ngoại quốc.
Trước chuyến viếng thăm chính thức này, hai ông Sarkozy và Bush đã tỏ những dấu hiệu thân thiện qua cuộc gặp gỡ bên lề cuộc họp nhóm G 8 vào tháng 6 tại Đức và hai tháng sau đó, qua chuyến đi nghỉ hè đầu tiên của một vị tổng thống Pháp tại Hoa Kỳ. Trong kỳ nghỉ hè đó, ông Sarkozy đã được cả gia đình tổng thống Bush tiếp đón trong vòng thân mật. Tại Washington hôm nay, hai vị tổng thống Pháp và Mỹ sẽ hội đàm tại Nhà trắng, trước khi gặp lại nhau ngày mai. Theo phát ngôn viên điện Elysée, hai nhà lãnh đạo sẽ bàn về những hồ sơ lớn của quốc tế, mà trong đó có nhiều hồ sơ Paris và Washington nay có quan điểm tương đồng, như vấn đề hạt nhân Iran hay Trung Đông. Tuy tổng thống Sarkozy vẫn nhấn mạnh rằng, «đồng minh không có nghĩa là đồng ý tất cả», nhưng lập trường quá thân Mỹ của ông đã không khỏi gây lo ngại trong dư luận Pháp vì người ta sợ rằng Paris sẽ ngả hẳn theo lập trường của chính quyền Bush, đến mức mà có những người xem ông Sarkozy là một Tony Blair mới, tức là đồng minh châu Âu trung thành nhất của Mỹ. Ông Pierre Moscovici, một lãnh đạo của đảng Xã hội đối lập, đặc trách các vấn đề quốc tế, đã nói rằng : «Chưa bao giờ người ta thấy nước Pháp có lập trường gần với nền ngoại giao của Mỹ, mà tệ hơn nữa, đây là nền ngoại giao của một tổng thống Bush, mà thất bại tại Irak đã quá hiển nhiên ».
Thật ra, về vấn đề Irak, Pháp vẫn tiếp tục xem cuộc can thiệp quân sự của Mỹ là «một sai lầm» và vẫn đòi Hoa Kỳ đề ra một lịch trình triệt thoái quân khỏi Irak. Paris cũng bất đồng với Washington trong việc chống hiện tượng khí hậu Trái đất nóng lên. Về vấn đề này, trong bài diễn văn đọc trước Quốc hội Hoa Kỳ ngày mai, tổng thống Sarkozy sẽ thúc giục nước Mỹ nỗ lực hơn nữa trong việc giảm khí thải gây hiệu ứng lồng kính.
Bài diễn văn trước Quốc hội Mỹ ngày mai cũng là dịp để tổng thống Pháp chuẩn bị cho thời kỳ hậu Bush vì chỉ còn một năm nữa là cử tri Hoa Kỳ sẽ bầu tổng thống mới. Ai cũng thấy rằng, tiến trình phục hồi quan hệ Pháp-Mỹ chỉ thật sự toàn diện sau cuộc bầu tử tổng thống tại Hoa Kỳ. Một khi ông Bush vẫn còn ở Nhà trắng thì sẽ không có thay đổi đáng kể trong chính sách của Mỹ về Irak hay môi trường.
Thanh Phương
(Ảnh: www.letemps.ch)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét