09/11/2007_ Phải chờ đến Hội nghị Thượng đỉnh Singapore mở ra vào ngày 20 tháng 11 tới đây thì bản Hiến chương ASEAN mới được nguyên thủ 10 quốc gia Đông Nam Á thông qua. Dự thảo văn kiện này tuy nhiên đã được các chuyên viên soạn thảo hoàn tất ngày 20 tháng 10 vừa qua.
Căn cứ vào các điều khoản ghi trong dự thảo, các nhà phân tích hôm nay đã đồng loạt tỏ ý dè dặt về mục tiêu phát huy nhân quyền và dân chủ trong khu vực thường được giới lãnh đạo ASEAN nêu bật khi nói về văn kiện này.
Ngay trong chương đầu tiên, vấn đề củng cố dân chủ, phát huy và bảo vệ nhân quyền cùng với các quyền tự do căn bản đã được nêu lên thành mục tiêu và nguyên tắc vận hành của ASEAN trong số nhiều mục tiêu khác.
Điều khoản thứ 14 của bản Hiến chương cũng đã quy định việc thành lập một cơ chế nhân quyền của ASEAN.
Đối với giới quan sát, những gì ghi trong Hiến chương rất hùng hồn, thế nhưng cần phải chờ xem các cam kết ghi trong văn kiện đó được thực thi ra sao.
Theo chuyên gia Hiro Katsumata thuộc Học Viện Nghiên Cứu Quốc Tế S. Rajaratnam ở Singapore thì vì uy tín và tính chính đáng trên trường quốc tế của mình, khối ASEAN đã đề ra một bản Hiến chương với nội dung đầy cao vọng. Tuy nhiên điều đó không có nghĩa là một số điều khoản trong bản Hiến chương sẽ được áp dụng trong thực tế, ''đặc biệt là những gì liên hệ tới nhân quyền và dân chủ''.
Còn ông Simon Tay, lãnh đạo Viện Nghiên cứu Quốc tế Singapore thì cho rằng việc ghi mục tiêu tôn trọng nhân quyền và dân chủ trong Hiến chương chưa đủ, khối ASEAN cần phải biến các mục tiêu này thành hiện thực.
Các nhà quan sát tuy nhiên không mấy tin tưởng về triển vọng khối ASEAN sớm tiến bước trên con đường tôn trọng nhân quyền và dân chủ. Lý do là vì ASEAN vẫn nhấn mạnh đến hai nguyên lý vận hành là đồng thuận và không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau. Chính là dựa trên thức tế này mà Tập đoàn quân sự Miến Điện đã ngang nhiên bác bỏ các lời can gián của ASEAN để tiếp tục chà đạp dân chủ và nhân quyền trên đất nước họ.
Ngoài ra, trong tiến trình soạn thảo Hiến chương, dưới sức ép của một số nước trong đó có Miến Điện, nhiều đề nghị mạnh mẽ của nhóm nhân sĩ ASEAN được giao trách nhiệm phác thảo nội dung Hiến chương đã bị giảm nhẹ, thậm chí bác bỏ hoàn toàn. Một trong những thí dụ điển hình là đề nghị của cựu tổng thống Philippines Fidel Ramos và cựu ngoại trưởng Indonexia Ali Alatas đòi trục xuất hay đình chỉ quy chế thành viên của các nước vi phạm Hiến chương. Đề nghị này đã bị hoàn toàn xóa bỏ trong bản dự thảo. Trường hợp của các nước vi phạm thì sẽ do Hội Nghị Thượng đỉnh giải quyết. Với nuyên tắc đồng thuận vẫn hiện hành thì phương án này sẽ không giải quyết được gì cả.
Ngoại trưởng Philippines Alberto Romulo từng đề nghị áp dụng một hình thức bỏ phiếu theo đa số, không cấn đến đồng thuận 100 %. Ý kiến này cũng bị bác bỏ.
Riêng về cơ chế nhân quyền được nêu lên trong Hiến chương, triển vọng cũng bị xem là không sáng sủa gì vì chỉ nói là ASEAN sẽ thành lập cơ chế này, nhưng không đặt ra thời hạn thiết lập.
Nhìn chung, vì những hạn chế như vừa nêu, giới phân tích hôm nay đều nhất trí là Hiến chương ASEAN còn rất yếu kém trong việc bảo vệ dân chủ và nhân quyền.
Căn cứ vào các điều khoản ghi trong dự thảo, các nhà phân tích hôm nay đã đồng loạt tỏ ý dè dặt về mục tiêu phát huy nhân quyền và dân chủ trong khu vực thường được giới lãnh đạo ASEAN nêu bật khi nói về văn kiện này.
Ngay trong chương đầu tiên, vấn đề củng cố dân chủ, phát huy và bảo vệ nhân quyền cùng với các quyền tự do căn bản đã được nêu lên thành mục tiêu và nguyên tắc vận hành của ASEAN trong số nhiều mục tiêu khác.
Điều khoản thứ 14 của bản Hiến chương cũng đã quy định việc thành lập một cơ chế nhân quyền của ASEAN.
Đối với giới quan sát, những gì ghi trong Hiến chương rất hùng hồn, thế nhưng cần phải chờ xem các cam kết ghi trong văn kiện đó được thực thi ra sao.
Theo chuyên gia Hiro Katsumata thuộc Học Viện Nghiên Cứu Quốc Tế S. Rajaratnam ở Singapore thì vì uy tín và tính chính đáng trên trường quốc tế của mình, khối ASEAN đã đề ra một bản Hiến chương với nội dung đầy cao vọng. Tuy nhiên điều đó không có nghĩa là một số điều khoản trong bản Hiến chương sẽ được áp dụng trong thực tế, ''đặc biệt là những gì liên hệ tới nhân quyền và dân chủ''.
Còn ông Simon Tay, lãnh đạo Viện Nghiên cứu Quốc tế Singapore thì cho rằng việc ghi mục tiêu tôn trọng nhân quyền và dân chủ trong Hiến chương chưa đủ, khối ASEAN cần phải biến các mục tiêu này thành hiện thực.
Các nhà quan sát tuy nhiên không mấy tin tưởng về triển vọng khối ASEAN sớm tiến bước trên con đường tôn trọng nhân quyền và dân chủ. Lý do là vì ASEAN vẫn nhấn mạnh đến hai nguyên lý vận hành là đồng thuận và không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau. Chính là dựa trên thức tế này mà Tập đoàn quân sự Miến Điện đã ngang nhiên bác bỏ các lời can gián của ASEAN để tiếp tục chà đạp dân chủ và nhân quyền trên đất nước họ.
Ngoài ra, trong tiến trình soạn thảo Hiến chương, dưới sức ép của một số nước trong đó có Miến Điện, nhiều đề nghị mạnh mẽ của nhóm nhân sĩ ASEAN được giao trách nhiệm phác thảo nội dung Hiến chương đã bị giảm nhẹ, thậm chí bác bỏ hoàn toàn. Một trong những thí dụ điển hình là đề nghị của cựu tổng thống Philippines Fidel Ramos và cựu ngoại trưởng Indonexia Ali Alatas đòi trục xuất hay đình chỉ quy chế thành viên của các nước vi phạm Hiến chương. Đề nghị này đã bị hoàn toàn xóa bỏ trong bản dự thảo. Trường hợp của các nước vi phạm thì sẽ do Hội Nghị Thượng đỉnh giải quyết. Với nuyên tắc đồng thuận vẫn hiện hành thì phương án này sẽ không giải quyết được gì cả.
Ngoại trưởng Philippines Alberto Romulo từng đề nghị áp dụng một hình thức bỏ phiếu theo đa số, không cấn đến đồng thuận 100 %. Ý kiến này cũng bị bác bỏ.
Riêng về cơ chế nhân quyền được nêu lên trong Hiến chương, triển vọng cũng bị xem là không sáng sủa gì vì chỉ nói là ASEAN sẽ thành lập cơ chế này, nhưng không đặt ra thời hạn thiết lập.
Nhìn chung, vì những hạn chế như vừa nêu, giới phân tích hôm nay đều nhất trí là Hiến chương ASEAN còn rất yếu kém trong việc bảo vệ dân chủ và nhân quyền.
Trọng Nghĩa
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét