14/11/2007_ Đầu tuần, ngoại trưởng Singapore George Yeo công du New Delhi nhằm vận động Ấn độ có lập trường chung, gây sức ép với giới tướng lãnh cầm quyền tại Miến điện. Tuy nhiên, đây là một nhiệm vụ bất khả thi.
Miến điện là một đối tác mà Ấn độ không dễ gì bỏ rơi. Trong mươi năm qua, New Delhi đã quay sang Miến điện, biến nước này thành một đầu cầu để làm ăn buôn bán, thâm nhập vào Đông Nam Á. Việc hậu thuẫn cho chế độ quân phiệt Miến điện bắt nguồn từ ba nhu cầu của Ấn độ. Thứ nhất là cân bằng hoá ảnh hưởng của Trung quốc. Thứ nhì là tranh giành các nguồn năng lượng quý giá của nước này. Và cuối cùng, tranh thủ sự hợp tác của quân đội Miến điện để chống lại các phong trào phiến loạn hoạt động ở khu vực biên giới hai nước. Đáng chú ý là biên giới giữa Miến điện và Ấn độ trải dài trên 1371 cây số. Nhiều sắc dân thiểu số của Ấn độ đã thường xuyên sử dụng cứ địa đặt trên đất Miến điện để hoạt động chống phá New Delhi.
Phải công nhận rằng khi quân đội Miến điện nổ súng vào đoàn biểu tình năm 1988, Ấn độ lúc đó đã bênh vực cho phong trào dân chủ và cho bà Aung San Suu Kyi. Do đó, cho đến giữa thập niên 90, New Delhi đã phải chịu khoanh tay để nhìn Bắc kinh ngày càng bành trướng ảnh hưởng tại Miến điện, một nước thuộc sân sau của Ấn độ. Có một ví dụ điển hình cho thấy bắt đầu từ giữa những năm 90 trở đi của thế kỷ trưóc, Ấn độ buộc phải rà soát lại lập trường chống đối tập đoàn quân phiệt Miến điện và thay đổi hẳn chính sách này, quay sang hợp tác với họ. Đó là việc chương trình tiếng Miến điện của đài phát thanh All India Radio, gọi tắt là AIR, vào giữa thập niên 90 đã thôi không còn chỉ trích chính quyền Miến điện. Ngày nay, chương trình tiếng Miến điện của AIR vẫn còn tồn tại nhưng chủ yếu chỉ giới thiệu âm nhạc và văn hóa. Cũng từ mươi năm nay, New Delhi bắt đầu ve vãn chính phủ Miến điện và xem nước này là con bài không thể thiếu vắng trong chính sách Look East, có nghĩa là Đông tiến.
Vậy là việc thắt chặt quan hệ song phương bắt đầu mang lại nhiều thành tựu cho New Delhi kể từ năm 2000 đến nay. Viên chức chính quyền hai nước thường xuyên tiếp xúc với nhau, mậu dịch phát triển, quan hệ văn hóa lâu đời cũng khởi sắc.
Theo báo Asia Times trên mạng, New Delhi đặt mục tiêu cho năm nay là đạt một tỷ đô la trong trao đổi thương mại song phương. Ấn độ cung cấp cho Miến điện trang thiết bị quân sự. Ấn độ ngấp nghé các tài nguyên của Miến điện như khí đốt. New Delhi cũng muốn cạnh tranh, giành hợp đồng xây dựng nhà máy thủy điện cho nước này, bên cạnh nhiều chương trình xây dựng hạ tầng cơ sở khác. Về phần mình, Miến điện xuất khẩu sang Ấn độ nông sản, thủy sản và nhập khẩu trang thiết bị công nghiệp, nhiều loại máy móc, vải sợi, dược phẩm và nhiều mặt hàng tiêu dùng khác của New Delhi.
Nhưng quan trọng hơn cả đối với cả hai quốc gia, họ đều mong dựa vào nhau trong các lĩnh vực ngoại giao và chính trị. Miến điện mong kéo Ân độ về phía mình để đa dạng hoá quan hệ, tránh tình trạng phụ thuộc một trăm phần trăm vào Trung quốc, còn New Delhi cũng phần nào được trấn an khi thành công tranh giành ảnh hưởng với Trung quốc tại một quốc gia láng giềng vừa giàu tài nguyên thiên nhiên, vừa ở vị trí chiến lược rất quan trọng tại khu vực Ấn độ dương
Bảo Thạch
(Ảnh www.myanmar.gov.mm: Tướng Than Shwe gặp ngoại trưởng Ấn độ Shri K Natwar Singh, ngày 25/10/2004, trong chuyến công du New Delhi của lãnh đạo số một Miến điện)
Miến điện là một đối tác mà Ấn độ không dễ gì bỏ rơi. Trong mươi năm qua, New Delhi đã quay sang Miến điện, biến nước này thành một đầu cầu để làm ăn buôn bán, thâm nhập vào Đông Nam Á. Việc hậu thuẫn cho chế độ quân phiệt Miến điện bắt nguồn từ ba nhu cầu của Ấn độ. Thứ nhất là cân bằng hoá ảnh hưởng của Trung quốc. Thứ nhì là tranh giành các nguồn năng lượng quý giá của nước này. Và cuối cùng, tranh thủ sự hợp tác của quân đội Miến điện để chống lại các phong trào phiến loạn hoạt động ở khu vực biên giới hai nước. Đáng chú ý là biên giới giữa Miến điện và Ấn độ trải dài trên 1371 cây số. Nhiều sắc dân thiểu số của Ấn độ đã thường xuyên sử dụng cứ địa đặt trên đất Miến điện để hoạt động chống phá New Delhi.
Phải công nhận rằng khi quân đội Miến điện nổ súng vào đoàn biểu tình năm 1988, Ấn độ lúc đó đã bênh vực cho phong trào dân chủ và cho bà Aung San Suu Kyi. Do đó, cho đến giữa thập niên 90, New Delhi đã phải chịu khoanh tay để nhìn Bắc kinh ngày càng bành trướng ảnh hưởng tại Miến điện, một nước thuộc sân sau của Ấn độ. Có một ví dụ điển hình cho thấy bắt đầu từ giữa những năm 90 trở đi của thế kỷ trưóc, Ấn độ buộc phải rà soát lại lập trường chống đối tập đoàn quân phiệt Miến điện và thay đổi hẳn chính sách này, quay sang hợp tác với họ. Đó là việc chương trình tiếng Miến điện của đài phát thanh All India Radio, gọi tắt là AIR, vào giữa thập niên 90 đã thôi không còn chỉ trích chính quyền Miến điện. Ngày nay, chương trình tiếng Miến điện của AIR vẫn còn tồn tại nhưng chủ yếu chỉ giới thiệu âm nhạc và văn hóa. Cũng từ mươi năm nay, New Delhi bắt đầu ve vãn chính phủ Miến điện và xem nước này là con bài không thể thiếu vắng trong chính sách Look East, có nghĩa là Đông tiến.
Vậy là việc thắt chặt quan hệ song phương bắt đầu mang lại nhiều thành tựu cho New Delhi kể từ năm 2000 đến nay. Viên chức chính quyền hai nước thường xuyên tiếp xúc với nhau, mậu dịch phát triển, quan hệ văn hóa lâu đời cũng khởi sắc.
Theo báo Asia Times trên mạng, New Delhi đặt mục tiêu cho năm nay là đạt một tỷ đô la trong trao đổi thương mại song phương. Ấn độ cung cấp cho Miến điện trang thiết bị quân sự. Ấn độ ngấp nghé các tài nguyên của Miến điện như khí đốt. New Delhi cũng muốn cạnh tranh, giành hợp đồng xây dựng nhà máy thủy điện cho nước này, bên cạnh nhiều chương trình xây dựng hạ tầng cơ sở khác. Về phần mình, Miến điện xuất khẩu sang Ấn độ nông sản, thủy sản và nhập khẩu trang thiết bị công nghiệp, nhiều loại máy móc, vải sợi, dược phẩm và nhiều mặt hàng tiêu dùng khác của New Delhi.
Nhưng quan trọng hơn cả đối với cả hai quốc gia, họ đều mong dựa vào nhau trong các lĩnh vực ngoại giao và chính trị. Miến điện mong kéo Ân độ về phía mình để đa dạng hoá quan hệ, tránh tình trạng phụ thuộc một trăm phần trăm vào Trung quốc, còn New Delhi cũng phần nào được trấn an khi thành công tranh giành ảnh hưởng với Trung quốc tại một quốc gia láng giềng vừa giàu tài nguyên thiên nhiên, vừa ở vị trí chiến lược rất quan trọng tại khu vực Ấn độ dương
Bảo Thạch
(Ảnh www.myanmar.gov.mm: Tướng Than Shwe gặp ngoại trưởng Ấn độ Shri K Natwar Singh, ngày 25/10/2004, trong chuyến công du New Delhi của lãnh đạo số một Miến điện)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét