10/11/2007_ Tại Pakistan, cựu thủ tướng Benazir Bhutto đi đầu trong phong trào biểu tình chống tổng thống Pakistan.
Được tự do trở lại sau khi lệnh quản thúc tại gia được bãi bỏ, cựu thủ tướng Benazir Bhutto tiếp tục thách thức tổng thống Pervez Musharraf khi tham gia một cuộc biểu tình hôm nay và nhất quyết tổ chức một cuộc tuần hành vào thứ ba tuần tới. Như vậy, cựu thủ tướng Benzir Bhutto nay bổng trở thành người đi tiên phong trong phong trào biểu tình chống tổng thống Pakistan.
Như ta đã biết, cựu thủ tướng Benazir Bhutto đã phải sống lưu vong ở nước ngoài trong tám năm vì bà bị tố cáo biển thủ công quỹ trong hai lần cầm quyền, từ 1988 đến 1990 và từ 1993 đến 1996. Nhưng cách đây ba tuần, bà Bhutto đã hồi hương sau khi được tổng thống Musharraf ân xá để tiếp tục thương lượng một thỏa thuận chia quyền lãnh đạo. Theo thỏa thuận này, sau cuộc bầu cử Quốc hội đầu năm 2008, bà Bhutto sẽ trở lại làm thủ tướng cầm quyền cùng với tổng thống Mushrraf, vừa tái đắc cử. Giải pháp này được sự ủng hộ của Hoa Kỳ vì Washington rất muốn thấy có ổn định chính trị tại Pakistan, đồng minh thiết yếu của Mỹ trong cuộc chiến chống khủng bố. Nhưng thứ bảy tuần trước, tổng thống Musharraf làm đảo lộn mọi dự tính, khi bất ngờ ban hành tình trạng khẩn cấp và đình chỉ Hiến pháp Pakistan.
Bốn ngày sau, tức là thứ tư vừa qua, từ đồng minh trở thàn đối thủ, bà Bhutto kêu gọi dân chúng Pakistan biểu tình phản đối việc ban hành tình trạng khẩn cấp. Dần dần, bà Bhutto trở thành gần như là biểu tượng của phong trào đấu tranh cho dân chủ ở Pakistan. Chính là nhằm ngăn không cho bà dẫn đầu một cuộc biểu tình chống tổng thống Musharraf mà hôm qua, chính quyền Islamabad đã quyết định quản thúc tại gia cựu thủ tướng Pakistan. Nhưng bà Bhutto đã khôn khéo biến tình trạng này thành một màn trình diễn để thu hút hơn nữa sự chú ý dư luận. Bà ra đứng đằng sau hàng rào kẽm gai để báo chí quay phim, chụp ảnh, trả lời các cuộc phỏng vấn qua điện thoại di động. Như một vị anh hùng, bà Bhutto nói qua loa phóng thanh với đám đông ủng hộ viên đứng bên kia hàng rào kẽm gai : '' Tôi phải cứu thoát đồng bào''.
Nhưng những đối thủ của bà Bhutto trong phe đối lập hôm nay đã chế diễu màn trình diễn của cựu thủ tướng Pakistan. Những nhà lãnh đối lập khác thì yêu cầu bà Bhutto phải nói rõ là bà đứng hẳn về phe nào. Nói chung, nhiều nhà lãnh đạo phe đối lập đã tỏ vẻ nghi ngờ về sự thành thực của Benazir Bhutto kể từ khi bà thay đổi chiến lược, nhất là vì bà Bhutto vẫn không đòi tổng thống Musharraf từ chức, như yêu cầu của những người đã xuống đường ngay từ khi tình trạng khẩn cấp được ban hành.
Một số nhà viết xã luận hôm qua thậm chí còn nghi ngờ là bà Bhutto tiếp tục bí mật thương lượng thoả thuận chia quyền lãnh đạo với tổng thống Musharraf. Cho tới nay, một bộ phận quan trọng trong dân chúng Pakistan vẫn chỉ trích bà Bhutto chấp nhận liên kết với một kẻ đã giành chính quyền năm 1999 bằng một cuộc đảo chính. Một số nhà phân tích nhận định rằng, trong cuộc khủng hoảng hiện nay, bà Bhutto đang chọn một hình thức ''đối đầu có chừng mực'', gia tăng áp lực lên chính quyền Musharraf để đòi thêm nhân nhượng cho đảng của bà sau này.
Thanh Phương
Được tự do trở lại sau khi lệnh quản thúc tại gia được bãi bỏ, cựu thủ tướng Benazir Bhutto tiếp tục thách thức tổng thống Pervez Musharraf khi tham gia một cuộc biểu tình hôm nay và nhất quyết tổ chức một cuộc tuần hành vào thứ ba tuần tới. Như vậy, cựu thủ tướng Benzir Bhutto nay bổng trở thành người đi tiên phong trong phong trào biểu tình chống tổng thống Pakistan.
Như ta đã biết, cựu thủ tướng Benazir Bhutto đã phải sống lưu vong ở nước ngoài trong tám năm vì bà bị tố cáo biển thủ công quỹ trong hai lần cầm quyền, từ 1988 đến 1990 và từ 1993 đến 1996. Nhưng cách đây ba tuần, bà Bhutto đã hồi hương sau khi được tổng thống Musharraf ân xá để tiếp tục thương lượng một thỏa thuận chia quyền lãnh đạo. Theo thỏa thuận này, sau cuộc bầu cử Quốc hội đầu năm 2008, bà Bhutto sẽ trở lại làm thủ tướng cầm quyền cùng với tổng thống Mushrraf, vừa tái đắc cử. Giải pháp này được sự ủng hộ của Hoa Kỳ vì Washington rất muốn thấy có ổn định chính trị tại Pakistan, đồng minh thiết yếu của Mỹ trong cuộc chiến chống khủng bố. Nhưng thứ bảy tuần trước, tổng thống Musharraf làm đảo lộn mọi dự tính, khi bất ngờ ban hành tình trạng khẩn cấp và đình chỉ Hiến pháp Pakistan.
Bốn ngày sau, tức là thứ tư vừa qua, từ đồng minh trở thàn đối thủ, bà Bhutto kêu gọi dân chúng Pakistan biểu tình phản đối việc ban hành tình trạng khẩn cấp. Dần dần, bà Bhutto trở thành gần như là biểu tượng của phong trào đấu tranh cho dân chủ ở Pakistan. Chính là nhằm ngăn không cho bà dẫn đầu một cuộc biểu tình chống tổng thống Musharraf mà hôm qua, chính quyền Islamabad đã quyết định quản thúc tại gia cựu thủ tướng Pakistan. Nhưng bà Bhutto đã khôn khéo biến tình trạng này thành một màn trình diễn để thu hút hơn nữa sự chú ý dư luận. Bà ra đứng đằng sau hàng rào kẽm gai để báo chí quay phim, chụp ảnh, trả lời các cuộc phỏng vấn qua điện thoại di động. Như một vị anh hùng, bà Bhutto nói qua loa phóng thanh với đám đông ủng hộ viên đứng bên kia hàng rào kẽm gai : '' Tôi phải cứu thoát đồng bào''.
Nhưng những đối thủ của bà Bhutto trong phe đối lập hôm nay đã chế diễu màn trình diễn của cựu thủ tướng Pakistan. Những nhà lãnh đối lập khác thì yêu cầu bà Bhutto phải nói rõ là bà đứng hẳn về phe nào. Nói chung, nhiều nhà lãnh đạo phe đối lập đã tỏ vẻ nghi ngờ về sự thành thực của Benazir Bhutto kể từ khi bà thay đổi chiến lược, nhất là vì bà Bhutto vẫn không đòi tổng thống Musharraf từ chức, như yêu cầu của những người đã xuống đường ngay từ khi tình trạng khẩn cấp được ban hành.
Một số nhà viết xã luận hôm qua thậm chí còn nghi ngờ là bà Bhutto tiếp tục bí mật thương lượng thoả thuận chia quyền lãnh đạo với tổng thống Musharraf. Cho tới nay, một bộ phận quan trọng trong dân chúng Pakistan vẫn chỉ trích bà Bhutto chấp nhận liên kết với một kẻ đã giành chính quyền năm 1999 bằng một cuộc đảo chính. Một số nhà phân tích nhận định rằng, trong cuộc khủng hoảng hiện nay, bà Bhutto đang chọn một hình thức ''đối đầu có chừng mực'', gia tăng áp lực lên chính quyền Musharraf để đòi thêm nhân nhượng cho đảng của bà sau này.
Thanh Phương
(Ảnh :www.archievement.org)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét