02/11/2007_ Trung Quốc đồng ý để Tổ Chức Hợp Tác Thượng Hải SCO liên kết với Tổ Chức Hiệp Ước An Ninh Tập Thể CSTO nhưng vẫn nuôi ý định hạn chế ảnh hưởng của Nga.
Vào thượng tuần tháng 10 vừa qua, khi hai tổ chức Hợp tác Thượng Hải SCO (Shanghai Cooperation Organization) và Hiệp Ước An Ninh Tập Thể CSTO (Collective Security Treaty Organization) ký kết thỏa thuận ghi nhớ về việc tăng cường hợp tác an ninh giữa hai bên, giới quan sát đều cho rằng đây là một liên minh do Nga và Trung Quốc đứng đầu, nhằm cạnh tranh với khối Bắc Đại Tây Dương NATO của phương Tây.
Một nhật báo ở Nga đã không ngần ngại mệnh danh Liên Minh SCO-CSTO là một NATO Nga - Trung, tức là một khối quân sự chính trị ‘’sẽ vươn lên thách thức NATO không chỉ ở vùng Trung Á, mà trên toàn khu vực Á Âu’’. Giới phân tích đã gắn liền thỏa thuận liên minh giữa SCO và CSTO với sự kiện là chỉ trước đó ít lâu, Tổ Chức Hợp tác Thượng Hải đã mở một cuộc tập trận với quy mô hùng hậu, trải rộng từ Trung Quốc qua Nga, huy động lực lượng của cả sáu thành viên.
Phải nói rằng trong vùng Trung Á hiện nay, SCO và CSTO là hai tổ chức duy nhất chú ý đến vấn đế an ninh. Tổ Chức Hiệp Ước An Ninh Tập Thể CSTO, thường được mệnh danh là Khối Hiệp Ước Vacxava 2, là một liên minh quân sự đích thực, bao hàm cả nghiã vụ trợ giúp trực tiếp về mặt quân sự khi cần thiết. Còn Tổ Chức Hợp tác Thượng Hải SCO thì không hoàn toàn là một liên minh quân sự, chỉ quan tâm đến một số vấn đề an ninh gọi là nhẹ, như tội phạm xuyên quốc gia, buôn bán ma túy, khủng bố... Tuy vậy, cả hai đều đóng vai trò duy trì ổn định trong khu vực.
Vấn đề đặt ra là nếu CSTO hoàn toàn do Nga khống chế, thì SCO lại là một tổ chức mà họ phải chia quyền lãnh đạo với Trung Quốc. Chính vì muốn củng cố thêm vai trò đàn anh của mình tại vùng Trung Á mà ngay từ năm 2003, Nga đã tìm cách thuyết phục Trung Quốc đồng ý bật đèn xanh cho thỏa thuận liên minh giữa hai khối..
Tuy nhiên, Bắc Kinh vẫn dè dặt với liên minh này và phải chờ đến tháng 10 vừa qua thì thỏa thuận hợp tác mới được ký kết. Theo ghi nhận của các nhà phân tích, ngay cả khi đồng ý để cho liên minh SCO - CSTO được hình thành, Trung Quốc vẫn không muốn dấn thân quá sâu vào liên minh này. Ngôn từ của thỏa thuận ghi nhớ ký kết ngày 05/10/2007 rất chung chung và thận trọng.
Theo ông Marcin Kaczmarski, chuyên gia về Nga tại Học Viện Quan Hệ quốc tế Warsaw, thì Bắc Kinh không muốn bị Matxkơva lôi cuốn vào một liên minh chống Phương Tây do Nga lãnh đạo.
Mặt khác, Bắc Kinh cũng không muốn thấy Mátxcơva chiếm lĩnh một vai trò quá lớn trong một khu vực giầu năng lượng mà Trung Quốc đang cố gắng chen chân vào bằng cách ký kết các thỏa thuận song phương với từng quốc gia Trung Á hay thông qua cơ chế Tổ Chức Hợp tác Thượng Hải trong đó Trung Quốc có tiếng nói quyết định. Trong một chừng mực nào đó, có thể nói rằng trong Tổ Chức Hợp tác Thượng Hải hay trong liên minh SCO - CSTO quan hệ giữa Trung Quốc và Nga mang tính chất ‘’đồng sàng dị mộng’’.
Không phải ngẫu nhiên mà nhân dịp đi dự Hội Nghị cấp Thủ Tướng của Tổ Chức Hợp tác Thượng Hải khai mạc tại Tashkent ngày 02/11/2007, thủ tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo sẽ tranh thủ công du 4 nước trong vùng, trong đó có Uzbekistan và Turkmenistan.
Vào thượng tuần tháng 10 vừa qua, khi hai tổ chức Hợp tác Thượng Hải SCO (Shanghai Cooperation Organization) và Hiệp Ước An Ninh Tập Thể CSTO (Collective Security Treaty Organization) ký kết thỏa thuận ghi nhớ về việc tăng cường hợp tác an ninh giữa hai bên, giới quan sát đều cho rằng đây là một liên minh do Nga và Trung Quốc đứng đầu, nhằm cạnh tranh với khối Bắc Đại Tây Dương NATO của phương Tây.
Một nhật báo ở Nga đã không ngần ngại mệnh danh Liên Minh SCO-CSTO là một NATO Nga - Trung, tức là một khối quân sự chính trị ‘’sẽ vươn lên thách thức NATO không chỉ ở vùng Trung Á, mà trên toàn khu vực Á Âu’’. Giới phân tích đã gắn liền thỏa thuận liên minh giữa SCO và CSTO với sự kiện là chỉ trước đó ít lâu, Tổ Chức Hợp tác Thượng Hải đã mở một cuộc tập trận với quy mô hùng hậu, trải rộng từ Trung Quốc qua Nga, huy động lực lượng của cả sáu thành viên.
Phải nói rằng trong vùng Trung Á hiện nay, SCO và CSTO là hai tổ chức duy nhất chú ý đến vấn đế an ninh. Tổ Chức Hiệp Ước An Ninh Tập Thể CSTO, thường được mệnh danh là Khối Hiệp Ước Vacxava 2, là một liên minh quân sự đích thực, bao hàm cả nghiã vụ trợ giúp trực tiếp về mặt quân sự khi cần thiết. Còn Tổ Chức Hợp tác Thượng Hải SCO thì không hoàn toàn là một liên minh quân sự, chỉ quan tâm đến một số vấn đề an ninh gọi là nhẹ, như tội phạm xuyên quốc gia, buôn bán ma túy, khủng bố... Tuy vậy, cả hai đều đóng vai trò duy trì ổn định trong khu vực.
Vấn đề đặt ra là nếu CSTO hoàn toàn do Nga khống chế, thì SCO lại là một tổ chức mà họ phải chia quyền lãnh đạo với Trung Quốc. Chính vì muốn củng cố thêm vai trò đàn anh của mình tại vùng Trung Á mà ngay từ năm 2003, Nga đã tìm cách thuyết phục Trung Quốc đồng ý bật đèn xanh cho thỏa thuận liên minh giữa hai khối..
Tuy nhiên, Bắc Kinh vẫn dè dặt với liên minh này và phải chờ đến tháng 10 vừa qua thì thỏa thuận hợp tác mới được ký kết. Theo ghi nhận của các nhà phân tích, ngay cả khi đồng ý để cho liên minh SCO - CSTO được hình thành, Trung Quốc vẫn không muốn dấn thân quá sâu vào liên minh này. Ngôn từ của thỏa thuận ghi nhớ ký kết ngày 05/10/2007 rất chung chung và thận trọng.
Theo ông Marcin Kaczmarski, chuyên gia về Nga tại Học Viện Quan Hệ quốc tế Warsaw, thì Bắc Kinh không muốn bị Matxkơva lôi cuốn vào một liên minh chống Phương Tây do Nga lãnh đạo.
Mặt khác, Bắc Kinh cũng không muốn thấy Mátxcơva chiếm lĩnh một vai trò quá lớn trong một khu vực giầu năng lượng mà Trung Quốc đang cố gắng chen chân vào bằng cách ký kết các thỏa thuận song phương với từng quốc gia Trung Á hay thông qua cơ chế Tổ Chức Hợp tác Thượng Hải trong đó Trung Quốc có tiếng nói quyết định. Trong một chừng mực nào đó, có thể nói rằng trong Tổ Chức Hợp tác Thượng Hải hay trong liên minh SCO - CSTO quan hệ giữa Trung Quốc và Nga mang tính chất ‘’đồng sàng dị mộng’’.
Không phải ngẫu nhiên mà nhân dịp đi dự Hội Nghị cấp Thủ Tướng của Tổ Chức Hợp tác Thượng Hải khai mạc tại Tashkent ngày 02/11/2007, thủ tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo sẽ tranh thủ công du 4 nước trong vùng, trong đó có Uzbekistan và Turkmenistan.
Trọng Nghĩa
(Ảnh AP: Hồ Cẩm Đào và Vladimir Puntine quan sát cuộc tập trận chung Nga-Trung ở Chebarkul, ngày 17/08/2007)
(Ảnh AP: Hồ Cẩm Đào và Vladimir Puntine quan sát cuộc tập trận chung Nga-Trung ở Chebarkul, ngày 17/08/2007)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét