03/05/2008_ Cũng như mọi năm, Uỷ ban Tự do Tôn giáo Quốc tế của Mỹ đưa ra những khuyến cáo với bộ Ngoại giao Hoa Kỳ trước khi bộ này soạn thảo bản báo cáo thường niên về tình hình tự do tôn giáo trên thế giới. Trong những khuyến cáo đưa ra ngày hôm qua, Uỷ ban Tự do Tôn giáo Quốc tế đã đề nghị Ngoại trưởng Mỹ Condoleezza Rice đưa tên Việt Nam trở lại danh sách các quốc gia vi phạm quyền tự do tôn giáo.
Việt Nam đã bị Hoa Kỳ đặt trong danh sách các quốc gia cần quan tâm đặc biệt về tự do tôn giáo từ năm 2004, nhưng đến tháng 11 năm 2006, Việt Nam đã được rút tên khỏi danh sách này, ngay trước khi Tổng thống George Bush đến thăm Việt Nam và dự Hội nghị Thượng đỉnh APEC tại Hà Nội. Đáp lại khuyến cáo của Uỷ ban Tự do Tôn giáo Quốc tế, phát ngôn viên bộ Ngoại giao Mỹ Tom Casey giải thích rằng, vào năm 2006, họ đã rút tên Việt Nam ra khỏi danh sách đen là vì lúc đó Hà Nội đã giải quyết những vấn đề mà đối với bộ Ngoại giao Mỹ là những vi phạm quyền tự do tôn giáo trầm trọng nhất. Ông Casey nhấn mạnh là từ đó cho đến nay, đã có nhiều thay đổi ở Việt Nam, chẳng hạn như chính quyền đã trả tự do cho một số tù nhân tôn giáo, cho mở lại những nơi thờ phượng trước đây bị đóng cửa, ra một đạo luật ngăn cấm việc cưỡng ép bỏ đạo. Phát ngôn viên bộ Ngoại giao Mỹ nhìn nhận là vẫn còn một số vấn đề về tự do tôn giáo ở Việt Nam, nhưng không đáng để Việt Nam bị đưa trở lại vào danh sách đen.
Đây không phải là ý kiến của Uỷ ban Tự do Tôn giáo Quốc tế. Ông Leonard Leo, một thành viên Ủy ban này nói rằng rút tên Việt Nam ra khỏi danh sách đen là « quá sớm ». Trong bản báo cáo công bố hôm qua, Uỷ ban Tự do Tôn giáo Quốc tế của Mỹ cho biết là chính phủ Hà Nội tiếp tục giam cầm hàng chục người đấu tranh cho tự do tôn giáo ở Việt Nam. Theo Ủy ban, chính quyền Việt Nam vẫn thường xách nhiễu, sánh đập, bắt bớ, giam cầm và phân biệt đối xử những lãnh đạo tôn giáo và tín đồ sắc tộc thiểu số của các giáo hội Tin lành, Phật Giáo Hòa Hảo, Mennonite, Phật giáo Khơme Krom và những tăng ni Phật tử thuộc Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất, hiện vẫn bị cấm hoạt động. Vào tháng 10 năm ngoái, một phái đoàn của Uỷ ban Tự do Tôn giáo Quốc tế của Mỹ đã đến Việt Nam và nhận thấy rằng những tiến bộ về tự do tôn giáo không đồng đều: những cải thiện đối với một số cộng đồng tôn giáo này lại chưa được mở rộng sang các cộng đồng khác, luật lệ của quốc gia không được áp dụng đầy đủ ở cấp điạ phương và cấp tỉnh thành.
Việt Nam đã bị Hoa Kỳ đặt trong danh sách các quốc gia cần quan tâm đặc biệt về tự do tôn giáo từ năm 2004, nhưng đến tháng 11 năm 2006, Việt Nam đã được rút tên khỏi danh sách này, ngay trước khi Tổng thống George Bush đến thăm Việt Nam và dự Hội nghị Thượng đỉnh APEC tại Hà Nội. Đáp lại khuyến cáo của Uỷ ban Tự do Tôn giáo Quốc tế, phát ngôn viên bộ Ngoại giao Mỹ Tom Casey giải thích rằng, vào năm 2006, họ đã rút tên Việt Nam ra khỏi danh sách đen là vì lúc đó Hà Nội đã giải quyết những vấn đề mà đối với bộ Ngoại giao Mỹ là những vi phạm quyền tự do tôn giáo trầm trọng nhất. Ông Casey nhấn mạnh là từ đó cho đến nay, đã có nhiều thay đổi ở Việt Nam, chẳng hạn như chính quyền đã trả tự do cho một số tù nhân tôn giáo, cho mở lại những nơi thờ phượng trước đây bị đóng cửa, ra một đạo luật ngăn cấm việc cưỡng ép bỏ đạo. Phát ngôn viên bộ Ngoại giao Mỹ nhìn nhận là vẫn còn một số vấn đề về tự do tôn giáo ở Việt Nam, nhưng không đáng để Việt Nam bị đưa trở lại vào danh sách đen.
Đây không phải là ý kiến của Uỷ ban Tự do Tôn giáo Quốc tế. Ông Leonard Leo, một thành viên Ủy ban này nói rằng rút tên Việt Nam ra khỏi danh sách đen là « quá sớm ». Trong bản báo cáo công bố hôm qua, Uỷ ban Tự do Tôn giáo Quốc tế của Mỹ cho biết là chính phủ Hà Nội tiếp tục giam cầm hàng chục người đấu tranh cho tự do tôn giáo ở Việt Nam. Theo Ủy ban, chính quyền Việt Nam vẫn thường xách nhiễu, sánh đập, bắt bớ, giam cầm và phân biệt đối xử những lãnh đạo tôn giáo và tín đồ sắc tộc thiểu số của các giáo hội Tin lành, Phật Giáo Hòa Hảo, Mennonite, Phật giáo Khơme Krom và những tăng ni Phật tử thuộc Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất, hiện vẫn bị cấm hoạt động. Vào tháng 10 năm ngoái, một phái đoàn của Uỷ ban Tự do Tôn giáo Quốc tế của Mỹ đã đến Việt Nam và nhận thấy rằng những tiến bộ về tự do tôn giáo không đồng đều: những cải thiện đối với một số cộng đồng tôn giáo này lại chưa được mở rộng sang các cộng đồng khác, luật lệ của quốc gia không được áp dụng đầy đủ ở cấp điạ phương và cấp tỉnh thành.
Nói chung, Uỷ ban Tự do Tôn giáo Quốc tế nhận định rằng, kể từ khi Việt Nam được rút tên khỏi danh sách các quốc gia cần quan tâm đặc biệt và kể từ khi gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới, những tiến bộ về tự do tôn giáo ở Việt Nam đã không theo kịp nhịp độ của những tiến bộ khác trong quan hệ Mỹ-Việt. Các vụ bắt bớ, giam cầm, phân biệt đối xử vì lý do tôn giáo do giới chức điạ phương gây ra vẫn tiếp diễn. Chính quyền trung ương thì vẫn nghi ngờ các lãnh đạo tôn giáo là có mưu đồ chính trị. Hơn nữa, Việt Nam tiếp tục đàn áp các nhà đấu tranh cho nhân quyền và các quyền tự do ở Việt Nam, trong đó có cả các lãnh đạo tôn giáo. Chính vì những lý do trên, Uỷ ban Tự do Tôn giáo Quốc tế đề nghị đưa Việt Nam trở lại danh sách các quốc gia cần quan tâm đặc biệt. Nhưng, như ta đã thấy ở trên, chắc là bộ Nngoại giao Mỹ sẽ không làm theo khuyến cáo của Uỷ ban này.
Thanh Phương
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét