24/05/2008_ Lượng gạo dư thừa của Nhật Bản có thể giúp giảm nhẹ khủng hoảng lương thực toàn cầu.
Theo tính toán của Trung tâm Phát triển Toàn cầu, một tổ chức của Mỹ, giá gạo trên thị trường thế giới đã tăng vọt trong những tháng gần đầy, từ 375 đôla vào tháng 12 năm ngoái lên tới 1.100 đôla một tấn trong tháng tư . Nhưng đối với người tiêu dùng Nhật Bản, giá gạo như thế hãy còn thấp, vì từ nhiều thập niên qua, loại lương thực này ở Nhật rất là đắt, thường xuyên vượt quá ngưỡng 2.000 đôla một tấn. Được bảo hộ rất chặt chẽ, thị trường Nhật Bản có thể nói là hoàn toàn độc lập với thị trường thế giới. Tại Nhật Bản, giới nông gia từ lâu vẫn là chỗ dựa vững chắc của đảng Tự do Dân chủ, đảng cánh hữu cầm quyền gần như liên tục từ hơn nửa thế kỷ qua. Chính vì vậy mà các nông trại nhỏ vẫn được Nhà nước trợ cấp một cách hậu hỹ, cho dù những nông trại này không hề có chút hiệu quả kinh tế và cho dù hiện nay dân Nhật tiêu thụ ngày càng ít gạo. Họ thích ăn nouilles, bánh mì và các thực phẩm khác của phương Tây hơn.
Theo bộ Nông nghiệp Nhật Bản, trong năm 2007, nước này đã sản xuất 8,71 triệu tấn gạo, mà trong đó chỉ có một số lượng rất ít được xuất khẩu. Đã dư thừa gạo như vậy, Nhật Bản lại còn buộc phải nhập thêm 770.000 tấn gạo mỗi năm, để đáp ứng đúng tiêu chuẩn tối thiểu về mở cửa thị trường, theo quy định của Tổ chức Thương mại Thế giới. Gạo này chủ yếu là nhập từ các nước Hoa Kỳ, Thái Lan và Việt Nam. Thế nhưng, dân Nhật hầu như không bao giờ nhìn thấy mặt mũi những hạt gạo đó, bởi lẽ để bảo vệ các nông gia, chính phủ Tokyo đã hứa là sẽ không bao giờ để cho gạo nhập được bán ra thị trường nội địa. Chính vì những lý do nêu trên mà hiện nay tại Nhật Bản, 2,3 triệu tấn gạo đang được Nhà nước trữ trong các nhà kho khổng lồ trang bị máy lạnh, trong đó có một triệu tấn là gạo dôi ra từ sản xuất trong nước, còn lại là gạo nhập. Để giảm nhẹ phần nào cuộc khủng hoảng lương thực toàn cầu, Nhật Bản quyết định bán đi một phần lượng gạo tồn kho. Cụ thể là chính phủ Nhật sẽ đáp ứng yêu cầu khẩn cấp của Philippines muốn mua 200 ngàn tấn gạo. Hôm qua, một quan chức bộ Ngoại giao Nhật Bản cũng cho biết nước này sẽ bán 20 ngàn tấn cho năm nước châu Phi. Sau một cuộc gặp gỡ giữa hai nước trên hồ sơ này, phát ngôn viên của đại diện thương mại Mỹ, hôm qua, tuyên bố là Washington ủng hộ các sáng kiến nói trên của Tokyo. Hoa Kỳ cũng dự trù cho phép Nhật Bản tung ra thị trường thế giới số gạo mà Nhật Bản đã nhập từ Mỹ. Theo quy định của Tổ chức Thương mại Thế giới, một quốc gia chỉ có thể tái xuất gạo nếu quốc gia xuất khẩu ban đầu đồng ý.
Theo tính toán của Trung tâm Phát triển Toàn cầu, một tổ chức của Mỹ, giá gạo trên thị trường thế giới đã tăng vọt trong những tháng gần đầy, từ 375 đôla vào tháng 12 năm ngoái lên tới 1.100 đôla một tấn trong tháng tư . Nhưng đối với người tiêu dùng Nhật Bản, giá gạo như thế hãy còn thấp, vì từ nhiều thập niên qua, loại lương thực này ở Nhật rất là đắt, thường xuyên vượt quá ngưỡng 2.000 đôla một tấn. Được bảo hộ rất chặt chẽ, thị trường Nhật Bản có thể nói là hoàn toàn độc lập với thị trường thế giới. Tại Nhật Bản, giới nông gia từ lâu vẫn là chỗ dựa vững chắc của đảng Tự do Dân chủ, đảng cánh hữu cầm quyền gần như liên tục từ hơn nửa thế kỷ qua. Chính vì vậy mà các nông trại nhỏ vẫn được Nhà nước trợ cấp một cách hậu hỹ, cho dù những nông trại này không hề có chút hiệu quả kinh tế và cho dù hiện nay dân Nhật tiêu thụ ngày càng ít gạo. Họ thích ăn nouilles, bánh mì và các thực phẩm khác của phương Tây hơn.
Theo bộ Nông nghiệp Nhật Bản, trong năm 2007, nước này đã sản xuất 8,71 triệu tấn gạo, mà trong đó chỉ có một số lượng rất ít được xuất khẩu. Đã dư thừa gạo như vậy, Nhật Bản lại còn buộc phải nhập thêm 770.000 tấn gạo mỗi năm, để đáp ứng đúng tiêu chuẩn tối thiểu về mở cửa thị trường, theo quy định của Tổ chức Thương mại Thế giới. Gạo này chủ yếu là nhập từ các nước Hoa Kỳ, Thái Lan và Việt Nam. Thế nhưng, dân Nhật hầu như không bao giờ nhìn thấy mặt mũi những hạt gạo đó, bởi lẽ để bảo vệ các nông gia, chính phủ Tokyo đã hứa là sẽ không bao giờ để cho gạo nhập được bán ra thị trường nội địa. Chính vì những lý do nêu trên mà hiện nay tại Nhật Bản, 2,3 triệu tấn gạo đang được Nhà nước trữ trong các nhà kho khổng lồ trang bị máy lạnh, trong đó có một triệu tấn là gạo dôi ra từ sản xuất trong nước, còn lại là gạo nhập. Để giảm nhẹ phần nào cuộc khủng hoảng lương thực toàn cầu, Nhật Bản quyết định bán đi một phần lượng gạo tồn kho. Cụ thể là chính phủ Nhật sẽ đáp ứng yêu cầu khẩn cấp của Philippines muốn mua 200 ngàn tấn gạo. Hôm qua, một quan chức bộ Ngoại giao Nhật Bản cũng cho biết nước này sẽ bán 20 ngàn tấn cho năm nước châu Phi. Sau một cuộc gặp gỡ giữa hai nước trên hồ sơ này, phát ngôn viên của đại diện thương mại Mỹ, hôm qua, tuyên bố là Washington ủng hộ các sáng kiến nói trên của Tokyo. Hoa Kỳ cũng dự trù cho phép Nhật Bản tung ra thị trường thế giới số gạo mà Nhật Bản đã nhập từ Mỹ. Theo quy định của Tổ chức Thương mại Thế giới, một quốc gia chỉ có thể tái xuất gạo nếu quốc gia xuất khẩu ban đầu đồng ý.
Theo nhận định của giáo sư nông học Nobuhiro Suzuki, tại trường Đại học Tokyo, tái xuất khẩu gạo trong khuôn khổ viện trợ phát triển là cơ hội tuyệt vời đối với Nhật Bản, bởi vì Tokyo có thể thu được những mối lợi về mặt ngoại giao từ sự « hào phóng » này. Thật vậy, 20 ngàn tấn gạo bán cho châu Phi là nằm trong khuôn khổ kế hoạch viện trợ cho châu Phi trị giá 35 triệu euro mà chính phủ Tokyo vừa thông qua ngày hôm qua. Bên cạnh đó, đây cũng là dịp để Nhật Bản tống đi lượng gạo nhập mà họ không hề muốn. Nhưng quan trọng hơn cả có lẽ là với việc Nhật Bản bán lượng gạo dư thừa nói trên, giá gạo trên thị trường thế giới có thể sẽ hạ xuống chút ít và làm xẹp bớt quả bóng đầu cơ đang phình to chung quanh hạt gạo.
Thanh Phương
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét