01/05/2008_ Ngọn đuốc Thế Vận hội Bắc Kinh đã đến Hồng Kông ngày hôm qua, nơi mà nhiều nhà đấu tranh cho Tây Tạng đã bị cấm nhập cảnh, khiến các tổ chức nhân quyền lo ngại cho quyền tự do ngôn luận tại vùng lãnh thổ này.
Mặc dù Hồng Kông đã được trao trả lại cho Trung Quốc từ năm 1997, nhưng chiếu theo nguyên tắc « một quốc gia, hai chế độ », vùng lãnh thổ này vẫn được duy trì một hệ thống chính trị tự do và vẫn có cơ quan hành pháp, lập pháp riêng cho đến năm 2047. Cho tới nay, chính quyền Hồng Kông nói chung vẫn tôn trọng quyền biểu tình của người dân. Thế nhưng, hôm thứ ba vừa qua, hai thành viên người Canada của phong trào « Sinh viên vì Tây Tạng tự do » cùng với một thành viên người Anh thuộc tổ chức « Chiến dịch Tây Tạng tự do », khi vừa đáp xuống sân bay Hồng Kông đã bị câu lưu và ngay sau đó bị áp tải lên máy bay quay trở về Canada và Luân Đôn. Cũng trong ngày thứ ba, Tổng Thư ký Trung tâm Văn bút Trung Quốc, đến từ Thụy Điển, đã bị ngăn không cho vào lãnh thổ Hồng Kông. Nhà văn này đến Hồng Kông để tham gia Ngày Tự do Báo chí Thế giới 03/05, một sự kiện đã được dự trù từ lâu, trước khi có thông báo về lễ rước đuốc Thế Vận ở Hồng Kông. Trước đó, hôm thứ bảy, ba người Đan Mạch, thuộc một tổ chức mang tên Màu Cam, dự định đến Hồng Kông biểu tình phản đối Trung Quốc vi phạm nhân quyền, nhân lễ rước đuốc Thế Vận, cũng đã bị cấm nhập cảnh, buộc phải quay trở về. Trong số ba người Đan Mạch này, có nhà điêu khắc Jans Galschioet, tác giả một tượng đài tưởng niệm nạn nhân Thiên An Môn, được dựng lên trong khuôn viên trường Đại học Hồng Kông từ nhiều năm nay. Ông đã dự trù đến Hồng Kông để tham gia một cuộc tuần hành song song với lễ rước đuốc nhằm tố cáo tình trạng vi phạm nhân quyền ở Trung Quốc và đặc biệt là ở Tây Tạng.
Cục di trú Hồng Kông đã không muốn bình luận về những trường hợp nói trên, mà chỉ nói rằng họ có « trách nhiệm kiểm soát xuất nhập cảnh một cách hiệu quả để bảo đảm lợi ích chung cho Hồng Kông ». Nhưng Tổng Thư ký Hội Nhà báo Hồng Kông đã bày tỏ thái độ bất bình khi thấy chính quyền lo bảo vệ ngọn đuốc hơn là bảo vệ nhân quyền. Giới ngoại giao Tây Phương cũng đã có phản ứng. Một phát ngôn viên toà lãnh sự Anh quốc hôm nay cho hãng tin AFP biết là đang xin gặp bộ truởng an ninh của Hồng Kông để tìm hiểu tại sao công dân của họ bị cấm nhập cảnh. Còn theo nhật báo South China Morning Post, đại diện của Uỷ ban châu Âu cũng muốn gặp chính quyền Hồng Kông để hỏi về vấn đề này. Chỉ có nữ diễn viên và nhà đấu tranh người Mỹ Mia Farrow là được vào Hồng Kông mà không gặp rắc rối gì, nhưng bà đã phải hứa là sẽ không gây rối trong lễ rước đuốc ngày mai. Thật ra, Mia Farrow chỉ vận động để thúc giục Trung Quốc gây áp lực lên chính quyền Soudan nhằm chấm dứt bạo lực ở vùng Dafur, chứ bà không phải là nhà đấu tranh cho Tây Tạng. Có lẽ vì thế mà chính quyền Hồng Kông tỏ ra dễ dãi hơn.
Tóm lại, chặng rước đuốc ở Hồng Kông ngày mai lẽ ra là cơ hội cuối cùng để các nhà đấu tranh bày tỏ thái độ đối với những vi phạm nhân quyền ở Trung Quốc, nhưng cơ hội này coi như đã tiêu tan, vì chính quyền Bắc Kinh rõ ràng là đã khóa chặt mọi cánh cửa đối với quyền tự do ngôn luận, bất chấp nguyên tắc « một quốc gia, hai chế độ » vẫn được áp dụng cho Hồng Kông.
Thanh Phương
(Ảnh : AFP : Nhà đối lập Hồng Kông Lương Quốc Hùng (bên trái) với biểu ngữ về nhân quyền, ở bên ngoài lễ đón đuốc Thế Vận hội, ngày 30/04/2008)
Mặc dù Hồng Kông đã được trao trả lại cho Trung Quốc từ năm 1997, nhưng chiếu theo nguyên tắc « một quốc gia, hai chế độ », vùng lãnh thổ này vẫn được duy trì một hệ thống chính trị tự do và vẫn có cơ quan hành pháp, lập pháp riêng cho đến năm 2047. Cho tới nay, chính quyền Hồng Kông nói chung vẫn tôn trọng quyền biểu tình của người dân. Thế nhưng, hôm thứ ba vừa qua, hai thành viên người Canada của phong trào « Sinh viên vì Tây Tạng tự do » cùng với một thành viên người Anh thuộc tổ chức « Chiến dịch Tây Tạng tự do », khi vừa đáp xuống sân bay Hồng Kông đã bị câu lưu và ngay sau đó bị áp tải lên máy bay quay trở về Canada và Luân Đôn. Cũng trong ngày thứ ba, Tổng Thư ký Trung tâm Văn bút Trung Quốc, đến từ Thụy Điển, đã bị ngăn không cho vào lãnh thổ Hồng Kông. Nhà văn này đến Hồng Kông để tham gia Ngày Tự do Báo chí Thế giới 03/05, một sự kiện đã được dự trù từ lâu, trước khi có thông báo về lễ rước đuốc Thế Vận ở Hồng Kông. Trước đó, hôm thứ bảy, ba người Đan Mạch, thuộc một tổ chức mang tên Màu Cam, dự định đến Hồng Kông biểu tình phản đối Trung Quốc vi phạm nhân quyền, nhân lễ rước đuốc Thế Vận, cũng đã bị cấm nhập cảnh, buộc phải quay trở về. Trong số ba người Đan Mạch này, có nhà điêu khắc Jans Galschioet, tác giả một tượng đài tưởng niệm nạn nhân Thiên An Môn, được dựng lên trong khuôn viên trường Đại học Hồng Kông từ nhiều năm nay. Ông đã dự trù đến Hồng Kông để tham gia một cuộc tuần hành song song với lễ rước đuốc nhằm tố cáo tình trạng vi phạm nhân quyền ở Trung Quốc và đặc biệt là ở Tây Tạng.
Cục di trú Hồng Kông đã không muốn bình luận về những trường hợp nói trên, mà chỉ nói rằng họ có « trách nhiệm kiểm soát xuất nhập cảnh một cách hiệu quả để bảo đảm lợi ích chung cho Hồng Kông ». Nhưng Tổng Thư ký Hội Nhà báo Hồng Kông đã bày tỏ thái độ bất bình khi thấy chính quyền lo bảo vệ ngọn đuốc hơn là bảo vệ nhân quyền. Giới ngoại giao Tây Phương cũng đã có phản ứng. Một phát ngôn viên toà lãnh sự Anh quốc hôm nay cho hãng tin AFP biết là đang xin gặp bộ truởng an ninh của Hồng Kông để tìm hiểu tại sao công dân của họ bị cấm nhập cảnh. Còn theo nhật báo South China Morning Post, đại diện của Uỷ ban châu Âu cũng muốn gặp chính quyền Hồng Kông để hỏi về vấn đề này. Chỉ có nữ diễn viên và nhà đấu tranh người Mỹ Mia Farrow là được vào Hồng Kông mà không gặp rắc rối gì, nhưng bà đã phải hứa là sẽ không gây rối trong lễ rước đuốc ngày mai. Thật ra, Mia Farrow chỉ vận động để thúc giục Trung Quốc gây áp lực lên chính quyền Soudan nhằm chấm dứt bạo lực ở vùng Dafur, chứ bà không phải là nhà đấu tranh cho Tây Tạng. Có lẽ vì thế mà chính quyền Hồng Kông tỏ ra dễ dãi hơn.
Tóm lại, chặng rước đuốc ở Hồng Kông ngày mai lẽ ra là cơ hội cuối cùng để các nhà đấu tranh bày tỏ thái độ đối với những vi phạm nhân quyền ở Trung Quốc, nhưng cơ hội này coi như đã tiêu tan, vì chính quyền Bắc Kinh rõ ràng là đã khóa chặt mọi cánh cửa đối với quyền tự do ngôn luận, bất chấp nguyên tắc « một quốc gia, hai chế độ » vẫn được áp dụng cho Hồng Kông.
Thanh Phương
(Ảnh : AFP : Nhà đối lập Hồng Kông Lương Quốc Hùng (bên trái) với biểu ngữ về nhân quyền, ở bên ngoài lễ đón đuốc Thế Vận hội, ngày 30/04/2008)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét