20/05/2008_ Hai tháng sau khi đắc cử trong cuộc bầu cử ngày 22 tháng 3, hôm nay, tân Tổng thống Mã Anh Cửu đã tuyên thệ nhậm chức với lời cam kết sẽ đưa Đài Loan sang một thời đại mới. Thế nhưng, trước mắt ông phải đối đầu với hai thách đố lớn nhất, đó là cải thiện quan hệ với Trung Quốc và phục hồi nền kinh tế.
Trong bài diễn văn nhậm chức, ông Mã Anh Cửu đã kêu gọi tái lập các cuộc đàm phán cấp cao với Trung Quốc, nhấn mạnh đây là ưu tiên hàng đầu của ông trong bốn năm cầm quyền. Trong thời gian vận động tranh cử, ông Mã Anh Cửu, ứng cử viên Quốc Dân đảng đã đề nghị một hiệp định hòa bình với Trung Quốc để chính thức chấm dứt xung đột vũ trang mà trên thực tế đã kết thúc từ năm 1949. Ông cũng đã tuyên bố ủng hộ việc tái lập các tuyến giao thông trực tiếp và chủ trương hình thành một thị trường chung với Trung Hoa lục điạ. Ngay sau lễ tuyên thệ nhậm chức, lãnh đạo của Quốc Dân đảng sẽ bay sang thăm Trung Quốc. Đây sẽ là chuyến viếng thăm Trung Quốc đầu tiên của một lãnh đạo đảng cầm quyền ở Đài Loan. Bắc Kinh cũng đã chấp nhận cho một đội cứu hộ của Đài Loan đến Trung Quốc để tham gia cứu giúp nạn nhân động đất ở tỉnh Tứ Xuyên.
Tuy nhiên, cải thiện mối quan hệ rất phức tạp giữa hai bờ eo biển Đài Loan không phải là chuyện đơn giản. Cho tới nay, giới lãnh đạo Bắc Kinh vẫn chưa có trả lời về đề nghị của tân Tổng thống Mã Anh Cửu muốn mở các tuyến hàng không trực tiếp thường kỳ giữa hai bờ eo biển Đài Loan, cụ thể là bắt đầu các chuyến bay giá rẻ vào cuối tuần kể từ tháng 7. Xin nhắc lại là các tuyến giao thông trực tiếp giữa Đài Loan và Trung Quốc đã bị gián đoạn kể từ năm 1949. Người dân Đài Loan nào muốn bay đến Trung Quốc lục địa đều phải đi vòng qua ngõ khác, chẳng hạn như qua Hồng Kông. Các chuyến tham quan của du khách Trung Quốc đến Đài Loan cũng bị hạn chế nghiêm ngặt. Mặt khác, tuy kêu gọi mở lại đối thoại với Trung Quốc, nhưng tân Tổng thống Mã Anh Cửu cam kết sẽ giữ nguyên trạng của Đài Loan, tức là sẽ không tuyên bố độc lập, mà cũng không thống nhất với Trung Hoa lục điạ, trong khi đối với Bắc Kinh, Đài Loan là bộ phận không thể tách rời khỏi Trung Quốc. Ông còn tuyên bố là quan hệ giữa hai bên chỉ có thể tiến triển tốt đẹp một khi Đài Loan không còn bị cô lập trên trường quốc tế, trong khi Bắc Kinh vẫn chống lại việc Đài Bắc gia nhập Liên Hiệp Quốc và các định chế quốc tế khác. Ngoài ra, tân Tổng thống Đài Loan còn nhấn mạnh sẽ tăng cường quan hệ với đồng minh Hoa Kỳ, một điều mà chắc chắn sẽ không làm Bắc Kinh hài lòng.
Bên cạnh quan hệ giữa hai bờ eo biển Đài Loan, thách đố lớn nhất đối với tân tổng thống Mã Anh Cửu còn là phục hồi kinh tế. Đảng Dân Tiến sở dĩ bị đánh bại trong kỳ bầu cử tổng thống vừa qua là vì đã để cho nền kinh tế Đài Loan bị suy giảm. Ông Mã Anh Cửu đề ra mục tiêu tăng trưởng kinh tế hàng năm 6%, với hy vọng là việc mở rộng các tuyến giao thông hàng không và phát triển du lịch với Trung Quốc sẽ giúp đạt được mục tiêu này. Nhưng theo các nhà phân tích, đây sẽ không phải là nhiệm vụ đơn giản trong bối cảnh giá dầu và các nguyên liệu tăng vọt trên thị trường thế giới.
Thanh Phương
(Ảnh : AFP : Tân Tổng thống Mã Anh Cửu trong lễ nhậm chức ngày 20/05/2008)
Trong bài diễn văn nhậm chức, ông Mã Anh Cửu đã kêu gọi tái lập các cuộc đàm phán cấp cao với Trung Quốc, nhấn mạnh đây là ưu tiên hàng đầu của ông trong bốn năm cầm quyền. Trong thời gian vận động tranh cử, ông Mã Anh Cửu, ứng cử viên Quốc Dân đảng đã đề nghị một hiệp định hòa bình với Trung Quốc để chính thức chấm dứt xung đột vũ trang mà trên thực tế đã kết thúc từ năm 1949. Ông cũng đã tuyên bố ủng hộ việc tái lập các tuyến giao thông trực tiếp và chủ trương hình thành một thị trường chung với Trung Hoa lục điạ. Ngay sau lễ tuyên thệ nhậm chức, lãnh đạo của Quốc Dân đảng sẽ bay sang thăm Trung Quốc. Đây sẽ là chuyến viếng thăm Trung Quốc đầu tiên của một lãnh đạo đảng cầm quyền ở Đài Loan. Bắc Kinh cũng đã chấp nhận cho một đội cứu hộ của Đài Loan đến Trung Quốc để tham gia cứu giúp nạn nhân động đất ở tỉnh Tứ Xuyên.
Tuy nhiên, cải thiện mối quan hệ rất phức tạp giữa hai bờ eo biển Đài Loan không phải là chuyện đơn giản. Cho tới nay, giới lãnh đạo Bắc Kinh vẫn chưa có trả lời về đề nghị của tân Tổng thống Mã Anh Cửu muốn mở các tuyến hàng không trực tiếp thường kỳ giữa hai bờ eo biển Đài Loan, cụ thể là bắt đầu các chuyến bay giá rẻ vào cuối tuần kể từ tháng 7. Xin nhắc lại là các tuyến giao thông trực tiếp giữa Đài Loan và Trung Quốc đã bị gián đoạn kể từ năm 1949. Người dân Đài Loan nào muốn bay đến Trung Quốc lục địa đều phải đi vòng qua ngõ khác, chẳng hạn như qua Hồng Kông. Các chuyến tham quan của du khách Trung Quốc đến Đài Loan cũng bị hạn chế nghiêm ngặt. Mặt khác, tuy kêu gọi mở lại đối thoại với Trung Quốc, nhưng tân Tổng thống Mã Anh Cửu cam kết sẽ giữ nguyên trạng của Đài Loan, tức là sẽ không tuyên bố độc lập, mà cũng không thống nhất với Trung Hoa lục điạ, trong khi đối với Bắc Kinh, Đài Loan là bộ phận không thể tách rời khỏi Trung Quốc. Ông còn tuyên bố là quan hệ giữa hai bên chỉ có thể tiến triển tốt đẹp một khi Đài Loan không còn bị cô lập trên trường quốc tế, trong khi Bắc Kinh vẫn chống lại việc Đài Bắc gia nhập Liên Hiệp Quốc và các định chế quốc tế khác. Ngoài ra, tân Tổng thống Đài Loan còn nhấn mạnh sẽ tăng cường quan hệ với đồng minh Hoa Kỳ, một điều mà chắc chắn sẽ không làm Bắc Kinh hài lòng.
Bên cạnh quan hệ giữa hai bờ eo biển Đài Loan, thách đố lớn nhất đối với tân tổng thống Mã Anh Cửu còn là phục hồi kinh tế. Đảng Dân Tiến sở dĩ bị đánh bại trong kỳ bầu cử tổng thống vừa qua là vì đã để cho nền kinh tế Đài Loan bị suy giảm. Ông Mã Anh Cửu đề ra mục tiêu tăng trưởng kinh tế hàng năm 6%, với hy vọng là việc mở rộng các tuyến giao thông hàng không và phát triển du lịch với Trung Quốc sẽ giúp đạt được mục tiêu này. Nhưng theo các nhà phân tích, đây sẽ không phải là nhiệm vụ đơn giản trong bối cảnh giá dầu và các nguyên liệu tăng vọt trên thị trường thế giới.
Thanh Phương
(Ảnh : AFP : Tân Tổng thống Mã Anh Cửu trong lễ nhậm chức ngày 20/05/2008)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét