10/05/2008_ Với bản Hiến pháp mới, phe quân sự vẫn tiếp tục nắm quyền tại Miến Điện.
Bản Hiến pháp mới mà cử tri Miến Điện bỏ phiếu trong cuộc trưng cầu dân ý ngày hôm nay là nằm trong khuôn khổ của cái gọi là « lộ trình dân chủ » mà các tướng lãnh cầm quyền vạch ra. Trên nguyên tắc, bản Hiến pháp này sẽ mở đường cho việc tổ chức các cuộc bầu cử đa đảng vào năm 2010 và dự trù luôn cả khả năng chuyển giao dần dần quyền hành cho các thành phần dân sự, theo mô hình của Indonesia.
Nhưng trên thực tế, chiếu theo Hiến pháp mới, quân đội sẽ tiếp tục nắm vai trò áp đảo trong trong đời sống chính trị Miến Điện. Cụ thể, văn bản này quy định là sau mỗi cuộc tổng tuyển cử, phải dành 1/4 số ghế ở Quốc hội cho quân đội. Những dân biểu này là sĩ quan tại chức do Tổng Tư lệnh quân đội Miến Điện chỉ định. Thâm hiểm hơn, bản Hiến pháp mới ghi rõ là những ai kết hôn với người nước ngoài hoặc có con là người nước ngoài, sẽ không được ứng cử vào chức vụ tổng thống Liên bang Miến Điện. Như vậy là lãnh đạo đối lập Aung San Suu Kyi sẽ không được quyền ứng cử vào chức vụ lãnh đạo tối cao, vì bà có chồng là người Anh, ông Michael Aris, qua đời vì bệnh ung thư năm 1999. Hai đứa con của bà hiện cũng là công dân Anh quốc. Ngoài ra, Hiến pháp quy định là chỉ có những người không có tiền án tiền sự mới được bầu làm dân biểu Quốc hội. Như vậy, những nhà đối lập từng bị giam vì lý do chính trị sẽ không được tham gia tranh cử. Cũng theo bản Hiến pháp mới, trong trường hợp tình trạng khẩn cấp được ban hành, Tổng Tư lệnh quân đội có thể đứng ra thay mặt chính phủ lãnh đạo đất nước. Bình thường, trong chính phủ, ba bộ là Nội vụ, Quốc Phòng và bộ đặc trách các vấn đề biên giới đều phải do phe quân sự nắm giữ. Ngoài ra, muốn sửa đổi Hiến pháp phải có sự chấp thuận của ít nhất 75% dân biểu Quốc hội. Như vậy, rất khó mà tu chính Hiến pháp nếu không có sự ủng hộ của quân đội.
Từ nhiều tháng qua, các tổ chức đối lập và một số chính phủ phương Tây, đặc biệt là Mỹ, vẫn cực lực chỉ trích việc tổ chức trưng cầu dân ý về bản Hiến pháp mới, xem đây là một thủ đoạn của tập đoàn quân phiệt để nắm quyền vĩnh viễn tại Miến Điện. Riêng đảng Liên đoàn Quốc gia vì Dân chủ của bà Aung San Suu Kyi đã kêu gọi cử tri Miến Điện bỏ phiếu chống bản Hiến pháp mới. Sau khi Miến Điện bị tàn phá nặng nề bởi cơn bão Nargis, đảng đối lập này đã phản đối quyết định của chính quyền quân sự vẫn tổ chức trưng cầu dân ý, thay vì tập trung cứu trợ nạn nhân thiên tai.
Theo các nhà đối lập Miến Điện sống lưu vong, nếu cuộc trưng cầu dân ý được tổ chức trong điều kiện thật sự dân chủ thì đảng của bà Aung San Suu Kyi có thể giáng một đòn đau vào các tướng lãnh cầm quyền tại Miến Điện, tương tự như thất bại thảm hại mà họ đã hứng chịu trong cuộc tổng tuyển cử năm 1990. Vào năm đó, Liên đoàn Quốc gia vì Dân chủ đã giành thắng lợi, nhưng phe quân sự đã không công nhận kết quả bầu cử và vẫn tiếp tục nắm quyền cho đến nay. Lần này, trong một xã hội mà cái sợ bao trùm lên tất cả, chắc là bản Hiến pháp sẽ được thông qua, mặc dù có thể là một số cử tri Miến Điện sẽ bỏ phiếu chống để tỏ thái độ bất mãn với một chế độ mà tháng 9 năm ngoái đã đàn áp dã man phong trào biểu tình do các tăng ni lãnh đạo phản đối tình trạng vật giá leo thang.
Thanh Phương
(Ảnh : AP : Nhân viên phụ trách trưng cầu dân ý phát phiếu cho cử tri tại một phòng phiếu ở Hlegu, cách Rangun 48 km về phía bắc, ngày 10/05/2008)
Bản Hiến pháp mới mà cử tri Miến Điện bỏ phiếu trong cuộc trưng cầu dân ý ngày hôm nay là nằm trong khuôn khổ của cái gọi là « lộ trình dân chủ » mà các tướng lãnh cầm quyền vạch ra. Trên nguyên tắc, bản Hiến pháp này sẽ mở đường cho việc tổ chức các cuộc bầu cử đa đảng vào năm 2010 và dự trù luôn cả khả năng chuyển giao dần dần quyền hành cho các thành phần dân sự, theo mô hình của Indonesia.
Nhưng trên thực tế, chiếu theo Hiến pháp mới, quân đội sẽ tiếp tục nắm vai trò áp đảo trong trong đời sống chính trị Miến Điện. Cụ thể, văn bản này quy định là sau mỗi cuộc tổng tuyển cử, phải dành 1/4 số ghế ở Quốc hội cho quân đội. Những dân biểu này là sĩ quan tại chức do Tổng Tư lệnh quân đội Miến Điện chỉ định. Thâm hiểm hơn, bản Hiến pháp mới ghi rõ là những ai kết hôn với người nước ngoài hoặc có con là người nước ngoài, sẽ không được ứng cử vào chức vụ tổng thống Liên bang Miến Điện. Như vậy là lãnh đạo đối lập Aung San Suu Kyi sẽ không được quyền ứng cử vào chức vụ lãnh đạo tối cao, vì bà có chồng là người Anh, ông Michael Aris, qua đời vì bệnh ung thư năm 1999. Hai đứa con của bà hiện cũng là công dân Anh quốc. Ngoài ra, Hiến pháp quy định là chỉ có những người không có tiền án tiền sự mới được bầu làm dân biểu Quốc hội. Như vậy, những nhà đối lập từng bị giam vì lý do chính trị sẽ không được tham gia tranh cử. Cũng theo bản Hiến pháp mới, trong trường hợp tình trạng khẩn cấp được ban hành, Tổng Tư lệnh quân đội có thể đứng ra thay mặt chính phủ lãnh đạo đất nước. Bình thường, trong chính phủ, ba bộ là Nội vụ, Quốc Phòng và bộ đặc trách các vấn đề biên giới đều phải do phe quân sự nắm giữ. Ngoài ra, muốn sửa đổi Hiến pháp phải có sự chấp thuận của ít nhất 75% dân biểu Quốc hội. Như vậy, rất khó mà tu chính Hiến pháp nếu không có sự ủng hộ của quân đội.
Từ nhiều tháng qua, các tổ chức đối lập và một số chính phủ phương Tây, đặc biệt là Mỹ, vẫn cực lực chỉ trích việc tổ chức trưng cầu dân ý về bản Hiến pháp mới, xem đây là một thủ đoạn của tập đoàn quân phiệt để nắm quyền vĩnh viễn tại Miến Điện. Riêng đảng Liên đoàn Quốc gia vì Dân chủ của bà Aung San Suu Kyi đã kêu gọi cử tri Miến Điện bỏ phiếu chống bản Hiến pháp mới. Sau khi Miến Điện bị tàn phá nặng nề bởi cơn bão Nargis, đảng đối lập này đã phản đối quyết định của chính quyền quân sự vẫn tổ chức trưng cầu dân ý, thay vì tập trung cứu trợ nạn nhân thiên tai.
Theo các nhà đối lập Miến Điện sống lưu vong, nếu cuộc trưng cầu dân ý được tổ chức trong điều kiện thật sự dân chủ thì đảng của bà Aung San Suu Kyi có thể giáng một đòn đau vào các tướng lãnh cầm quyền tại Miến Điện, tương tự như thất bại thảm hại mà họ đã hứng chịu trong cuộc tổng tuyển cử năm 1990. Vào năm đó, Liên đoàn Quốc gia vì Dân chủ đã giành thắng lợi, nhưng phe quân sự đã không công nhận kết quả bầu cử và vẫn tiếp tục nắm quyền cho đến nay. Lần này, trong một xã hội mà cái sợ bao trùm lên tất cả, chắc là bản Hiến pháp sẽ được thông qua, mặc dù có thể là một số cử tri Miến Điện sẽ bỏ phiếu chống để tỏ thái độ bất mãn với một chế độ mà tháng 9 năm ngoái đã đàn áp dã man phong trào biểu tình do các tăng ni lãnh đạo phản đối tình trạng vật giá leo thang.
Thanh Phương
(Ảnh : AP : Nhân viên phụ trách trưng cầu dân ý phát phiếu cho cử tri tại một phòng phiếu ở Hlegu, cách Rangun 48 km về phía bắc, ngày 10/05/2008)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét