07/05/2008_ Tập đoàn quân sự Miến Điện không dám nhận sự trợ giúp của Mỹ vì sợ bị mất quyền lực.
Sau khi cơn cuồng phong Nargis tàn phá Miến Điện thứ sáu tuần trước, cũng như nhiều quốc gia khác, Hoa Kỳ đã tháo khoán ngay khoản viện trợ 250 ngàn $. Sau đó, Nhà trắng loan báo sẽ viện trợ thêm 3 triệu $. Hôm qua, Tổng thống Mỹ George Bush tuyên bố Hoa Kỳ sẵn sàng làm hơn rất nhiều để cứu trợ Miến Điện và ông thúc giục các tướng lãnh cầm quyền tại nước này hãy nhận sự trợ giúp của Mỹ. Ông Bush cũng nói thêm là Washington sẵn sàng huy động những phương tiện của hải quân Hoa Kỳ. Về phần phát ngôn viên của Lầu năm góc cho biết là một chiến hạm của Mỹ hiện đang nằm ở ngoài khơi bờ biển Thái Lan có thể sẽ được sử dụng cho các chiến dịch cứu trợ nhân đạo cho nạn nhân bão lụt ở Miến Điện. Thế nhưng, theo lời phát ngôn viên Nhà trắng, rất có thể là chế độ quân sự Miến Điện sẽ từ chối sự trợ giúp của Washington. Một nhóm chuyên gia cứu trợ nhân đạo của Mỹ hiện vẫn chưa được cấp visa để vào Miến Điện thẩm định tình hình. Phản ứng chần chừ của Miến Điện trái ngược với thái độ của Indonesia và Pakistan. Khi Indonesia bị thiên tai sóng thần khiến 168 ngàn người chết năm 2004, chính quyền Jakarta đã chấp nhận ngay sự trợ giúp của quân đội Mỹ. Ngay cả chính phủ Islamabad cũng không ngần ngại để cho lính Mỹ vào Pakistan tham gia cứu trợ khi nước này bị động đất khiến 74 ngàn người chết.
Cho tới nay, Hoa Kỳ vẫn thi hành một chính sách cứng rắn đối với Miến Điện, vì theo Washington, các tướng lãnh cầm quyền tiếp tục đàn áp nhân dân và biển thủ tài sản quốc gia, khiến Miến Điện vẫn cứ là một trong những quốc gia nghèo nhất thế giới. Ngày 01/05 vừa qua, Tổng thống Bush vừa ký lệnh ban hành những biện pháp trừng phạt mới nhắm vào tập đoàn quân phiệt Miến Điện. Thứ hai tuần này, đến lượt phu nhân Tổng thống Mỹ Laura Bush chỉ trích các tướng lãnh cầm quyền tại nước này là đã không báo động trước cho dân chúng biết về cơn bão Nargis sắp ập đến, thành ra số nạn nhân mới cao như vậy. Hoa Kỳ cũng là quốc gia ủng hộ mạnh mẽ phe đối lập dân chủ ở Miến Điện. Chỉ mới hôm qua, Tổng thống Bush vừa ký luật trao tặng huy chương cao quý nhất của Quốc hội Mỹ cho lãnh đạo đối lập Aung San Suu Kyi.
Với một mối quan hệ không lấy gì là thân thiện như vậy, nếu chế độ quân sự Miến Điện từ chối sự trợ giúp của Mỹ cũng sẽ là điều dễ hiểu. Theo lời một chuyên gia Trung tâm châu Á- Thái Bình Dương về nghiên cứu an ninh ở Hawai, khác với dân Indonesia hay dân Pakistan vốn có tâm lý bài Mỹ, đa số dân Miến Điện có thái độ thân phương Tây và họ chắc chắn sẽ đón nhận nồng nhiệt sự can thiệp của Mỹ. Chính điều này lại càng khiến các tướng lãnh cầm quyền thêm nghi ngờ thiện ý của Washington. Có điều, cơn bảo Nargis có nguy cơ gây bất ổn chính trị ở Miến Điện, bởi vì trong bối cảnh mà vật giá leo thang, việc chính quyền quân sự đối phó với thiên tai này vừa chậm trễ, vừa thiếu hiệu quả, càng khiến dân chúng thêm bất mãn và có thể họ sẽ lại xuống đường biểu tình như vào năm ngoái. Các chế độ độc tài bao giờ cũng lo bảo vệ quyền lực hơn là quan tâm đến mạng sống của người dân, nhưng trong bối cảnh hiện nay, tập đoàn quân phiệt Miến Điện có lẽ sẽ không có sự lựa chọn nào khác là phải mở rộng cửa cho quốc tế vào cứu trợ nhân đạo.
Thanh Phương
(Ảnh : AFP : Một khu vực vùng Irrawaddy bị cơn bão Nargis tàn phá, ngày 06/05/2008)
Sau khi cơn cuồng phong Nargis tàn phá Miến Điện thứ sáu tuần trước, cũng như nhiều quốc gia khác, Hoa Kỳ đã tháo khoán ngay khoản viện trợ 250 ngàn $. Sau đó, Nhà trắng loan báo sẽ viện trợ thêm 3 triệu $. Hôm qua, Tổng thống Mỹ George Bush tuyên bố Hoa Kỳ sẵn sàng làm hơn rất nhiều để cứu trợ Miến Điện và ông thúc giục các tướng lãnh cầm quyền tại nước này hãy nhận sự trợ giúp của Mỹ. Ông Bush cũng nói thêm là Washington sẵn sàng huy động những phương tiện của hải quân Hoa Kỳ. Về phần phát ngôn viên của Lầu năm góc cho biết là một chiến hạm của Mỹ hiện đang nằm ở ngoài khơi bờ biển Thái Lan có thể sẽ được sử dụng cho các chiến dịch cứu trợ nhân đạo cho nạn nhân bão lụt ở Miến Điện. Thế nhưng, theo lời phát ngôn viên Nhà trắng, rất có thể là chế độ quân sự Miến Điện sẽ từ chối sự trợ giúp của Washington. Một nhóm chuyên gia cứu trợ nhân đạo của Mỹ hiện vẫn chưa được cấp visa để vào Miến Điện thẩm định tình hình. Phản ứng chần chừ của Miến Điện trái ngược với thái độ của Indonesia và Pakistan. Khi Indonesia bị thiên tai sóng thần khiến 168 ngàn người chết năm 2004, chính quyền Jakarta đã chấp nhận ngay sự trợ giúp của quân đội Mỹ. Ngay cả chính phủ Islamabad cũng không ngần ngại để cho lính Mỹ vào Pakistan tham gia cứu trợ khi nước này bị động đất khiến 74 ngàn người chết.
Cho tới nay, Hoa Kỳ vẫn thi hành một chính sách cứng rắn đối với Miến Điện, vì theo Washington, các tướng lãnh cầm quyền tiếp tục đàn áp nhân dân và biển thủ tài sản quốc gia, khiến Miến Điện vẫn cứ là một trong những quốc gia nghèo nhất thế giới. Ngày 01/05 vừa qua, Tổng thống Bush vừa ký lệnh ban hành những biện pháp trừng phạt mới nhắm vào tập đoàn quân phiệt Miến Điện. Thứ hai tuần này, đến lượt phu nhân Tổng thống Mỹ Laura Bush chỉ trích các tướng lãnh cầm quyền tại nước này là đã không báo động trước cho dân chúng biết về cơn bão Nargis sắp ập đến, thành ra số nạn nhân mới cao như vậy. Hoa Kỳ cũng là quốc gia ủng hộ mạnh mẽ phe đối lập dân chủ ở Miến Điện. Chỉ mới hôm qua, Tổng thống Bush vừa ký luật trao tặng huy chương cao quý nhất của Quốc hội Mỹ cho lãnh đạo đối lập Aung San Suu Kyi.
Với một mối quan hệ không lấy gì là thân thiện như vậy, nếu chế độ quân sự Miến Điện từ chối sự trợ giúp của Mỹ cũng sẽ là điều dễ hiểu. Theo lời một chuyên gia Trung tâm châu Á- Thái Bình Dương về nghiên cứu an ninh ở Hawai, khác với dân Indonesia hay dân Pakistan vốn có tâm lý bài Mỹ, đa số dân Miến Điện có thái độ thân phương Tây và họ chắc chắn sẽ đón nhận nồng nhiệt sự can thiệp của Mỹ. Chính điều này lại càng khiến các tướng lãnh cầm quyền thêm nghi ngờ thiện ý của Washington. Có điều, cơn bảo Nargis có nguy cơ gây bất ổn chính trị ở Miến Điện, bởi vì trong bối cảnh mà vật giá leo thang, việc chính quyền quân sự đối phó với thiên tai này vừa chậm trễ, vừa thiếu hiệu quả, càng khiến dân chúng thêm bất mãn và có thể họ sẽ lại xuống đường biểu tình như vào năm ngoái. Các chế độ độc tài bao giờ cũng lo bảo vệ quyền lực hơn là quan tâm đến mạng sống của người dân, nhưng trong bối cảnh hiện nay, tập đoàn quân phiệt Miến Điện có lẽ sẽ không có sự lựa chọn nào khác là phải mở rộng cửa cho quốc tế vào cứu trợ nhân đạo.
Thanh Phương
(Ảnh : AFP : Một khu vực vùng Irrawaddy bị cơn bão Nargis tàn phá, ngày 06/05/2008)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét