27/05/2008_ Theo số liệu do Tổng cục Thống kê Việt Nam công bố hôm nay, tỷ lệ lạm phát của Việt Nam tính trên một năm đã tăng 25,2% trong tháng 5 này. Tính riêng trong năm tháng đầu năm nay, chỉ số giá cả ở Việt Nam đã tăng gần 16%.
Do giá dầu và thực phẩm tăng vọt trên thị trường thế giới, rất nhiều nước châu Á đang phải đối phó với lạm phát phi mã, nhưng riêng ở Việt Nam, chỉ số giá tiêu dùng tăng cao hơn cả. Mặt hàng tăng nhanh nhất vẫn là lương thực. So với tháng 5 năm ngoái, giá lương thực ở Việt Nam đã tăng đến gần 68%. Kinh tế gia trưởng của Ngân hàng Thế giới ở Việt Nam, ông Martin Rama, được hãng tin AFP trích dẫn hôm nay, cho rằng tỷ lệ lạm phát 25% là một con số rất đáng quan ngại.
Nhằm kềm chế lạm phát, nhất là kềm chế giá gạo, trong tháng ba vừa qua, chính phủ Hà Nội đã ra lệnh tạm ngưng xuất khẩu gạo. Trên thực tế, Việt Nam không thiếu lương thực, thậm chí còn thừa, vì năm nay vẫn có thể xuất khẩu 4 triệu tấn gạo. Nhưng người dân nghèo trong thời gian qua đã lao đao khốn khổ vì hạt gạo, bởi lẽ nhiều gia đình nghe đồn sắp thiếu gạo, nên đua nhau mua gạo về trữ, khiến giá gạo bán lẻ tăng vọt và dĩ nhiên là nhiều tay buôn đã lợi dụng để đầu cơ nâng giá cao hơn nữa. So với tháng 5 năm ngoái, giá gạo ở Việt Nam đã tăng gấp đôi. Trước tình hình đó, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã phải cấp tốc lên tiếng bảo đảm rằng Việt Nam vẫn có đủ gạo để đáp ứng nhu cầu nội điạ và xuất khẩu, đồng thời ông doạ sẽ trừng trị nghiêm khắc những kẻ đầu cơ. Để kềm chế lạm phát, chính phủ đã đề nghị Quốc hội hạ thấp chỉ tiêu tăng trưởng kinh tế trong năm nay từ 8,5 đến 9% xuống còn 7 % . Bên cạnh đó, chính phủ đã cho phép tăng lãi suất ngân hàng để thu hút tiền mặt và hạn chế mức tăng tín dụng. Đồng thời, chính phủ cũng đã quyết định cắt giảm các dự án đầu tư công, nhất là những dự án bị xem là không hiệu quả. Nhưng theo tờ Tuổi Trẻ, cho tới nay, chỉ mới có vài chục dự án được hủy bỏ trên tổng số gần 600 dự án cần cắt giảm. Bên cạnh lạm phát, Việt Nam còn phải đối phó với mức thâm thủng mậu dịch ngày càng cao. Do nhập khẩu tăng vọt, thâm thủng mậu dịch của Việt Nam trong năm tháng đầu năm đã lên tớI 14,4 tỷ đôla, cao hơn gấp ba lần so với cùng kỳ năm ngoái, theo các số liệu do chính phủ công bố hôm qua.
Tập đoàn ngân hàng Citygroup hôm qua đã bình luận rằng, mặc dù chính phủ Hà Nội đã xem việc chống lạm phát là ưu tiên hàng đầu, nhưng chưa có gì bảo đảm là họ có khả năng làm cho nền kinh tế « hạ cánh nhẹ nhàng » hầu kềm chế lạm phát và giảm thâm thủng mậu dịch. Lạm phát không được kềm chế thì nguy cơ bất ổn xã hội ngày càng tăng. Do vật giá leo thang mà nhiều cuộc đình công đã nổ ra trong thờI gian qua ở Việt Nam . Công nhân đình công đòi chủ tăng lương vì không thể sống nổi với mức lương hiện tại. Theo thống kê của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, chỉ trong ba tháng đầu năm nay, đã xảy ra tổng cộng 295 cuộc đình công.
Thanh Phương
(Ảnh : Reuters)
Do giá dầu và thực phẩm tăng vọt trên thị trường thế giới, rất nhiều nước châu Á đang phải đối phó với lạm phát phi mã, nhưng riêng ở Việt Nam, chỉ số giá tiêu dùng tăng cao hơn cả. Mặt hàng tăng nhanh nhất vẫn là lương thực. So với tháng 5 năm ngoái, giá lương thực ở Việt Nam đã tăng đến gần 68%. Kinh tế gia trưởng của Ngân hàng Thế giới ở Việt Nam, ông Martin Rama, được hãng tin AFP trích dẫn hôm nay, cho rằng tỷ lệ lạm phát 25% là một con số rất đáng quan ngại.
Nhằm kềm chế lạm phát, nhất là kềm chế giá gạo, trong tháng ba vừa qua, chính phủ Hà Nội đã ra lệnh tạm ngưng xuất khẩu gạo. Trên thực tế, Việt Nam không thiếu lương thực, thậm chí còn thừa, vì năm nay vẫn có thể xuất khẩu 4 triệu tấn gạo. Nhưng người dân nghèo trong thời gian qua đã lao đao khốn khổ vì hạt gạo, bởi lẽ nhiều gia đình nghe đồn sắp thiếu gạo, nên đua nhau mua gạo về trữ, khiến giá gạo bán lẻ tăng vọt và dĩ nhiên là nhiều tay buôn đã lợi dụng để đầu cơ nâng giá cao hơn nữa. So với tháng 5 năm ngoái, giá gạo ở Việt Nam đã tăng gấp đôi. Trước tình hình đó, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã phải cấp tốc lên tiếng bảo đảm rằng Việt Nam vẫn có đủ gạo để đáp ứng nhu cầu nội điạ và xuất khẩu, đồng thời ông doạ sẽ trừng trị nghiêm khắc những kẻ đầu cơ. Để kềm chế lạm phát, chính phủ đã đề nghị Quốc hội hạ thấp chỉ tiêu tăng trưởng kinh tế trong năm nay từ 8,5 đến 9% xuống còn 7 % . Bên cạnh đó, chính phủ đã cho phép tăng lãi suất ngân hàng để thu hút tiền mặt và hạn chế mức tăng tín dụng. Đồng thời, chính phủ cũng đã quyết định cắt giảm các dự án đầu tư công, nhất là những dự án bị xem là không hiệu quả. Nhưng theo tờ Tuổi Trẻ, cho tới nay, chỉ mới có vài chục dự án được hủy bỏ trên tổng số gần 600 dự án cần cắt giảm. Bên cạnh lạm phát, Việt Nam còn phải đối phó với mức thâm thủng mậu dịch ngày càng cao. Do nhập khẩu tăng vọt, thâm thủng mậu dịch của Việt Nam trong năm tháng đầu năm đã lên tớI 14,4 tỷ đôla, cao hơn gấp ba lần so với cùng kỳ năm ngoái, theo các số liệu do chính phủ công bố hôm qua.
Tập đoàn ngân hàng Citygroup hôm qua đã bình luận rằng, mặc dù chính phủ Hà Nội đã xem việc chống lạm phát là ưu tiên hàng đầu, nhưng chưa có gì bảo đảm là họ có khả năng làm cho nền kinh tế « hạ cánh nhẹ nhàng » hầu kềm chế lạm phát và giảm thâm thủng mậu dịch. Lạm phát không được kềm chế thì nguy cơ bất ổn xã hội ngày càng tăng. Do vật giá leo thang mà nhiều cuộc đình công đã nổ ra trong thờI gian qua ở Việt Nam . Công nhân đình công đòi chủ tăng lương vì không thể sống nổi với mức lương hiện tại. Theo thống kê của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, chỉ trong ba tháng đầu năm nay, đã xảy ra tổng cộng 295 cuộc đình công.
Thanh Phương
(Ảnh : Reuters)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét