Varena - Italie -Nov 2023

Varena - Italie -Nov 2023

Thứ Sáu, 4 tháng 1, 2008

BẠO LỰC Ở MIỀN NAM THÁI LAN: Chưa thấy ánh sáng cuối đưòng hầm

04/05/2008_ Phong trào nổi dậy ly khai tại miền nam Thaí Lan bước sang năm thứ năm và chính sách hoà giải của chính phủ Thái Lan đã thất bại. Theo giới phân tích, trong thời gian qua, tình trạng bạo lực tại đây đã lên tới mức chưa từng thấy, với các vụ chặt đầu, ám sát, thiêu sống, đốt phá trường học, công sở v.v. Mục đích của những vụ bạo hành là làm dấy lên sự phản ứng mạnh mẽ của giới phật tử chống lại cộng đồng hồi giáo.

Ông Sunai Phasuk, chuyên gia tư vấn cho tổ chức theo dõi về nhân quyền, Human Right Watch, được AFP trích dẫn, cho rằng, giới phật tử Thái Lan cảm thấy là họ trở thành đối tượng của những hành vi tàn bạo, nhiều người trong số họ nghĩ rằng hình như các cuộc tàn sát mang tính sắc tộc đang diễn ra.

Bước khởi đầu cho các vụ bạo loạn là vào ngày mồng 4 tháng giêng năm 2004, khi một nhóm vũ trang tấn công căn cứ quân đội hoàng gia ở huyện Cho Airong, tỉnh Narathiwat, làm bốn quân nhân thiệt mạng và cướp đi khoảng 400 khẩu súng. Cùng thời điểm đó, 20 trường học bị đốt phá. Tuy nhiên, sau đó, không một tổ chức nào đứng ra tự nhận trách nhiệm về vụ tấn công nói trên. Đối với chính quyền Bangkok, thủ phạm chính là các lực lượng hồi giáo ly khai ở miền nam.

Về mặt lịch sử, một phần lãnh thổ miền nam Thái Lan, gần biên giới với Malaixia, trước đây là khu vực tự trị của một tiểu vương Mã Lai, bị sát nhập vào Thái Lan năm 1902. Do vậy, phong trào ly khai hoạt động mạnh chủ yếu tại ba tỉnh, Narathiwat, Yala và Pattni, nơi có 90% dân số theo đạo hồi.

Phản ứng của chính quyền Thái Lan dưới thời cựu thủ tướng Thaksin Shinawatra là dùng bạo lực. Trong thòi gian từ 2004 đến hết 2006, khoảng 1800 người đã thiệt mạng. Điển hình là vụ quân đội Thái Lan, vào cuối tháng tư năm 2004, đã không ngần ngại tấn công vào một đền thờ hồi giáo, ở miền nam, nơi trú ẩn của những toán vũ trang hồi giáo sau khi các nhóm này gây bạo loạn ở tỉnh Yala, Pattani và Songkhla. Theo Bangkok, 107 phiến quân bị tiêu diệt. Hồi tháng 10 năm 2004, công luận Thái Lan và quốc tế bị sốc thực sự khi nhìn hình ảnh cảnh sát và binh sĩ Thái lan trấn áp những ngưòi hồi giáo biểu tình, tại tỉnh Narathiwat. 9 ngưòi bị bắn chết hoặc chết đuối nhưng lại có tới 78 người chết ngạt do bị nhồi lên các xe tải bịt kín. Có thể nói, chính sách cứng rắn của ông Thaksin càng làm cho tình hình tại miền nam thêm nghiêm trọng.

Sau cuộc đảo chính hồi tháng 9 năm 2006, lật đổ thủ tuớng Thaksin, giới tướng lãnh và quyền thủ tướng Surayud Chulanont cam kết giải quyết hồ sơ bạo động tại miền nam Thaí Lan, áp dụng chính sách hoà hoãn với phe phiến quân như đưa ra các lời xin lỗi về những vụ bạo hành, xây dựng lại các truờng hồi giáo, tăng cường an ninh. Thế nhưng, theo tổ chức quan sát độc lập, Intellectual Deep South Watch, các vụ bạo động, giết người rùng rợn tại miền nam lại càng gia tăng. Kể từ tháng 9 năm 2006, tính trung bình mỗi tháng có 72 người bị thiệt mạng. Trước đó, trung bình mỗi tháng có 53 nạn nhân.

Giới phân tích nhận định là các lời hứa của chính phủ tái lập hoà bình ở miền nam không hề đi cùng với những hành động của quân đội trên thực địa. Các vụ lạm dụng nhân quyền vẫn tiếp tục và làm cho cộng đồng hồi giáo tại đây không tin tưởng vào chính phủ, trong khi đó các phật giáo Thái Lan lại cảm thấy bị chính phủ bỏ rơi. Nói một cách khác, chính quyền Bangkok không tạo đưọc sự tin tưởng đối với cả hai cộng đồng.

Sau cuộc bầu cử Quốc hội ngày 23 tháng 12 vừa qua, viễn ảnh đảng Quyền lực Nhân dân, PPP, thân cựu thủ tướng Thaksin có thể trở lại nắm quyền đã dấy lên nhiều lo ngại. Chuyên gia Sunai Phusak nhận định, nếu PPP lên nắm quyền mà không rút kinh nghiệm các sai lầm của chính phủ Thaksin thì chúng ta có thể sẽ chứng kiến những cảnh đẫm máu hơn ở miền nam so với những gì đang diễn ra.
Đức Tâm
(Ảnh : counterterrorismblog.org)

Không có nhận xét nào: