10/04/2008_ Hôm nay, 18 triệu cử tri Nepal được kêu gọi đi bỏ phiếu để bầu ra một Quốc hội lập hiến. Cuộc bầu cử này mang một ý nghĩa lịch sử, bởi vì Nepal sẽ tiến tới việc xóa bỏ chế độ quân chủ và tuyên bố thành lập một nền cộng hòa.
Đây là kết quả của thỏa thuận hoà bình đưọc ký kết năm 2006 với lực lượng du kích maoistes, cho phép chấm dứt cuộc nội chiến đã kéo dài một thập niên, làm 13 ngàn người thiệt mạng và nền kinh tế tàn lụi. Mặc dù phải đợi khoảng ba tuần lễ nữa thì mới có kết quả kiểm phiếu, nhưng giới quan sát nhấn mạnh đến tầm quan trọng của cuộc bầu cử này. Bởi vì 601 dân biểu được bầu ra sẽ phải tiến hành soạn thảo một Hiến pháp cho một quốc gia nằm ở vị trí chiến lược giữa Ấn Độ và Trung Quốc và cách Tây Tạng bởi dãy núi Himalaya. Về nguyên tắc, Quốc hội lập hiến của Nepal sẽ biến vương quốc theo Ấn Độ giáo duy nhất trên thế giới, sau 239 năm tồn tại của triều đại Shah, thành một liên bang cộng hòa, theo như thỏa thuận được ký kết hồi tháng 12 năm ngoái giữa 7 chính đảng với lực lượng du kích maoistes. Cách nay hai năm, vào mùa xuân 2006, các đảng phái tại Nepal lại kết hợp với lực lượng maoistes, tổ chức nhiều cuộc biểu tình dân chủ, buộc vua Gyanendra phải từ bỏ các quyền lực tuyệt đối và chỉ còn là một ông vua bù nhìn.
Đây là kết quả của thỏa thuận hoà bình đưọc ký kết năm 2006 với lực lượng du kích maoistes, cho phép chấm dứt cuộc nội chiến đã kéo dài một thập niên, làm 13 ngàn người thiệt mạng và nền kinh tế tàn lụi. Mặc dù phải đợi khoảng ba tuần lễ nữa thì mới có kết quả kiểm phiếu, nhưng giới quan sát nhấn mạnh đến tầm quan trọng của cuộc bầu cử này. Bởi vì 601 dân biểu được bầu ra sẽ phải tiến hành soạn thảo một Hiến pháp cho một quốc gia nằm ở vị trí chiến lược giữa Ấn Độ và Trung Quốc và cách Tây Tạng bởi dãy núi Himalaya. Về nguyên tắc, Quốc hội lập hiến của Nepal sẽ biến vương quốc theo Ấn Độ giáo duy nhất trên thế giới, sau 239 năm tồn tại của triều đại Shah, thành một liên bang cộng hòa, theo như thỏa thuận được ký kết hồi tháng 12 năm ngoái giữa 7 chính đảng với lực lượng du kích maoistes. Cách nay hai năm, vào mùa xuân 2006, các đảng phái tại Nepal lại kết hợp với lực lượng maoistes, tổ chức nhiều cuộc biểu tình dân chủ, buộc vua Gyanendra phải từ bỏ các quyền lực tuyệt đối và chỉ còn là một ông vua bù nhìn.
Tuy nhiên, các nhà phân tích vẫn tỏ ra thận trọng về tương lai chính trị của Nepal, sau cuộc bầu cử. Các vụ khủng bố, bắn giết xẩy ra trong thời gian vận động tranh cử làm dấy lên nhiều lo ngại về nguy cơ bạo lực tái bùng phát sau ngày bỏ phiếu. Theo nhận định của Tuần báo Nepali Times, cả hai phe đều không muốn có bầu cử. Đối với phe hoàng gia cực đoan, cuộc bỏ phiếu hôm nay sẽ đưa chế độ quân chủ vào các trang sách lịch sử, trong khi đó, phe maoistes cực tả trước nguy cơ thất cử, đã đưa ra nhiều lời đe dọa cử tri.
Thực vậy, ông Prachanda, nguyên lãnh đạo phong trào du kích maoistes, người đang mơ ước được trở thành tổng thống của nền cộng hòa Nepal, đã tuyên bố thẳng thừng là không còn chỗ cho chế độ quân chủ dưới bất kỳ hình thức nào. Trả lời phỏng vấn AFP, ông còn tố cáo giới tướng lãnh, đa số thân phe hoàng gia, tìm mọi cách phá hoại tiến trình hoà bình tại Nepal, thậm chí có âm mưu làm đảo chính, ngăn cản việc xóa bỏ chế độ quân chủ. Thế nhưng, theo các cuộc thăm dò dư luận thì có tới 50% người dân Nepal vẫn gắn bó với một hình thức quân chủ nào đó, cho dù đó chỉ là một chế độ tồn tại về mặt hình thức. Đa số người dân vẫn coi vua Gyanendra là biểu tượng của thần Vishnou, vị thần cứu tinh trong Ấn Độ giáo, ngay cả khi họ không ưa vua Gyanendra, người đã leo lên ngôi sau vụ thảm sát khó hiểu bên trong gia đình vua Birendra hồi tháng 6 năm 2001. Tướng Bharat Keshwer Simha, cố vấn của vua Gyanendra cảnh báo, nếu lực lượng maoistes dùng vũ lực để chiếm quyền thì những người theo Ấn Độ giáo sẽ kháng cự lại và điều này sẽ còn tệ hại hơn cả chiến tranh nhân dân cho quân maoistes đã tiến hành và sẽ có nhiều người chết.
Do không có một đảng phái nào có thể một mình chiếm đa số tại Quốc hội sau cuộc bỏ phiếu, nhóm chuyên gia thuộc Tổ chức Nghiên cứu Khủng hoảng Quốc tế, ICG, có trụ sở tại Bruxelles, lo ngại là giai đoạn sau bầu cử sẽ « khó khăn và nguy hiểm ». Bởi vì phe thua, đặc biệt là lực lượng maoistes sẽ tìm cách bác bỏ toàn bộ cuộc bầu cử, trong khi đó phe hoàng gia thì hy vọng có đủ số đại diện tại Quốc hội để ngăn cản việc tuyên bố thành lập nền cộng hòa tại Nepal.
Đức Tâm
(Ảnh : AFP : Người dân tại Kathmandu xếp hàng bỏ phiếu bầu Quốc hội)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét