12/04/2008_ Mặc dù trong bản thông cáo công bố sau cuộc họp ngày hôm qua ở Washington, các bộ trưởng tài chính và thống đốc ngân hàng trung ương nhóm G7 không nhắc đến tên của đồng đô la, nhưng họ cũng đã gián tiếp bày tỏ mối quan ngại trước việc đơn vị tiền tệ này tiếp tục sụt giá. Bản thông cáo viết rằng, từ tháng 2 cho đến nay, các đơn vị tiền tệ chính yếu đã dao động rất mạnh và điều này có thể ảnh hưởng đến ổn định kinh tế và tài chính của thế giới. Các bộ trưởng tài chính và thống đốc ngân hàng trung ương nhóm G7 cho biết họ sẽ tiếp tục giám sát chặt chẽ các thị trường hối đoái.
Từ cuối tháng 2 vừa qua, đồng euro đã vượt qua ngưỡng 1,50 đô la và nay đang dao động ở mức 1,58 đô la, thậm chí thứ năm vừa qua đã đạt mức kỷ lục 1,59 đô la. Tỷ giá euro/đô la cao như vậy, nếu như nó có lợi cho người tiêu dùng châu Âu, thì nó càng gây khó khăn thêm cho các nhà xuất khẩu, kéo theo hậu quả là tăng trưởng kinh tế của châu Âu nói chung bị sụt giảm. Từ nhiều tuần qua, các nước châu Âu vẫn thúc giục Hoa Kỳ phải nỗ lực hơn nữa để ngăn chận đà sụt giá của đô la. Hôm thứ tư vừa qua, người đứng đầu các bộ trưởng tài chính khu vực đồng euro, ông Jean-Claude Juncker đã gặp riêng tổng thống Mỹ George Bush để bàn về vấn đề này. Cho tới nay, phía Mỹ vẫn không làm theo yêu cầu của châu Âu, mặc dù trong cuộc họp báo hôm qua, bộ trưởng Tài chính Henry Paulson nhắc lại cam kết là sẽ duy trì một đồng đôla mạnh.
Từ cuối tháng 2 vừa qua, đồng euro đã vượt qua ngưỡng 1,50 đô la và nay đang dao động ở mức 1,58 đô la, thậm chí thứ năm vừa qua đã đạt mức kỷ lục 1,59 đô la. Tỷ giá euro/đô la cao như vậy, nếu như nó có lợi cho người tiêu dùng châu Âu, thì nó càng gây khó khăn thêm cho các nhà xuất khẩu, kéo theo hậu quả là tăng trưởng kinh tế của châu Âu nói chung bị sụt giảm. Từ nhiều tuần qua, các nước châu Âu vẫn thúc giục Hoa Kỳ phải nỗ lực hơn nữa để ngăn chận đà sụt giá của đô la. Hôm thứ tư vừa qua, người đứng đầu các bộ trưởng tài chính khu vực đồng euro, ông Jean-Claude Juncker đã gặp riêng tổng thống Mỹ George Bush để bàn về vấn đề này. Cho tới nay, phía Mỹ vẫn không làm theo yêu cầu của châu Âu, mặc dù trong cuộc họp báo hôm qua, bộ trưởng Tài chính Henry Paulson nhắc lại cam kết là sẽ duy trì một đồng đôla mạnh.
Nhưng bây giờ Washington khó mà tiếp tục phớt lờ như vậy, bởi vì tình trạng kinh tế của Hoa Kỳ đang đặt họ vào thế yếu. Nhiều dấu hiệu cho thấy kinh tế Mỹ sắp rơi vào suy thoái. Chỉ số tin tưởng của người tiêu dùng ở Mỹ trong tháng 4, do trường đại học Michigan đo lường và vừa được công bố hôm qua, đã sụt xuống còn 63,2 điểm, tức là mức thấp nhất kể từ tháng 3 năm 1982. Về tình hình việc làm, các số liệu thống kê công bố vào tuần trước cho thấy trong tháng 3 vừa qua đã có 80 000 việc làm bị cắt giảm và tỷ lệ thất nghiệp của Mỹ đạt vọt lên thành 5,1%. Thứ tư vừa qua, Quỹ Tiền tệ Quốc tế lần đầu tiên cũng dự báo là kinh tế Mỹ sẽ bị suy thoái nhẹ trong năm nay. Thật ra thì việc đồng euro tiếp tục tăng giá cao so với đôla một phần cũng là do châu Âu. Trái với Hoa Kỳ, cho tới nay, Ngân hàng Trung ương châu Âu vẫn không chịu hạ lãi suất, viện lý do kềm chế lạm phát. Hôm thứ năm vừa qua, sau khi Ngân hàng châu Âu một lần nữa quyết định giữ nguyên các lãi suất chỉ đạo, đồng euro đã tăng vọt lên hơn 1,59 đôla. Nhưng nếu đồng euro tiếp tục tăng giá so với đôla như vậy, chắc là đến một lúc nào đó, Ngân hàng Trung ương châu Âu sẽ phải thay đổi chính sách.
Thanh Phương
(Ảnh : AFP : Tỷ giá € so với US$ trong vòng một năm)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét