30/04/2008_Quan điểm sai lầm về phát triển nông nghiệp của các định chế quốc tế bị tố cáo là nguyên nhân dẫn đến khủng hoảng lương thực toàn cầu
Vào lúc này, giá gạo thơm pathumthani xuất khẩu của Thái Lan đã đạt mức kỷ lục, xấp xỉ 1000 đô la một tấn, tăng gần gấp đôi so với tháng giêng vừa qua và gấp ba lần so với cách nay một năm. Đà tăng vọt này cũng là xu hướng chung của nhiều loại lương thực căn bản khác như lúa mì, bắp ngô, đậu nành trong thời gian qua, gây khó khăn cho các nước nghèo trong việc nuôi dân. Vấn đề trở nên nguy hiểm đến mức mà các định chế quốc tế đã phải liên tiếp họp bàn để tìm hướng đối phó, sợ rằng tình hình xấu đi thêm sẽ dẫn đến đói kém và bạo loan.
Vào lúc này, giá gạo thơm pathumthani xuất khẩu của Thái Lan đã đạt mức kỷ lục, xấp xỉ 1000 đô la một tấn, tăng gần gấp đôi so với tháng giêng vừa qua và gấp ba lần so với cách nay một năm. Đà tăng vọt này cũng là xu hướng chung của nhiều loại lương thực căn bản khác như lúa mì, bắp ngô, đậu nành trong thời gian qua, gây khó khăn cho các nước nghèo trong việc nuôi dân. Vấn đề trở nên nguy hiểm đến mức mà các định chế quốc tế đã phải liên tiếp họp bàn để tìm hướng đối phó, sợ rằng tình hình xấu đi thêm sẽ dẫn đến đói kém và bạo loan.
Sau lời báo động của Ngân hàng Thế giới vào trung tuần tháng tư, theo đó, tình trạng lương thực tăng giá có thể đẩy khoảng 100 triệu người tại các nước đang phát triển vào tình trạng nghèo đói, hôm qua đến lượt Liên Hiệp Quốc nhập cuộc, cho thành lập một nhóm đặc nhiệm có chức năng tìm giải pháp cho cuộc khủng hoảng. Ưu tiên trước mắt là « cung cấp thức ăn cho những ai bị đói » từ ngữ trong nguyên văn. Sau cuộc họp với lãnh đạo 27 định chế chủ chốt của Liên Hiệp Quốc, Tổng Thư ký Ban Ki Moon còn kêu gọi nhiều nước hủy bỏ các biện pháp hạn chế xuất khẩu lương thực để góp phần hạ giá lương thực trên thế giới. Lời kêu gọi của Tổng Thư ký Liên Hiệp Quốc đã được cả Ngân hàng Thế giới lẫn Tổ chức Thương mại Thế giớI phụ họa. Việt Nam cùng vớI Ấn Độ, Brazil, Achentina, Ai Cập, nằm trong số các quốc gia đã quyết định giảm mức xuất khẩu để bảo đảm an ninh lương thực cho dân chúng của mình.
Vào cuối tuần này, khủng hoảng lương thực chắc chắn sẽ trở thành một chủ đề quan trọng của Hội nghị thường niên Ngân hàng Phát triển châu Á. Mối quan ngại của định chế này từng được vị chủ tịch, ông Haruhiro Kuroda, bày tỏ khi ông cho rằng giá lương thực tăng vọt đã đẩy lùi cuộc chiến chống nghèo khó tại châu Á và một số nước sẽ phải cần đến ngoại viện để nuôi dân. Cho đến nay, hiện tượng giá lương thực tăng vọt thường được gán cho nhiều nguyên nhân như giá năng lượng và phân bón tăng cao, mức cầu thế giới mạnh mẽ hơn, thiên tai làm mất muà, đầu cơ trục lợi v.v.
Thế nhưng, theo nhiều nhà phân tích, một trong những nguyên nhân quan trọng là thái độ tắc trách của các định chế cầm cân nẩy mức trên thế giới, đã lơ là hẳn nhu cầu phát triển nông nghiệp. Theo bà Shalmali Guttal, chuyên gia nghiên cứu cao cấp thuộc tổ chức Focus on the Global South, trụ sở tại Bangkok, thì cuộc khủng hoảng lương thực không phải là đã nổ ra trong một sớm một chiều. Theo bà, các nhà nông châu Á, từ nhiều năm nay, đã lưu ý mọi người về nguy cơ khủng hoảng ngày càng tăng, thế nhưng lời báo động của họ đã bị giới hoạch định chính sách bỏ ngoài tai. Cả Ngân hàng Thế giới lẫn Ngân hàng Phát triển Châu Á đều không thấy được hiểm họa này. Ông Bruce Tolentino, Giám đốc phụ trách phát triển và cải cách kinh tế thuộc hiệp hội Asia Foundation cũng chỉ trích Ngân hàng Phát triển châu Á thiếu sáng suốt. Theo ông, nông nghiệp đã bị các chính quyền và các định chế quốc tế lơ là trong ít nhất 20 năm qua và thế giới ngày nay đang phải gánh chịu hậu quả của sự thờ ơ đó. Một trong những thí dụ điển hình của sai lầm về mặt chính sách được giới phân tích nêu bật là xu hướng dùng ngũ cốc sản xuất nhiên liệu thay vì làm lương thực. Trong thời gian qua, hàng tỷ đô la đã được đổ vào việc chế tạo các loại nhiên liệu như ethanol, hay diesel sinh học nhằm thay thế các loại xăng dầu gây ô nhiễm đang được các nước giầu sử dụng. Việc sản xuất các loại nhiên liệu sinh học nói trên đã tiêu tốn một khối lượng lớn bắp ngô, đậu nành và mía sản xuất tại Hoa Kỳ, Brazil hay Canada, với hệ quả là làm giảm bớt nguồn lương thực cấn thiết. Ngoài ra, đầu tư cho việc nâng cao năng suất nông nghiệp cũng không còn được chú ý như vào các thập niên 70, 80.
« Mất bò mới lo làm chuồng ». Phải chờ đến khi cuộc khủng hoảng có dấu hiệu trở thành nghiêm trọng thì các định chế quốc tế và các nước giầu mới quan tâm trở lại đến vấn đề bảo đảm an ninh lương thực. Đây là một công việc không phải là dễ dàng vì theo các chuyên gia nông nghiệp, để thỏa mãn nhu cầu ngày càng tăng, tổng sản lượng lương thực trên thế giới từ nay cho đến năm 2030 phải được nhân đôi so với mức hiện nay. Thề nhưng, vào lúc này, sản lượng lương thực hàng năm chỉ tăng được từ 1 đến 2 %, trong lúc mà để đạt yêu cầu nói trên, mức tăng phải là từ 3 đến 5 %.
Trọng Nghĩa
(Ảnh : Reuters)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét