19/02/2008_ Cuba thời kỳ hậu Fidel Castro có thể chuyển biến theo mô hình Trung Quốc, mở cửa về kinh tế nhưng đảng Cộng sản tiếp tục độc quyền lãnh đạo đất nước.
Ngay sau khi nguồn tin lãnh tụ Cuba Fidel Castro quyết định rời bỏ chức Chủ tịch nước được đưa ra, nhiều quốc gia châu Âu đã hy vọng là đảo quốc này sẽ thay đổi. Paris, qua lời Quốc vụ khanh đặc trách châu Âu mong là sự kiện này sẽ mở ra « một con đường mới » cho Cuba, và « dân chủ sẽ được phát huy ». Quốc vụ khanh Tây Ban Nha phụ trách hồ sơ châu Mỹ La tinh thì cụ thể hơn khi tuyên bố là Madrid chờ đợi Raul Castro, người sẽ kế nhiệm Fidel, thực hiện cải tổ.
Ngay sau khi nguồn tin lãnh tụ Cuba Fidel Castro quyết định rời bỏ chức Chủ tịch nước được đưa ra, nhiều quốc gia châu Âu đã hy vọng là đảo quốc này sẽ thay đổi. Paris, qua lời Quốc vụ khanh đặc trách châu Âu mong là sự kiện này sẽ mở ra « một con đường mới » cho Cuba, và « dân chủ sẽ được phát huy ». Quốc vụ khanh Tây Ban Nha phụ trách hồ sơ châu Mỹ La tinh thì cụ thể hơn khi tuyên bố là Madrid chờ đợi Raul Castro, người sẽ kế nhiệm Fidel, thực hiện cải tổ.
Hy vọng bày tỏ ở trên không phải là không có cơ sở. Tuy nhiên, giới quan sát cho rằng cải tổ kinh tế có thể diễn ra nhưng cải tổ chính trị thì rất khó. Raul Castro, em trai của cựu Chủ tịch Cuba, người được chính anh mình chọn để kế nhiệm, đã từng chứng tỏ rằng ông là một con người thực tế.
Vào đầu thập niên 90, khi Cuba lún sâu vào khủng hoảng kinh tế nặng nề sau khi Liên Xô bị phân rã, vốn là nhân vật số hai trong chế độ, Raul Castro đã nổi tiếng với câu nói « Hạt đậu quan trọng hơn là đại bác ». Với tư cách là bộ trưởng Quốc phòng, ông đã cắt giảm đáng kể quân số Cuba, từ 300 000 xuống còn 60 000 người. Để giảm bớt gánh nặng cho nhà nước, ông cũng đã bật đèn xanh cho quân đội tham gia hoạt động kinh tế, áp dụng một số phương pháp kinh doanh của phương Tây. Biện pháp này thành công đến mức mà ngày nay, lực lượng võ trang Cuba kiểm soát nhiều mảng lớn trong nền kinh tế, đặc biệt là ngành du lịch, nguồn thu ngoại tệ quan trọng của nước này.
Đối với các chuyên gia phân tích về Cuba, quá trình hoạt động của ông Raul Castro chứng tỏ hai điểm : về mặt chính trị, ông vẫn là một con người cứng rắn, kiên quyết bảo vệ độc quyền lãnh đạo của đảng Cộng sản Cuba. Tuy nhiên, ông có tư tưởng thực tế và cởi mở, ít giáo điều hơn anh mình. Trong bối cảnh kinh tế Cuba hiện đang bị khó khăn, phải lệ thuộc vào dầu hỏa giá hạ do Venezuela chi viện, vào nguồn ngoại tệ do ngành du lịch mang lại và người Cuba hải ngoại gởi về, giới quan sát cho rằng một khi chính thức lên cầm quyền tại La Habana, Raul Castro có thể bật đèn xanh cho việc cải tổ nước này theo mô hình Trung Quốc hay Việt Nam, tức là mở cửa kinh tế theo hướng thị trường, nhưng duy trì độc quyền lãnh đạo của đảng Cộng sản. Cách đây 19 tháng, khi Fidel Castro bị bệnh, tạm thời trao quyền lại cho Raul, một số nhà bình luận đã mệnh danh người em của Fidel là Đặng Tiểu Bình của châu Mỹ La tinh.
Theo ông Carmel Mesa Lago, một chuyên gia về Cuba đồng thời là giáo sư kinh tế tại trường Đại học Pittsburg Hoa Kỳ, thì ông Raul được coi là người ủng hộ các biện pháp cải cách theo kinh tế thị trường mạnh mẽ hơn anh mình rất nhiều. Trả lời AFP, ông Mesa Lego cho rằng Trung Quốc có thể là sẽ là mô hình mà Raul Castro đi theo vì điều đó cho phép đảng Cộng sản kiểm soát chính trị, trong lúc kinh tế thì phát triển tăng vọt. Tuy nhiên, vào hôm nay, giới quan sát vẫn dè dặt về các thay đổi có thể diễn ra tại Cuba thời hậu Fidel Castro. Theo ông Kirby Jones, Chủ tịch Hiệp hội Thương mại Hoa Kỳ- Cuba thì một số cán bộ trẻ nhưng tư tưởng rất giáo điều đã từng được đề bạt vào những chức vụ then chốt tại Cuba. Thành phần này có thể là cản lực cho công cuộc cải tổ. Trong tình hình đó, theo ông Kirby Jones, không nên chờ đợi là thay đổi sẽ diễn ra nhanh chóng.
Trọng Nghĩa
(Ảnh : AFP : Fidel Castro – bên trái – và em trai Raul, năm 2003)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét