03/06/2008_ Theo giới chuyên gian, giá thực phẩm leo thang là ngọn sóng thần đe dọa các nước nghèo.
Tình trạng khan hiếm lương thực và bạo động xảy ra tại nhiều quốc gia Á Phi trong những tháng qua buộc Liên Hiệp Quốc phải triệu tập hội nghị khẩn cấp khai mạc hôm nay tại Roma để tìm một giải pháp khả thi. Theo các chuyên gia và nhân viên thiện nguyện hoạt động tại hiện trường thì bức tranh toàn cảnh hiện nay khá đen tối nếu không có biện pháp khẩn cấp. Dù rằng giá thực phẩm leo thang không chừa một nước nào nhưng nước nghèo sẽ bị tác động trước tiên và nghiêm trọng hơn. Biểu tình bạo động chống giá bánh mì đắt đỏ tại Ai cập, thiếu ăn tại Sri-Lanka, bạo loạn cướp cửa hàng ở Mauritanie, Cameroun, Côte d’Ivoire, Burkina Faso, Sénégal hoặc gần đây ở Pakistan, cha mẹ giết con vì không đủ tiền nuôi dưỡng. Ủy viên châu Âu đặc trách phát triển và hoạt động nhân đạo Louis Michel không ngần ngại gọi đây là « ngọn sóng thần » đối với các quốc gia kém phát triễn, đặt biệt là châu Phi.Trong lúc Ngân hàng Thế giới thẩm định khoảng 30 quốc gia Phi châu và Á châu đứng trước nguy cơ bất ổn định xã hội và chính trị.
Tình trạng khan hiếm lương thực và bạo động xảy ra tại nhiều quốc gia Á Phi trong những tháng qua buộc Liên Hiệp Quốc phải triệu tập hội nghị khẩn cấp khai mạc hôm nay tại Roma để tìm một giải pháp khả thi. Theo các chuyên gia và nhân viên thiện nguyện hoạt động tại hiện trường thì bức tranh toàn cảnh hiện nay khá đen tối nếu không có biện pháp khẩn cấp. Dù rằng giá thực phẩm leo thang không chừa một nước nào nhưng nước nghèo sẽ bị tác động trước tiên và nghiêm trọng hơn. Biểu tình bạo động chống giá bánh mì đắt đỏ tại Ai cập, thiếu ăn tại Sri-Lanka, bạo loạn cướp cửa hàng ở Mauritanie, Cameroun, Côte d’Ivoire, Burkina Faso, Sénégal hoặc gần đây ở Pakistan, cha mẹ giết con vì không đủ tiền nuôi dưỡng. Ủy viên châu Âu đặc trách phát triển và hoạt động nhân đạo Louis Michel không ngần ngại gọi đây là « ngọn sóng thần » đối với các quốc gia kém phát triễn, đặt biệt là châu Phi.Trong lúc Ngân hàng Thế giới thẩm định khoảng 30 quốc gia Phi châu và Á châu đứng trước nguy cơ bất ổn định xã hội và chính trị.
Cuộc khủng hoảng lương thực hiện nay bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân. Các chuyên gia lược kể một loạt lý do như sau. Trước hết, nhu cầutiêu thụ thực phẩm càng ngày càng nhiều từ những quốc gia đang phát triển như Ấn độ và Trung quốc và Brazil mà tổng cộng không dưới 2 tỷ rưỡi nhân khẩu. Hoặc những nước như Việt nam giữ gạo lại thay vì xuất khẩu. Kế tiếp là khí hậu thay đổi gây hạn hán trầm trọng hơn hoặc lũ lụt thường xuyên hơn làm giàm mức thu hoạch kể cả ở những cường quốc sản xuất lương thực như nước Úc.Trong khi đó thì trong khói Liên hiệp châu Âu mưa thuận gió hoà nhưng lại thi hành một chính sách nông nghiệp chung bảo hộ sản xuất, giảm kho tích trữ. Lý do cuối cùng, cũng như dầu hỏa, nông phẩm là nạn nhân của nạn đầu cơ. Đó là chưa kể nhu cầu sử dụng nhiên liệu thực vật thay xăng đã đẩy giá ngô bắp đậu nành tăng vọt trong lúc diện tích canh tác lúa gạo bị thu hẹp lại.
Đối với Cơ quan Lương Nông Quốc tế của Liên Hiệp Quốc, FAO, giá thực phẩm đă nhảy vọt đến 45% trong 9 tháng qua và nguy cơ khan hiếm có thể kéo dài đến 10 năm. Vấn đề đặt ra là sau khi đã định được căn bịnh thì phải đưa ra thuốc trị. Ngân hàng Thế giới để nghị phải cùng một lúc giải quyết nhu cầu khẩn cấp và giúp cho các nước nông nghiệp phát triển canh tác trong dài hạn và phải tiến hành trên quy mô địa cầu như đối phó với khủng hoảng tài chính. Nếu không, bên cạnh con số 850 triệu người bị nạn đói đe dọa hiện nay, tình trạng giá cả leo thang sẽ đẩy thêm 100 triệu người vào tình trạng túng quẫn. Cho đến nay hầu hết các nước lớn như Hoa kỳ, Anh, Pháp lên tiếng ủng hộ. Tổng thống Hoa kỳ đã cho tháo khoán khẩn cấp 200 triệu đô la . Nhóm G8 do Nhật làm chủ tịch luân phiên sẽ ưu tiên thảo luận vấn đề này nhân cuộc họp thượng đỉnh tại Tokyo vào tháng 7 tới. Hôm nay, trong diễn văn khai mạc hội nghị, Tổng Thư ký Liên Hiệp Quốc kêu gọi thế giới phải gia tăng năng xuất trong 20 năm tới, cụ thể là phải tăng lượng nông phẩm thêm 50% vào năm 2030.
Tú Anh
(Ảnh : AP : Tổng Thư ký Liên Hiệp Quốc Ban Ki-moon tại Hội nghị FAO về khủng hoảng lương thưc, Roma, Ý, 03/06/2008)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét