29/10/2007_ Trong hai ngày, 29 và 30 tháng 10 năm 2007, đại diện 6 nước liên quan trực tiếp đến tiến trình giải thể hạt nhân Bắc Triều tiên (BTT) thảo luận về kế hoạch viện trợ nhiên liệu cho Bình nhưỡng. Sự kiện họ chọn địa danh biểu tượng Bàn môn Điếm nằm giửa vùng phi quân sự để hội họp thay vì ở thủ đô Bắc kinh của Trung quốc (TQ) là một tín hiệu tốt cho thấy một luồn gió lạc quan đang thổi qua bán đảo này.
Từ khi vòng đầm phán 6 bên tại Bắc kinh đưa đến thỏa thuân 13 tháng 2 năm 2007, hồ sơ này đã vượt qua được nhiều giai đoạn quan trọng. Giờ đây đến lược một trong những yêu sách then chốt của BTT được thảo luận : nhu cầu cần được viện trợ hàng triệu tấn dầu.
Chương nhiên liệu trong thỏa thuận 13 tháng 2 là vấn đề cốt lõi trong hồ sơ giải thể chương trình hạt nhân BTT vì tình trạng kinh tế của chế độ Bình nhưỡng rất thê thảm, với nạn đói đe dọa sinh mạng của its nhất 3 triệu người, theo số liệu của Liên hiệp quốc (LHQ).
Vì 5 nước đối tác của BTT trong hội nghị 6 bên là Hoa kỳ, Trung quốc, Nhật, Nga và Hàn quốc chủ trương phải thận trọng với BTT , tiến từng bước một, tùy theo tình huống, nên cần phải chờ xem khối lượng dầu viện trợ được thông báo là bao nhiêu, người ta mới có thể đoán được là hội nghị Bàn Môn Điếm tiến tới đâu.
Trong bốn tháng qua, các bên đều tôn trọng những gì cam kết. BTT đã đóng cửa cơ sở hat nhân Yongbyon hồi tháng 7. Cách nay vài tuần, một phái đòan thanh tra Mỹ đã đến tận nơi đễ chuẩn bị kỷ thuật tháo gở 3 lò phản ứngchậm lắm là vào cuối năm nay. Đổi lại quốc tế phải viện trợ 500 ngàn tấn dầu khẩn cấp cho. Phía Hàn quốc đã chở sang BTT 100 ngàn tấn đầu tiên.
Vấn đề còn lại là khi nào BTT đưa hết danh sách toàn thể cơ sở hạt nhân của mình cho Hoa kỳ và bắt đầu tiến trình đám phán thiết lập bang giao Washington – Bình nhưỡng.
Ngày 29 tháng 10 năm 2007, trong phiên họp đầu tiên, dường như để tỏ thêm thiện chí, phái đoàn BTT cam kết là sẽ giải thể cơ sở hạt nhân kể từ dầu tháng 11và bước qua giai đoạn hai của thỏa thuận 13 tháng 2 tức là vô hiệu hóa các lò hạt nhân.Và một lần nửa, thúc giục quốc tế cung cấp khẩn cấp nhiên liệu. Tin từ Hàn quốc cho biết BTT bị thiếu xăng dầu đến mức 300 máy bay quân sự tê liệt hoạt động .
Nhiều dấu hiệu khác cũng cho thấy cộng đồng QT dùng biện pháp xoa dịu để gây sức ép lên BTT buộc Bình nhưỡng phải chụp lấy cơ hội để bình thường hóa đường lối chính sách của mình. Cụ thể là liên minh chống BTT sau vụ thử bom nguyên tử hồi tháng 10 năm ngoái cũng điều chỉnh thái độ. Trong lãnh vực nhân quyền chẳng hạn, mặc dù báo cáo viên LHQ về BTT Vitit Moutarbhorn, ngày 26 tháng 10 năm 2007 vừa qua vẫn lên án chính sách đàn áp của Bình nhưỡng, nhưng cùng lúc ông bày tỏ hy vọng các cuộc đàm phán đa phương, song phương với BTT sẽ có tác động tích cực lên tình trạng thiếu nhân quyền trong chế độ cộng sản Bình nhưỡng.
Bản thân Hàn quốc cũng để qua một bên hồ sơ nhân quyền, thay vào đó là tập trung giúp BTT chống nạn đói và phát triển kinh tế.
Cũng trong quan hệ song phương Seoul-Bình Nhưỡng, hai bên cũng thực hiện được những bước tiến quan trọng , với chuyến công du vừa qua của Tổng thống Roh Moo Hyun ở Bình Nhưỡng và nói đến viễn ảnh ký kết hiệp ước hoà bình.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét