30/10/2007_ Thiết lập nhanh chóng một chế độ dân chủ theo mô hình Tây phương sẽ làm cho Miến điện rơi vào tình trạng hỗn loạn và tạo ra một « Irak mới » tại Đông Nam Á.
Trên đây là tuyên bố của bộ trưởng quốc phòng Indonesia Juwono Sudarsono ngày 10 tháng 10 với hãng thông tấn AFP. Không phải chỉ có nhà quân sự Đông Nam Á này chia sẻ quan điểm của tập đoàn quân phiệt Miến điện, mà một số chuyên gia tây phương và một sử gia Miến điện cũng tán đồng : Một khi quân đội không còn nắm quyền thì các sắc dân thiểu số sẽ nhân đó nổi dậy. Giới lãnh đạo mới thiếu kinh nghiệm sẽ xung đột lẫn nhau và kinh tế quốc gia, hiện đang kiệt quệ vì chính sách quản lý kém của tập đoàn tướng lãnh, sẽ đi đến khánh tận.
Trên đây là tuyên bố của bộ trưởng quốc phòng Indonesia Juwono Sudarsono ngày 10 tháng 10 với hãng thông tấn AFP. Không phải chỉ có nhà quân sự Đông Nam Á này chia sẻ quan điểm của tập đoàn quân phiệt Miến điện, mà một số chuyên gia tây phương và một sử gia Miến điện cũng tán đồng : Một khi quân đội không còn nắm quyền thì các sắc dân thiểu số sẽ nhân đó nổi dậy. Giới lãnh đạo mới thiếu kinh nghiệm sẽ xung đột lẫn nhau và kinh tế quốc gia, hiện đang kiệt quệ vì chính sách quản lý kém của tập đoàn tướng lãnh, sẽ đi đến khánh tận.
Trả lời phỏng vấn của hãng AP tuần rồi, giáo sư người Mỹ David Steinberg, đại học Georgetown cho rằng các phong trào du kích võ trang của các sắc tộc Karen, Karenni và Shan sẽ làm cho Miến điện phân rã nếu chính quyền quân sự bất ngờ bị thay thế.
Một sử gia Miến điện, Thant Myint-U, cháu nội của cố Tổng thư ký Liên hiệp quốc U Thant, thì đặt nghi vấn về khả năng của cộng đồng người Miến điện ở nước ngoài, tuy có học thức, nhưng có chắc gì họ sẽ hồi hương một khi chế độ quân phiệt sụp đổ. Hiệu năng của thành phần này đóng góp xây dựng đất nước ra sao ? Tóm lại, không nên để cho phe đối lập lên cầm quyền, dù cho đa số dân chúng mong đợi.
Để tìm hiểu xem quan điểm phù hợp với tuyên truyền của nhà nước có đứng vững hay không khi đối chiếu với ý kiến khác biệt, bản tin trên mạng internet Irrwaddi của phong trào dân chủ đã phỏng vấn nhiều nhà lãnh đạo đối lập.
Trong bài : «Lãnh đạo các sắc tộc bác bỏ những lời nói cho là Miến điện sẽ tiêu vong nếu chế độ quân sự sụp đổ», ông Mahn Sha, Tổng thư ký Liên hiệp dân tộc Karen nói rằng người Karen chỉ chống chính quyền quân sự, chứ không có nhu cầu đánh nhau với các sắc tộc thiểu số khác. Tất cả mọi sắc dân đều có mẫu số chung là chống chính quyền áp bức. Tất cả mọi người, kể cả con nít, cũng biết quốc gia nào mà không cần quân đội.
Một nhân vật khác, Aye Thar Aung, Thư ký liên đoàn đân chủ Arakan cũng nhận định : không một lực lượng du kích nào cầm súng chống lại chế độ dân chủ, vì quyền lợi của họ đã được tôn trọng.
Mọi phong trào trong nước kể cả Liên đoàn quốc gia vì dân chủ của bà Aung San suu Kyi đều kêu gọi chính quyền đối thoại để giải quyết bế tắc chính trị từ nửa thế kỷ nay.
Phát ngôn viên tổ chức du kích Kachin độc lập, thành lập từ năm 1961, Tu Ja, nhận đinh : Khi đất nước dân chủ thì tại sao lại cầm súng đi chia cắt.
Một nhà chính trị lão thành Thatkin Chan Htun, cựu đại sứ ở Trung quốc cũng chia sẻ quan điểm của chuyên gia tây phương Bertil Lintner : « Trước đây, nhiều người tiên đoán Indonesia dân chủ sẽ phân rã như Liên bang Nam tư. Thực tế cho thấy, Djakarta nhờ có chế độ dân chủ đã giải quyết êm thấm xung đột ở Aceh. Một cựu tướng có tư tưởng cải cách nay lên làm tổng thống Indonesia thì sao ?».
Ông Chan Htun giải thích, vấn đề gây bế tắc hiện nay ở Miến điện là tướng Than Shwe. Nhiều tướng khác muốn thương thuyết với phe đối lập. Khi dân chủ được tái lập, chỉ thay thế một số lãnh đạo cũ mà thôi, còn quân đội vẫn là định chế của quốc gia. Có khác chăng là quân đội phải phụng sự đất nước chứ không còn là công cụ bảo vệ đảng cầm quyền.
Còn về cộng đồng tỵ nạn, theo những giáo sư trong và ngoài nước được Irawaddy phỏng vấn, tất cả đều tin rằng ai đi xa chẳng thương nhớ quê nhà. Một khi đất nước hài hoà, thì nhân tài ở nước ngoài sẽ hồi hương, không cần chính phủ kêu gọi.
Niềm tủi hổ thấy quê hương thua kém láng giềng vì chính sách phân biệt kỳ thị làm đất nước suy yếu, sẽ là động lực thúc đẩy người dân sát cánh nhau hơn .
Người dân Miến điện có quyền hy vọng vì lần đầu tiên, cộng đồng quốc tế có vẻ thuyết phục được ASEAN phối hợp dân chủ hóa Miến điện. Hôm qua tại Singapore, ngoại trưởng George Yeo, trong cuộc họp báo chung với ngoại trưởng Pháp Bernard Kouchner, tuyên bố : Hiệp hội ASEAN và Liên hiệp châu Âu tay trong tay mang lại dân chủ cho Miến điện.
Tú Anh
(Ảnh AP: Lãnh đạo phe đối lập Aung San Su Kyi, tháng 5 năm 2002)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét