Varena - Italie -Nov 2023

Varena - Italie -Nov 2023

Thứ Bảy, 31 tháng 10, 2020

Chương trình phát thanh hàng ngày của RFI Tiếng Việt được truyền trực tiếp và lưu giữ trên YOUTUBE. Mời quý vị vào Youtube.com, đăng ký RFI Tiếng Việt.
Rất vui mừng được phục vụ quý thính giả khắp năm châu.

Thứ Sáu, 30 tháng 10, 2020

Chương trình phát thanh hàng ngày của RFI Tiếng Việt được truyền trực tiếp và lưu giữ trên YOUTUBE. Mời quý vị vào Youtube.com, đăng ký RFI Tiếng Việt.
Rất vui mừng được phục vụ quý thính giả khắp năm châu.

Thứ Năm, 29 tháng 10, 2020

Chương trình phát thanh hàng ngày của RFI Tiếng Việt được truyền trực tiếp và lưu giữ trên YOUTUBE. Mời quý vị vào Youtube.com, đăng ký RFI Tiếng Việt.
Rất vui mừng được phục vụ quý thính giả khắp năm châu.

Thứ Tư, 28 tháng 10, 2020

Chương trình phát thanh hàng ngày của RFI Tiếng Việt được truyền trực tiếp và lưu giữ trên YOUTUBE. Mời quý vị vào Youtube.com, đăng ký RFI Tiếng Việt.
Rất vui mừng được phục vụ quý thính giả khắp năm châu.

Thứ Ba, 27 tháng 10, 2020

Chương trình phát thanh hàng ngày của RFI Tiếng Việt được truyền trực tiếp và lưu giữ trên YOUTUBE. Mời quý vị vào Youtube.com, đăng ký RFI Tiếng Việt.
Rất vui mừng được phục vụ quý thính giả khắp năm châu.

Thứ Hai, 26 tháng 10, 2020

Chương trình phát thanh hàng ngày của RFI Tiếng Việt được truyền trực tiếp và lưu giữ trên YOUTUBE. Mời quý vị vào Youtube.com, đăng ký RFI Tiếng Việt.
Rất vui mừng được phục vụ quý thính giả khắp năm châu.

Chủ Nhật, 25 tháng 10, 2020

Chương trình phát thanh hàng ngày của RFI Tiếng Việt được truyền trực tiếp và lưu giữ trên YOUTUBE. Mời quý vị vào Youtube.com, đăng ký RFI Tiếng Việt.
Rất vui mừng được phục vụ quý thính giả khắp năm châu.

Thứ Bảy, 24 tháng 10, 2020

Chương trình phát thanh hàng ngày của RFI Tiếng Việt được truyền trực tiếp và lưu giữ trên YOUTUBE. Mời quý vị vào Youtube.com, đăng ký RFI Tiếng Việt.
Rất vui mừng được phục vụ quý thính giả khắp năm châu.

Thứ Sáu, 23 tháng 10, 2020

Chương trình phát thanh hàng ngày của RFI Tiếng Việt được truyền trực tiếp và lưu giữ trên YOUTUBE. Mời quý vị vào Youtube.com, đăng ký RFI Tiếng Việt.
Rất vui mừng được phục vụ quý thính giả khắp năm châu.

Thứ Năm, 22 tháng 10, 2020

Chương trình phát thanh hàng ngày của RFI Tiếng Việt được truyền trực tiếp và lưu giữ trên YOUTUBE. Mời quý vị vào Youtube.com, đăng ký RFI Tiếng Việt.
Rất vui mừng được phục vụ quý thính giả khắp năm châu.

Thứ Tư, 21 tháng 10, 2020

Chương trình phát thanh hàng ngày của RFI Tiếng Việt được truyền trực tiếp và lưu giữ trên YOUTUBE. Mời quý vị vào Youtube.com, đăng ký RFI Tiếng Việt.
Rất vui mừng được phục vụ quý thính giả khắp năm châu.

Thứ Ba, 20 tháng 10, 2020

Chương trình phát thanh hàng ngày của RFI Tiếng Việt được truyền trực tiếp và lưu giữ trên YOUTUBE. Mời quý vị vào Youtube.com, đăng ký RFI Tiếng Việt.
Rất vui mừng được phục vụ quý thính giả khắp năm châu.

Thứ Hai, 19 tháng 10, 2020

Chương trình phát thanh hàng ngày của RFI Tiếng Việt được truyền trực tiếp và lưu giữ trên YOUTUBE. Mời quý vị vào Youtube.com, đăng ký RFI Tiếng Việt.
Rất vui mừng được phục vụ quý thính giả khắp năm châu.

Người Pháp, một dân tộc rất thích nói Không

Trong mục « Nước Pháp nhìn từ nước ngoài vào » website tuần báo Le Courrier International ngày 06/08/2020, có bài « Nhìn từ Vương Quốc Anh : Người Pháp, một dân tộc rất thích nói Không », thử trả lời câu hỏi này và trấn an luôn : dân Pháp nói Không nhưng không có nghĩa là Không.

Biểu tình của công đoàn Pháp CGT với khẩu hiệu : « Không giết chết bệnh viện công », Marseille, ngày 22/05/2018
Tại sao dân Pháp lại ưa chuộng nói Không ? Đó là điều mà nữ nhà báo Anh Sylvia Sabes, cố thử giải thích qua việc tìm kiếm những giải đáp dựa vào lịch sử, ngôn ngữ tiếng Pháp và giáo dục. Nhà báo Sylvia Sabes viết cho website BBC như sau : « Trong vòng 18 năm qua, tôi đã học được cách thưởng thức cái đẹp xung quanh tôi như một sự đền bù vì phải sống trong một đất nước mà câu trả lời mặc định tràn trề thất vọng cho mọi câu hỏi, đề nghị hoặc gợi ý là Không ». Đối với nữ nhà báo người Anh này, Không là câu trả lời thường xuyên nhất trong một cuộc nói với một người Pháp. Cho dù trong một số trường hợp, không nhất thiết phải loại bỏ câu trả lời Có.
Trả lời Không là để ngỏ khả năng nói Có sau này. Làm ngược lại thì không còn khả năng này nữa. Theo Olivier Giraud trong vở kịch độc diễn « Làm thế nào trong một giờ có thể trở thành người Paris ? », khi đã nói Có rồi thì người ta không thể nói Không nữa.
Biểu tình, môn thể thao quốc gia
Theo nữ nhà báo Anh, kể từ khi chiếm phá ngục Bastille, dân Pháp liên tục, lúc ít lúc nhiều, bày tỏ sự bất bình, và bà không quên nhắc tới phong trào « Áo Vàng » liên tục biểu tình từ tháng 11/2018. « Từ dạo đó, họ tìm được những lý do mới để xuống đường mỗi thứ Bẩy, để cho thấy biểu tình là một dạng thể thao quốc gia đối với nhiều người ».
Website BBC bổ sung : Đó là chưa kể khi nói Không thì có nhiều lựa chọn. Từ câu dễ thương như « Cái đó có thể phức tạp đấy » đến câu trả lời thẳng thừng và đốp chát như « Không có chuyện đó », tóm lại, dân Pháp có một loạt khả năng, cấp độ nói Không.
Trong bối cảnh một cuộc đối thoại, ẩn nấp đằng sau cái Không thường là cái Có. Nói đến bối cảnh, đó là giọng điệu, bộ dạng biểu đạt hoặc tình huống. Đối với giáo sư Erin Meyer, tất cả là vấn đề quan hệ, tùy theo từng nền văn hóa, các quan hệ cũng khác nhau. Ví dụ, Mỹ và Úc là hai nước mà ở đó, người ta nói những gì họ nghĩ và nghĩ những gì mà họ nói. Ngược lại, Pháp, cũng giống như Nga và Nhật Bản, là quốc gia mà ở đó nên đọc giữa hai hàng chữ bởi vì cách nói chuyện, trao đổi uyển chuyển và phức tạp.
Một ngôn ngữ kém phong phú
Thực ra, có thể là người Pháp luôn luôn trong trạng thái đối đầu bởi vì họ thiếu từ ngữ để diễn ta suy nghĩ của mình. Theo giáo sư Erin Meyern, người nói tiếng Anh có tới 500 000 từ để dùng trong lúc người nói tiếng Pháp chỉ có 70 000 từ mà thôi. Do vậy, người dùng tiếng Anh có thể diễn tả suy nghĩ của mình bằng một từ thì người nói tiếng Pháp phải sử dụng nhiều từ để truyền đạt thông điệp của mình.
Điều này buộc người Pháp không chỉ phải có đầu óc sáng tạo để biểu đạt mà còn cho phép họ « ăn nói » mập mờ hơn. Do vậy cái Không tại Pháp không phải lúc nào cũng là Không.
Tuy nhiên, nữ nhà báo Anh trấn an, « sự phụ thuộc vào từ Không này không có nghĩa là dân Pháp về bản chất là xấu, tiêu cực. Cách tiếp cận vấn đề theo kiểu này của dân Pháp có thể là do giáo dục. Ở trường, học sinh Pháp được học lập luận theo tam đoạn thức - chính đề, phản đề, hợp đề ». Do đó, cần phải thấy là cái Không trong tiếng Pháp như một chào mời tranh luận với mục đích hiểu nhau hơn, chứ không phải là cái Không đơn thuần.
« Tôi không biết »
Thông thường, nói Không đồng nghĩa với « Tôi không biết ». Julie Barlow và Jean-Benoît Nadeau, đồng tác giả cuốn « Hiệu ứng câu chào Bonjour » nêu ra những « mật mã » trong một cuộc đối thoại bằng tiếng Pháp. Hai tác giả này cho rằng 75% trường hợp nói Không là do thiếu hiểu biết. Bởi vì người ta lo sợ bị sai, bị nhầm. Nỗi lo sợ này có cội nguồn từ trường học. Từ cấp tiểu học, học sinh cùng lớp đều biết điểm của nhau cho đến lúc thi tú tài (tốt nghiệp phổ thông), kết quả thi được công bố trên Internet, do vậy, dân Pháp không dám khẳng định điều gì mà họ không chắc chắn.
Mà điểm kiểm tra hoặc điểm thi cử thì quan trọng vì với điểm 12/20 học sinh đã được khen hoặc xếp hạng khá còn điểm 20/20 thì gần như không thể đạt được. « Sau 13 năm học đầy lo âu, những học sinh sống sót thoát ra khỏi hệ thống trường học Pháp cảm thấy nhẽ nhõm hẳn để có thể nói Không nhằm mời chào tranh luận thay vì nói Có một cách sai lầm ».

Chủ Nhật, 18 tháng 10, 2020

Chương trình phát thanh hàng ngày của RFI Tiếng Việt được truyền trực tiếp và lưu giữ trên YOUTUBE. Mời quý vị vào Youtube.com, đăng ký RFI Tiếng Việt.
Rất vui mừng được phục vụ quý thính giả khắp năm châu.

Thứ Bảy, 17 tháng 10, 2020

Chương trình phát thanh hàng ngày của RFI Tiếng Việt được truyền trực tiếp và lưu giữ trên YOUTUBE. Mời quý vị vào Youtube.com, đăng ký RFI Tiếng Việt.
Rất vui mừng được phục vụ quý thính giả khắp năm châu.

Thứ Sáu, 16 tháng 10, 2020

Chương trình phát thanh hàng ngày của RFI Tiếng Việt được truyền trực tiếp và lưu giữ trên YOUTUBE. Mời quý vị vào Youtube.com, đăng ký RFI Tiếng Việt.
Rất vui mừng được phục vụ quý thính giả khắp năm châu.

Thứ Năm, 15 tháng 10, 2020

Chương trình phát thanh hàng ngày của RFI Tiếng Việt được truyền trực tiếp và lưu giữ trên YOUTUBE. Mời quý vị vào Youtube.com, đăng ký RFI Tiếng Việt.
Rất vui mừng được phục vụ quý thính giả khắp năm châu.

Thứ Tư, 14 tháng 10, 2020

Chương trình phát thanh hàng ngày của RFI Tiếng Việt được truyền trực tiếp và lưu giữ trên YOUTUBE. Mời quý vị vào Youtube.com, đăng ký RFI Tiếng Việt.
Rất vui mừng được phục vụ quý thính giả khắp năm châu.

Thứ Ba, 13 tháng 10, 2020

Chương trình phát thanh hàng ngày của RFI Tiếng Việt được truyền trực tiếp và lưu giữ trên YOUTUBE. Mời quý vị vào Youtube.com, đăng ký RFI Tiếng Việt.
Rất vui mừng được phục vụ quý thính giả khắp năm châu.

Thứ Hai, 12 tháng 10, 2020

Chương trình phát thanh hàng ngày của RFI Tiếng Việt được truyền trực tiếp và lưu giữ trên YOUTUBE. Mời quý vị vào Youtube.com, đăng ký RFI Tiếng Việt.
Rất vui mừng được phục vụ quý thính giả khắp năm châu.

Chủ Nhật, 11 tháng 10, 2020

Chương trình phát thanh hàng ngày của RFI Tiếng Việt được truyền trực tiếp và lưu giữ trên YOUTUBE. Mời quý vị vào Youtube.com, đăng ký RFI Tiếng Việt.
Rất vui mừng được phục vụ quý thính giả khắp năm châu.

Thứ Bảy, 10 tháng 10, 2020

Chương trình phát thanh hàng ngày của RFI Tiếng Việt được truyền trực tiếp và lưu giữ trên YOUTUBE. Mời quý vị vào Youtube.com, đăng ký RFI Tiếng Việt.
Rất vui mừng được phục vụ quý thính giả khắp năm châu.

Thứ Sáu, 9 tháng 10, 2020

Càu nhàu, một nghệ thuật tinh tế của người Pháp

Website tuần báo Le Courrier International ngày 20/09/2020, có bài «Giải thích cho người nói tiếng Anh biết nghệ thuật càu nhàu của dân Pháp». Với cách viết dí dỏm, hài hước, bài viết phản ánh một khía cạnh xã hội Pháp, thói quen, tâm lý của dân Pháp.
Quán cà phê, một trong những địa điểm lý tưởng để giao lưu càu nhàu. Ảnh minh họa chụp ngày 02/06/2020, Paris, Pháp. AP - Thibault Camus

Để có thể nói chuyện dễ dàng và thoải mái với một người Pháp, tốt hơn hết là phải biết cách phàn nàn, càu nhàu. Đó là nhận xét của website BBC. Thế nhưng, nếu như cằn nhằn là một thói quen được ưa chuộng rộng rãi tại Pháp, thì việc biết chính xác càu nhàu vào lúc nào, với ai và về việc gì cũng là cả một nghệ thuật.
«Vụ thu hoạch nho tồi tệ quá; giới lãnh đạo chính trị toàn là kẻ bất tài và thậm chí còn dốt nát thô lậu», đó là một chỉ dấu gần như chắc chắn để bạn biết rằng cuộc nói chuyện này diễn ra tại Pháp vì ngay từ đầu, đã có một việc gì đó không ổn.
Emily Monaco, trên website của BBC, nói rõ hơn dựa trên kinh nghiệm bản thân. Nữ nhà báo Mỹ này tới Pháp cách nay 15 năm và đã bị ngỡ ngàng, chưng hửng trong một thời gian dài, khi nghe thấy những người xung quanh mình lúc nào cũng cằn nhằn, phản đối, không bằng lòng đủ mọi thứ. Cô bị cụt hứng vì những gì cô chứng kiến giống như một «dàn hợp xướng phản đối thường trực».
Vậy tại sao dân Pháp lại luôn luôn có tính khí khó khăn như vậy? Cô cho biết, rốt cuộc, «khi tôi có đủ can đảm để hỏi một người bạn Pháp về việc này, thì anh ta trả lời rằng không, anh không phàn nàn, mà chỉ càu nhàu thôi». «Chính sự phân biệt này đã kích thích tôi, một thiếu nữ người Mỹ, lúc đó mới 19 tuổi, khám phá xem điều gì ẩn giấu đằng sau sự không hài lòng của người Pháp và mở đầu là với những từ ngữ như sau: Người ta có thể phàn nàn - se plaindre - đó là động từ tự thân được dùng từ lâu nay khi thể hiện sự không đồng tình, nhưng nếu dùng porter plainte - đưa ra, đệ trình phàn nàn – khi muốn chính thức hóa vấn đề. Và có loại càu nhàu, phàn nàn chỉ vì thích như vậy mà thôi».
Một nghệ thuật tế nhị
Một sự tinh tế về ngôn từ như vậy cho thấy đúng là không phải ai cũng biết càu nhàu như một người Pháp thực thụ, nhất là đối với người nước ngoài mới tới Pháp. Emily Monaco giờ đây thú nhận rằng các bạn của cô vẫn còn nhớ là khi nghe cô mới chập chững đi những bước đầu tiên trong nghệ thuật càu nhàu thì nó giống như những đứa trẻ còn chưa nói sõi nhưng làm ra vẻ như đang nói chuyện qua điện thoại. «Do vậy, biết cằn nhằn đúng lúc, với đúng đối tượng và có những lý do chính đáng là một nghệ thuật tinh tế mà tôi đã phải học để làm chủ được».
Theo Emily Monaco, có 5 nguyên tắc chính:
1. Tại Pháp, khác với ở Mỹ, nói một điều gì tiêu cực là muốn người đối thoại với mình thể hiện chính kiến. Ở Pháp, phàn nàn là một trong những phương tiện được ưa thích để bắt đầu nói chuyện. Ví dụ, «bạn có thể nói về một nhà hàng ăn ngon nhưng đồng thời xoáy vào chuyện phục vụ vẫn chưa tốt hoặc nhấn mạnh rằng chỉ vì các cửa sổ ở căn hộ mới của bạn đều mở ra hướng đông, nên bạn lại phải đi mua rèm cửa».
Đối với dân Mỹ, đây là cách ứng xử trái với tự nhiên. Theo Anna Olonyi, một nữ tác giả Pháp-Hung-Mỹ, làm việc tại Viện tư duy phê phán ở Paris, nếu ứng xử như vậy, dân Mỹ có nguy cơ bị coi là kẻ có tư tưởng thất bại, thua kém – loser - và từ này lại không có trong tiếng Pháp.
2. Tại Pháp, một cuộc nói chuyện có thể coi như một cuộc đấu súng tay đôi.
Nữ nhà báo Canada Julie Barlow, tác giả cuốn «Người Pháp nói như vậy đấy», giải thích: «Cằn nhằn là phương tiện tuyệt vời để mở đầu cuộc đọ sức. Điều này cho phép thể hiện sự thông minh và tạo cảm giác là có đầu óc phê phán, rằng tôi suy nghĩ, tôi không ngây thơ».
Điều này hoàn toàn trái ngược với ở Mỹ, nơi mà vẻ bề ngoài tiêu cực kiểu Pháp gây khó xử. Tại Mỹ, tư duy chủ đạo là «nếu có thể thì hãy nín nhịn, không cằn nhằn và nếu phải càu nhàu thì tốt hơn hết là bổ sung thêm câu: Ồ! Nhưng không sao, tôi sẽ giải quyết được...» Đó là một dấu ấn thể hiện tư duy lạc quan của dân nói tiếng Anh mà người Pháp thì có thể nhẹ nhàng bỏ qua.
3. Tuyệt nhiên không cần tìm cách giải quyết sự phàn nàn
Phản đối một cách «huỵch toẹt», không cần tế nhị, mang tính cách rất Pháp và tốt cho sức khỏe. Website BBC trích dẫn một nghiên cứu năm 2013 đăng trên tạp chí Tâm thần sinh học, cho biết, tìm cách điều chỉnh những cảm xúc tiêu cực có thể gây rủi ro cao về các bệnh tim mạch; nhận xét này đã được trình bày trong một nghiên cứu của trường đại học Texas năm 2011, theo đó, kìm nén những cảm xúc tiêu cực làm cho con người trở nên hung hãn hơn.
4. Dân Pháp ưa thích phàn nàn những chuyện bên ngoài, xung quanh bản thân, chứ không phải cuộc sống riêng tư của mình.
Theo một cuộc thăm dò trong năm 2010, 48% dân Pháp được hỏi chủ yếu phàn nàn về chính phủ. Trong danh sách những vấn đề phàn nàn thì những chủ đề mang tính chất cá nhân nằm xa phía dưới: 23% phàn nàn khi liên lạc với một người mà không thấy họ gọi lại và chỉ có 12% phàn nàn về những vấn đề liên quan đến con cái.
Emily Monaco kết luận: «Tôi nghĩ là người Pháp lạc quan và tin tưởng đối với bản thân và cuộc sống của họ, nhưng lại có xu hướng rất nghiêm khắc đối với đất nước của họ».
5. Tại Pháp, người ta phàn nàn vì đủ mọi lý do
Phàn nàn không nhất thiết nhằm giải quyết một vấn đề hoặc tạo ra sự thay đổi. Theo Emily Monaco, «tại Pháp, giống như với phần lớn các câu giao tiếp theo khuôn mẫu có sẵn, ví dụ, người ta hỏi thăm mọi việc có ổn thỏa hay không, nhưng lại không nhất thiết quan tâm đến câu trả lời – càu nhàu trước hết là một phương tiện để tạo mối liên hệ».
Tác giả kết luận: «Đó là một phương tiện rất hữu hiệu. Xét cho cùng, phàn nàn thể hiện một tình cảm chân thực và điều quan trọng hơn là nó cho thấy một sự yếu đuối, dễ bị tổn thương nào đó. Sau nhiều năm sống tại Pháp, cuối cùng, tôi đã có thể kết giao hữu hảo với người dân ở đây và để có được mối giao lưu này, có lẽ chưa bao giờ tôi nghĩ là mình đã phải cằn nhằn nhiều đến như vậy».
Chương trình phát thanh hàng ngày của RFI Tiếng Việt được truyền trực tiếp và lưu giữ trên YOUTUBE. Mời quý vị vào Youtube.com, đăng ký RFI Tiếng Việt.
Rất vui mừng được phục vụ quý thính giả khắp năm châu.