Varena - Italie -Nov 2023

Varena - Italie -Nov 2023

Thứ Bảy, 31 tháng 5, 2008






TRUY NẠP CHƯƠNG TRÌNH

PHÁP : Bất bình giá dầu cao lan sang nhiều ngành nghề

31/05/2008_ Giá dầu trên thế giới trong tuần này vẫn ở mức cao, cụ thể là tại thị trường New York , giá dầu thô vào giờ đóng cửa vẫn là khoảng 127 đôla một thùng. Tình trạng giá dầu leo tăng vọt như vậy đang gây ảnh hưởng ngày càng nặng nề đối với nhiều ngành nghề tại Pháp, mà đầu tiên là giới ngư phủ. Do nguồn cá gần bờ nay trở nên khan hiếm, cho nên, các tàu đánh cá ngày càng phải đi xa bờ, tức là phải tiêu thụ nhiều nhiên liệu hơn. Các tàu đánh cá của Pháp lại hay sử dụng loại lưới rà, cho nên là càng hao tốn xăng dầu. Thành ra, chính giới ngư phủ Pháp là những người đã khơi mào phong trào phản đối giá dầu leo thang, nhằm buộc chính phủ phải gia tăng trợ giúp tài chính cho họ. Sau nhiều ngày đình công, các ngư phủ ở nhiều nơi đã chấp nhận ra khơi đánh cá trở lại, nhất là ở miền Bắc và miền Tây, trong khi ở miền Nam, các ngư phủ hôm qua vẫn tiếp tục phong tỏa các nhà máy lọc dầu hoặc kho dầu.

Nói chung, phong trào phản đối trong giới ngư phủ đang lắng xuống, nhưng nó lại đang lan ra những ngành nghề khác, mà đầu tiên là giới nông gia. Giới nông gia Pháp khẳng định là thu nhập của họ đang bị đe doạ bởi giá năng lượng và phân bón, tức là hai khoản chi phí nặng nhất trong nghề nông. Giá năng lượng đối với giới nông gia đã tăng hơn 32% trong khoảng thời gian từ tháng 4 năm 2007 đến tháng 4 năm nay. Từ mấy ngày qua, các nông gia Pháp đã bắt đầu có những hành động như phong tỏa các kho dầu ở vùng Rhone-Alpes, đồng thời xuống đường biểu tình ở nhiều nơi trong vùng. Tại vùng Creuse, miền Trung nước Pháp, hơn một trăm nông gia hôm qua đã dùng xe tải để chặn một quốc lộ. Bộ trưởng Nông nghiệp và Ngư nghiệp Michel Barnier hôm qua đã kêu gọi giới nông gia nên chấm dứt những hành động này, nhưng không chắc là lời kêu gọi này sẽ có tác dụng.. Ngoài giới nông gia, một số ngành khác cũng bất đầu tham gia phong trào phản đối, như giới xe tải. Đối với giới xe tải, nhiên liệu chiếm tới 28% chi phí kinh doanh, thế mà tính từ tháng Giêng năm 2007 đến nay, giá dầu gazole đã tăng hơn 37%, nhưng nhiều chủ xe tải không thể nâng giá vận chuyển đối với khách hàng, vì sợ mất khách. Hôm qua, giới xe tải đã tỏ thái độ bất bình bằng cách để cho 50 xe tải hạng nặng chạy rất chậm trên đường, gây ách tắc giao thông trên ở một số trục lộ vùng Paris.

Đây mới chỉ là khúc dạo đầu cho một phong trào đang có nguy cơ lan rộng ra toàn quốc và ngày càng cứng rắn hơn, như lời đe doạ của giới xe tải. Yêu sách chủ yếu của giới này là đòi hạ giá dầu gazole xuống bằng với mức của tháng Giêng năm nay. Một ngành nghề khác cũng đang lao đao vì giá dầu leo thang, đó là giới xe cứu thương. Ở Pháp có rất nhiều công ty xe cứu thương tư nhân, nhưng họ kinh doanh với biểu giá do Nhà nước ấn định, cho nên, dù giá nhiên liệu trong ba năm qua đã tăng hơn 40%, nhưng các công ty này không thể tăng giá chuyên chở bệnh nhân. Một số công ty xe cứu thương tư nhân đã phải đóng cửa. Cho nên, giới này đòi chính phủ phải trợ giúp ngay lập tức và để gây áp lực, họ cũng đã có những hành động như gây cản trở lưu thông và xuống đường biểu tình. Trước những phong trào phản đối nói trên, chính phủ Pháp yêu cầu châu Âu có biện pháp trợ giúp đặc biệt cho giới ngư phủ. Nhưng vấn đề là phong trào của giới ngư phủ phản đối giá dầu leo thang không chỉ diễn ra ở Pháp mà bây giờ đã lan ra những nước láng giềng như Tây Ban Nha, Ý, Bồ Đào Nha.
Thanh Phương
(Ảnh : AFP : Giới xe tải biểu tình chống giá dầu lên cao tại Luân Đôn, ngày 27/05/2008)

Thứ Sáu, 30 tháng 5, 2008






TRUY NẠP CHƯƠNG TRÌNH

THÁI LAN: Tình hình lại căng thẳng do Thủ tướng Samak muốn sửa đổi Hiến pháp

30/05/2008_ Năm tháng sau cuộc bầu cử quốc hội, trong những ngày này, bầu không khí chính trị tại Thái Lan lại nóng lên một cách nguy hiểm. Phe đối lập xuống đường biểu tình, trong lúc có tin đồn về một cuộc đảo chính, cho dù quân đội đã cải chính. Nguyên nhân gây ra tình trạng căng thẳng là việc thủ tướng Samak Sundaravej muốn sửa đổi hiến pháp. Theo nhận định của một nhà ngoại giao phương Tây tại Bangkok, được AFP trích dẫn, tình hình có nguy cơ quay trở lại như cũ. Tức là như trước khi quân đội tiến hành đảo chính, lật đổ thủ tướng Thaksin Shinawatra, hồi tháng 9 năm 2006.

Vào thời điểm đó, trong nhiều tháng trời trước khi có đảo chính, phe đối lập, với nòng cốt là tầng lớp trung lưu, trí thức, chủ yếu tại Bangkok, đã liên tục xuống đường biểu tình, tố cáo thủ tướng Thaksin và gia đình lạm dụng quyền lực để làm giầu, tham nhũng và bản thân ông Thaksin thì mắc tội khi quân, không kính trọng nhà vua. Ngày 19 tháng 9 năm 2006, trong lúc thủ tướng Thaksin tham dự Đại Hội đồng Liên Hiệp Quốc, quân đội Thái Lan đã thực hiện một cuộc đảo chính không đổ máu. Trong vòng 15 tháng cầm quyền, giới tướng lãnh Thái Lan đã cho soạn thảo một bản Hiến pháp mà theo lời Thủ tướng Samak là nhằm gài bẫy đảng Quyền lực Nhân dân của ông. Theo tinh thần bản Hiến pháp này, được thông qua trong cuộc trưng cầu dân ý hồi tháng 7 năm ngoái, thì một chính đảng có thể bị Tòa án Tối cao ra phán quyết giải thể, nếu Ủy ban bầu cử Thái lan có bằng chứng là đảng này đã gian lận trong bầu cử.

Mặc dù về đầu trong cuộc Tổng Tuyển cử tháng 12 năm 2007, đảng Quyền lực Nhân dân đã phải liên kết với một số đảng nhỏ để có đủ đa số đứng ra lập chính phủ. Sau cuộc bỏ phiếu này, hai đảng nhỏ trong liên minh cầm quyền, là đảng Chart Thai và Machimathipataya, bị điều tra về gian lận bầu cử. Nhưng nghiêm trọng hơn là Phó Chủ tịch đảng Quyền lực Nhân dân, Yomnguyut Tiyapairat bị xét xử về tội mua bán phiếu bầu và hiện nay, Tòa án Tối cao Thái Lan đang nghị án. Như vậy, Thủ tướng Samak đang đứng trước hai nguy cơ : hoặc là đảng Quyền lực Nhân dân sẽ bị giải thể hoặc hai đảng nhỏ trong liên minh cầm quyền bị giải thể và như vậy thì chính phủ sẽ không có đủ đa số tại Quốc hội. Trong bối cảnh đó, sau khi lên cầm quyền, Thủ tướng Samak đã tuyên bố là sẽ đề nghị sửa đổi Hiến pháp. Thậm chí, trong những ngày gần đây, đảng Quyền lực Nhân dân còn cho biết là họ sẽ viết lại toàn bộ Hiến pháp, trừ lời nói đầu.

Chủ nhật vừa qua, Liên minh Nhân dân vì Dân chủ, đã tổ chức một cuộc biểu tình với sự tham dự của khoảng 8000 người để đòi chính phủ của Thủ tướng Samak phải hủy bỏ dự án sửa đổi Hiến pháp. Tối nay, phe đối lập kêu gọi mọi người tiếp tục xuống đường. Ngày hôm qua, Tổng Tư lệnh tối cao quân đội Thái lan, tưóng Boonsrang Niumpradit đã phải lên tiếng cải chính tin đồn về một cuộc cải chính. Trong khi đó, cảnh sát Thái lan cho biết là có bằng chứng về việc một bộ trưởng trong chính phủ Samak phạm tội khi quân, không kính trọng nhà vua. Theo ông Thitinan Pongsudhirak, chuyên gia về an ninh quốc tế tại trường đại học Chulalongkorn, thì nếu chỉ có dưới 10 000 người tham gia, cuộc biểu tình của phe đối lập không có ý nghĩa. Nhưng nếu số người đông gấp 5 hoặc 6 lần, thì tình hình sẽ trở nên căng thẳng.

Mặc dù có nhiều điểm giống với tình hình hồi năm 2006, nhà phân tích chính trị Giles Ji Ungpakorn nói với AFP rằng, trước mắt, chính phủ Thái Lan chưa bị đe doạ. Bởi vì tầng lớp trung lưu, nòng cốt của Liên minh Nhân dân vì Dân chủ, lại rất dễ thay đổi lập trường và họ cũng không muốn thấy tái diễn lại tình trạng rối loạn như trước. Cách nay hai hôm, bộ trưởng tài chính Thái Lan, Surapong Suebwonglee đã phải trấn an giới doanh nhân và các nhà đầu tư trong vào ngoài nước rằng mọi việc sẽ được thực hiện một cách dân chủ và không có đảo chính, bởi vì mọi người đều hiểu được rằng đảo chính sẽ làm cho tình hình chính trị và kinh tế Thái Lan xấu đi.
Đức Tâm
(Ảnh: AFP: Thủ tướng Samak Sundaravej)

Thứ Năm, 29 tháng 5, 2008





TRUY NẠP CHƯƠNG TRÌNH

CHÂU Á: Sự vươn lên về quân sự của Trung Quốc gây lo ngại

29/05/2008_ Các thách thức đối với sự ổn định tại châu Á Thái Bình Dương, tranh chấp trên biển ở vùng Châu Á Thái Bình Dương, phải chăng trong khu vực đang có một cuộc chạy đua võ trang ? Trên đây là một số chủ đề sẽ được Diễn đàn mang tên Đối thoại Sangri-La (Shangri-La Dialogue) thảo luận trong ba ngày, kể từ ngày mai, 30/05/2008 tại Singapore.

Cuộc đối thoại Shangri-La hàng năm tập hợp quan chức quốc phòng cao cấp, kể cả bộ trưởng, đến từ 27 nước chủ yếu ở vùng châu Á Thái Bình Dương, trong đó có 5 thành viên thường trực Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc. Mục tiêu là để thảo luận về các vấn đề an ninh quốc phòng đáng quan tâm trong khu vực.

Dù không nói ra một cách rõ ràng, nhưng các chủ đề thảo luận năm nay tại cuộc đối thoại Shangri-La đã nêu bật mối ưu tư của châu Á hiện nay về đà vươn lên về quân sự của Trung Quốc, được cho là đang tìm cách tranh giành ảnh hưởng với Hoa Kỳ, cường quốc quân sự số một tại vùng châu Á Thái Bình Dương.

Tiết lộ vào tháng tư vừa qua của Tạp chí Quốc phòng Jane's Intelligence Review về căn cứ hải quân Tam Á mà Trung Quốc đã âm thầm cho xây dựng ở cực nam đảo Hải Nam đã gây lo ngại không ít cho các nước ở châu Á Thái Bình Dương, nhất là các nước đang có tranh chấp chủ quyền với Bắc Kinh tại vùng Biển Đông. Với khả năng chứa đến 20 tầu ngầm nguyên tử, trong đó có loại tối tân nhất có khả năng phóng tên lửa mang theo nhiều đấu đạn hạt nhân, với bến cảng có thể làm chỗ đậu cho cả hàng không mẫu hạm, căn cứ này sẽ trở thành tiền đồn lý tưởng, giúp Bắc Kinh dễ dàng tung lực lượng hùng hậu đến những chiến trường xa xôi mà không sợ bị cắt đường tiếp liệu hậu cần như hiện nay. Căn cứ này còn cho phép hải quân Trung Quốc mở rộng địa bàn hoạt động xuống đến tận eo biển Malacca, thậm chí qua cả Ấn Độ Dương và khống chế các tuyến hàng hải thiết yếu cho các nước Đông Á và Đông Nam Á khác khi cần thiết. Chính các khả năng tiềm tàng nói trên đã khiến các nước trong vùng lo ngại. Nếu khối ASEAN, với thái độ thận trọng cố hữu, không lên tiếng công khai, thì Án Độ, cường quốc ở vùng Nam Á hay Hoa Kỳ đã có phản ứng.

Theo tư lệnh hải quân Ấn Độ, đô đốc Sureesh Mehta, việc căn cứ Tam Á chứa đến hàng chục tàu ngầm nguyên tử là một sự kiện đáng lo vì loại tàu này có tầm hoạt động từ 7000 đến 15000 cây số. Ấn Độ không muốn phải đối phó với sự hiện diện của một khối lượng lớn tầu ngầm nguyên tử bên cạnh mình. Về phần mình, đô đốc Keating, tư lệnh lực lượng Mỹ tại châu Á đã nhấn mạnh đến quyết tâm của Hoa Kỳ duy trì vai trò hàng đầu của mình tại vùng Thái Bình Dương. Theo ông, Bắc Kinh chắc chắn sẽ thất bại nếu tranh đua với Washington về mặt quân sự. Tiết lộ về căn cứ hải quân Tam Á của Trung Quốc đã nối tiếp theo một loạt thông tin khác về đà tăng cường tiềm năng quân sự của Trung Quốc. Trong bản báo cáo thường niên gởi Quốc hội, bộ Quốc phòng Mỹ đã báo động về việc Bắc Kinh phát triển các loại tên lửa có khả năng tấn công chiến hạm của Mỹ ngay trên biển khơi, các loại hỏa tiễn liên lục địa cũng như vũ khí bắn vệ tinh.

Trong tình hình tiềm lực quân sự của Bắc Kinh ngày càng gia tăng, vấn đề đối với Washington là làm sao tái khẳng đinh vai trò hàng đầu của mình tại châu Á, đặc biệt là trấn an các đồng minh đang lo ngại bị Hoa Kỳ lơ là. Đó sẽ là một trong nhưng mục tiêu của bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Robert Gates tại diễn đàn Đối thoại Shangri-La lần này. Tại Singapore, ông Gates sẽ nhấn mạnh đến sự hiện diện bền vững của Hoa Kỳ tại châu Á, bất luận ai sẽ chiến thắng trong cuộc bầu cử tháng 11 tới đây.
Trọng Nghĩa
(Ảnh : AFP)

Thứ Tư, 28 tháng 5, 2008





TRUY NẠP CHƯƠNG TRÌNH

NEPAL: Bãi bỏ chế độ quân chủ

28/05/2008_ Hôm nay Quốc hội lập hiến Nepal nhóm họp để tuyên bố xóa bỏ chế độ quân chủ. Lãnh tụ maoít ông Prachanda nhận định, đây là ngày lịch sử của đất nước này.

Hôm nay bắt đầu một kỷ nguyên mới. Một nước Nepal mới mà phong trào du kích theo chủ nghĩa Mao muốn thành lập. Họ kiên quyết đảm nhận vai trò lãnh đạo. Thứ tư hôm nay là một ngày nắng ấm đối với phe cộng sản Nepal nhưng lại là một ngày âm u đối với hoàng gia. Bị đa số dân chúng oán ghét, Quốc vương Gyanendra trở thành một thường dân, buộc phải thoái vị và rời khỏi hoàng cung, nơi mà ông ngự trị từ năm 2001 sau khi hoàng huynh của ông và toàn gia bị một người cháu thảm sát. Từ nay, Gyanendra có thể dành hết thời giờ vào doanh nghiệp gồm khách sạn và công ty sản xuất thuốc lá.

Sau 240 năm chế độ quân chủ, hình ảnh quen thuộc của vương quốc Nepal nằm giữa Trung Quốc và Ấn Độ không còn nữa. Ngày nay, những người theo chủ nghĩa Mao lên nắm chính quyền không bằng mũi súng mà qua lá phiếu, sẽ áp đặt cải cách. Cải cách đầu tiên sẽ là thành lập một nước Cộng hoà Liên bang, tản quyền. Prachanda, người lãnh đạo phong trào du kích giành được thắng lợi chính trị, chắc chắn sẽ nắm ghế Thủ tướng hoặc Tổng thống. Trong mọi trường hợp, Quốc hội lập hiến có hai năm để xây dựng một chế độ mới.

Một khi chế độ quân chủ được bãi bỏ, 601 vị dân biểu sẽ phải thảo ra một bản Hiến pháp mới cho Nepal, trong vòng 2 năm sắp tới. Thế nhưng, chưa ai dám dự phóng, chặng đường mới này sẽ đưa Nepal đến một chế độ thực sự dân chủ và hoà bình, hay ngược lại, đất nước này sẽ rơi vào khủng hoảng mới.

Hậu quả hàng chục năm nội chiến dẫn đến cái chết của hơn 13 ngàn người, sẽ khó mà khắc phục nhanh chóng. Bạo lực có thể tái diễn, nếu tiến trình hoà giải lâm bế tắc. Hôm qua, 2 người đã bị thương trong một vụ nổ tại Katmandou. Ngày hôm trước, thứ hai, 3 vụ bạo hành cũng đã diễn ra, nhưng may mắn không gây thiệt hại nhân mạng. Tuy nhiên, cuối tháng qua, vụ một doanh nhân ở Katmandou bị các phần tử Maoít sát hại, gây thêm nhiều lo ngại về năng lực lãnh đạo của tổ chức này. Theo Ủy ban Nhân quyền Quốc gia của Nepal, đoàn Thanh niên Cộng sản, tổ chức quy tụ giới sinh viên tham gia đảng Cộng sản Nepal Maoít, vẫn làm mưa làm gió trong những lãnh thổ họ kiểm soát. Họ bị ghép vào nhiều vụ vi phạm nhân quyền như tội sát nhân, bắt cóc, đánh đập, tống tiền, phá họai các khu nhà ở hoặc hệ thống cung cấp nước ngọt, trong nhiều ngôi làng. Mặt khác, cho tới nay, lực lượng du kích maoít gồm hơn 30 ngàn người vẫn chưa bị giải tán, cho dù đây là một điều kiện tiên quyết mà nhiều đảng chính trị đã đặt ra đối với phe maoít, để có thể tiến đến thành lập một chính phủ liên minh. Xin nhắc lại, phe maoít đã chiếm được 30% ghế trong Quốc hội, sau tổng tuyển cử tháng 4. Nhưng vì chưa đạt đa số tuyệt đối, họ phải tìm liên minh để nắm chính quyền. Đây là bước thử nghiệm cơ bản cho phe maoít trong việc thực sự cải đổi một lực lượng chiến đấu thành một tổ chức chính trị
Bảo Thạch
(Ảnh : Reuters : Lãnh đạo phe maoist Prachanda, ngày 21/04/2008, chiến thắng trong cuộc bầu cử)

Thứ Ba, 27 tháng 5, 2008





TRUY NẠP CHƯƠNG TRÌNH

VIỆT NAM : Lạm phát tiếp tục tăng

27/05/2008_ Theo số liệu do Tổng cục Thống kê Việt Nam công bố hôm nay, tỷ lệ lạm phát của Việt Nam tính trên một năm đã tăng 25,2% trong tháng 5 này. Tính riêng trong năm tháng đầu năm nay, chỉ số giá cả ở Việt Nam đã tăng gần 16%.

Do giá dầu và thực phẩm tăng vọt trên thị trường thế giới, rất nhiều nước châu Á đang phải đối phó với lạm phát phi mã, nhưng riêng ở Việt Nam, chỉ số giá tiêu dùng tăng cao hơn cả. Mặt hàng tăng nhanh nhất vẫn là lương thực. So với tháng 5 năm ngoái, giá lương thực ở Việt Nam đã tăng đến gần 68%. Kinh tế gia trưởng của Ngân hàng Thế giới ở Việt Nam, ông Martin Rama, được hãng tin AFP trích dẫn hôm nay, cho rằng tỷ lệ lạm phát 25% là một con số rất đáng quan ngại.

Nhằm kềm chế lạm phát, nhất là kềm chế giá gạo, trong tháng ba vừa qua, chính phủ Hà Nội đã ra lệnh tạm ngưng xuất khẩu gạo. Trên thực tế, Việt Nam không thiếu lương thực, thậm chí còn thừa, vì năm nay vẫn có thể xuất khẩu 4 triệu tấn gạo. Nhưng người dân nghèo trong thời gian qua đã lao đao khốn khổ vì hạt gạo, bởi lẽ nhiều gia đình nghe đồn sắp thiếu gạo, nên đua nhau mua gạo về trữ, khiến giá gạo bán lẻ tăng vọt và dĩ nhiên là nhiều tay buôn đã lợi dụng để đầu cơ nâng giá cao hơn nữa. So với tháng 5 năm ngoái, giá gạo ở Việt Nam đã tăng gấp đôi. Trước tình hình đó, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã phải cấp tốc lên tiếng bảo đảm rằng Việt Nam vẫn có đủ gạo để đáp ứng nhu cầu nội điạ và xuất khẩu, đồng thời ông doạ sẽ trừng trị nghiêm khắc những kẻ đầu cơ. Để kềm chế lạm phát, chính phủ đã đề nghị Quốc hội hạ thấp chỉ tiêu tăng trưởng kinh tế trong năm nay từ 8,5 đến 9% xuống còn 7 % . Bên cạnh đó, chính phủ đã cho phép tăng lãi suất ngân hàng để thu hút tiền mặt và hạn chế mức tăng tín dụng. Đồng thời, chính phủ cũng đã quyết định cắt giảm các dự án đầu tư công, nhất là những dự án bị xem là không hiệu quả. Nhưng theo tờ Tuổi Trẻ, cho tới nay, chỉ mới có vài chục dự án được hủy bỏ trên tổng số gần 600 dự án cần cắt giảm. Bên cạnh lạm phát, Việt Nam còn phải đối phó với mức thâm thủng mậu dịch ngày càng cao. Do nhập khẩu tăng vọt, thâm thủng mậu dịch của Việt Nam trong năm tháng đầu năm đã lên tớI 14,4 tỷ đôla, cao hơn gấp ba lần so với cùng kỳ năm ngoái, theo các số liệu do chính phủ công bố hôm qua.

Tập đoàn ngân hàng Citygroup hôm qua đã bình luận rằng, mặc dù chính phủ Hà Nội đã xem việc chống lạm phát là ưu tiên hàng đầu, nhưng chưa có gì bảo đảm là họ có khả năng làm cho nền kinh tế « hạ cánh nhẹ nhàng » hầu kềm chế lạm phát và giảm thâm thủng mậu dịch. Lạm phát không được kềm chế thì nguy cơ bất ổn xã hội ngày càng tăng. Do vật giá leo thang mà nhiều cuộc đình công đã nổ ra trong thờI gian qua ở Việt Nam . Công nhân đình công đòi chủ tăng lương vì không thể sống nổi với mức lương hiện tại. Theo thống kê của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, chỉ trong ba tháng đầu năm nay, đã xảy ra tổng cộng 295 cuộc đình công.
Thanh Phương
(Ảnh : Reuters)

Thứ Hai, 26 tháng 5, 2008

Đi tìm dấu tích của ba vị vua nhà Nguyễn bị thực dân Pháp lưu đày.

23/05/2008_ Trả lại lịch sử những sự thật bị che dấu hay nhầm lẫn, đó là tâm nguyện của những người tham gia làm bộ phim tài liệu lịch sử « Đi tìm dấu tích ba vua », của đài truyền hình Thành phố Hồ Chí Minh. Bộ phim dự kiến dài 60 tập.

Ngày 23 tháng 5 năm 2008, đoàn làm phim sang Paris và sẽ tới những vùng lãnh thổ của nước Pháp, những nơi ghi dấu ba vị vua nhà Nguyễn bị thực dân Pháp lưu đày, vì các nhà vua đã có tư tưởng chống lại ách đô hộ.

Đoàn làm phim gồm sáu người, trưởng đoàn là nhà văn Nguyễn Hồ, người thai nghén dự án. Viết lời bình cho bộ phim là nhà thơ Nguyễn Duy. Trước ngày đoàn làm phim lên đưòng, Ánh Nguyệt phỏng vấn nhà thơ Nguyễn Duy.



MỜI QUÝ VỊ NGHE TẠP CHÍ










TRUY NẠP CHƯƠNG TRÌNH

PHÁP : Cành Cọ Vàng lại trở về sau 21 năm mãi đợi chờ

26/05/2008_ Cành Cọ Vàng, giải thưởng cao quý nhất của Cannes, liên hoan điện ảnh số một thế giới, ngày hôm qua, lại được trao cho một bộ phim Pháp, « Entre les murs ». Chúng tôi tạm dịch là « Lớp học ». Trước đây đã lâu, lần cuối cùng điện ảnh Pháp giành được vinh dự này, đó là vào năm 1987, với bộ phim « Sous le Soleil de Satan » – « Dưới mặt trời Ác quỷ », của đạo diễn Maurice Pialat. Cách đây 21 năm, người ta còn nhớ, Maurice Pialat bước lên khán đài nhận giải Cành Cọ Vàng giữa nhiều tiếng la ó phản đối, khiến cho nhà làm phim này giận dữ, mất bình tĩnh, trả lời bằng một cử chỉ thô tục.

Năm nay khác hẳn năm xưa. Đạo diễn Laurent Cantet cùng với hơn 20 em học sinh đồng thời là diễn viên của bộ phim « Lớp học » đã hiên ngang hôm qua, lên nhận Cành Cọ Vàng trong sự tin yêu không những của Ban Giám Khảo mà của đông đảo khán giả. Chủ tịch Ban Giám Khảo, ông Sean Penn, đã nhấn mạnh, bộ phim « Entre les murs » – « Lớp học » đã nhận được sự tán thưởng nhất trí của toàn thành viên Ban Giám Khảo.

« Entre les murs » - « Lớp học » đáng lẽ ra cũng có thể được đặt tên « Cõi nhân gian thu nhỏ » trong 4 bức tường vôi trắng nhà trường. Đạo diễn Laurent Cantet tuyên bố, ông muốn thực hiện một bộ phim mang tính đa nguyên, đà sôi nổi và các điều phức hợp, phản chiếu xã hội vây quanh. Bởi vậy cho nên, cũng như ở ngoài xã hội, ở lớp học này, có nhiều sự cọ xát, nhiều cuộc tranh chấp mà ông không muốn tẩy xóa. Bộ phim, do vậy, thu vào ống kính các sinh hoạt thường nhật trong một lớp học cấp hai, tại Paris, nơi mà một giáo viên trẻ nhiệt tình giảng dậy Pháp văn cho các thiếu niên, chỉ muốn tự do sử dụng tiêng lóng của giới trẻ. Hơn nữa, đám choai choai này thuộc nhiều thành phần xã hội, chúng mang nhiều mầu da, phản ánh trung thực trường học của nền cộng hòa Pháp ngày nay.

Dưới nhãn quan của đạo diễn Laurent Cantet, lớp học biến thành địa bàn ban đầu trong quá trình hình thành tập thể xã hội. Hài hước, căng thẳng nhưng vô cùng thi vị, giầu ý nghĩa, Laurent Cantet đã thành công một lần nữa trong việc thám hiểm xã hội, nét tiêu biểu trong sự nghiệp điện ảnh của nhà đạo diễn này.

Bí quyết của ông ở đây, đó là đã sử dụng 24 học sinh cấp hai, để họ chọn đóng vai chính mình. Nhưng « Lớp học » không phải là phim tư liệu. Đây là một phim truyện, được chuyển thể lên màn bạc từ một cuốn tự truyện của giáo viên mang tên François Begaudeau. Thực tế phong phú hơn trí tưởng tượng. Ông giáo này đã thủ vai chính mình trong bộ phim.

Theo nhiều nhà phê bình, « Lớp học » của đạo diễn Laurent Cantet mang sức thuyết phục đến độ khó ai có thể phân biệt đâu là hư cấu và đâu là sự thật ngoài đời. Có lẽ bởi vậy mà thành công của nhà làm phim này, năm nay mới ngoài 40, được mọi ngưòi tán thưởng, từ Tổng thống Pháp cho đến giới nhà báo. Sự nhất trí cao độ phản ánh lòng say mê của người Pháp nói chung đối với ngành giáo dục, một lĩnh vực chiếm đến 1/4 ngân sách Nhà nước. Giáo dục cũng là một thành tựu mà đa số người Pháp rất tự hào nhưng đồng thời cũng đang gây nhiều lo lắng cho tương lai.
Bảo Thạch
(Ảnh : AFP)

Chủ Nhật, 25 tháng 5, 2008





TRUY NẠP CHƯƠNG TRÌNH

MIẾN ĐIỆN : Các nhà tài trợ nghi ngờ sự tráo trở của giới cầm quyền.

25/05/2008_ Chuẩn bị cho kịch bản tốt đẹp nhất những chưa mấy tin tưởng vào những điều hứa hẹn của chính quyền, đó là tâm trạng chung của các cơ quan cứu trợ nhân Hội nghị Rangoun, hôm nay. Bởi vậy mà Hội nghị này cho dù mang tên là Hội nghị các nhà tài trợ, nhưng thực chất lại là cuọc họp để cộng lực đòi chính quyền Miến Điện minh bạch hoá, mở cửa cho thế giới được quyền tiếp xúc tại chỗ với người tỵ nạn.

Thông điệp chung của khoảng 52 quốc gia và 24 tổ chức nhân đạo nhóm họp hôm nay tại Rangoun, đó là nếu các tướng lãnh Miến Điện muốn nhận viện trợ lâu dài để tái thiết thì ngay từ bây giờ, họ phải bật đèn xanh cho nhân viên và chuyên gia nước ngoài đến giám sát và tiếp cận với các vùng bị tàn phá nhất bởi trận bão Nargis đầu tháng 5 vừa qua. Ngược lại, nếu Miến Điện không mở cửa thêm thì tiền và hàng cứu trợ sẽ khó mà được quyên góp.

Hiện nay, tập đoàn quân phiệt Miến Điện cho biết họ hy vọng nhận được hơn 10 tỷ đô la để tái thiết. Nhưng Liên Hiệp Quốc đặt ưu tiên ở việc cấp thiết cứu trợ những người sống sót. Con số ước định nạn nhân cần được cứu giúp lên đến 2,4 triệu, trong số này, vẫn theo Liên Hiệp Quốc, 3/4 chưa hề nhận được sự giúp đỡ nào. Ngoài ra, chỉ có một nhóm các chuyên gia nước ngoài được quyền hoạt động tại Rangoun và họ không được quyền ra khỏi phạm vi thành phố, nói chi đến việc tự do tiếp xúc với người tỵ nạn ở châu thổ Irrawaddy, nơi tối thiểu là hàng trăm ngàn người đang ngóng chờ thoát khỏi cảnh màn trời chiếu đất.

Trong quá khứ, việc chính quyền quân phiệt Miến Điện thường xuyên trở mặt là điều mà mọi người, ngay cả các nước thành viên ASEAN, khó mà phủ nhận. Cuối năm ngoái, họ đã tài tình che mắt Liên Hiệp Quốc trong vụ tiếp xúc nửa vời với lãnh đạo đối lập, bà Aung San Suu Kyi. Sau khi đàn áp dã man phong trào biểu tình do các nhà sư khởi xướng, khiến cho hàng trăm người bị thiệt mạng hoặc mất tích, họ đã tuyên bố đồng ý đối thoại với bà Aung San Suu Kyi. Rất mau chóng, một khi áp lực của thế giới giảm nhẹ, bà Aung San Suu Kyi vẫn bị giam giữ trong tư gia, đối thoại không được duy trì và chính quyền củng cố cho quyền quyền lực quân đội, thông qua một vụ trưng cầu dân ý được dàn dựng. Ngay cả đối với Liên Hiệp Quốc, chính quyền Miến Điện thường xuyên tỏ vẻ thách thức, xem thường. Xin nhắc lại, đặc sứ Liên Hiệp Quốc, trong quá khứ, ông Razali Ismael đã bị khước từ chiếu khán nhập cảnh trong 22 tháng liên tiếp. Vị đại diện mới của Liên Hiệp Quốc, ông Gambari cũng chưa đạt kết quả nào thông qua đối thoại với các tướng lãnh Miến Điện. Do đó mà ngày hôm nay, nhân Hội nghị các nhà tài trợ Rangoun, không mấy ai đặt tin tưởng vào những lời hứa suông của chính quyền. Ngược lại, nhiều tiếng nói yêu cầu gắn liền việc cung cấp tín dụng với điều kiện chính quyền bãi bỏ mọi sự ngăn cấm đối với các tổ chức nhân đạo nước ngoài, bất kể Tây phương hay Đông phương. Đại diện của tổ chức Human Rights Watch hôm nay cũng lên tiếng nhắc lại hành vi bạo ngược, nuốt lời hứa của các tướng lãnh Miến Điện, để kêu gọi cảnh giác trước nguy cơ các mưu đồ mới.

Mạt cưa mướp đắng. Tình hình có thể chuyển biến không có lợi cho các nhà lãnh đạo Miến Điện. Nhiều nhà phân tích đánh giá ngày hôm nay bản thân Tổng Thư ký Liên Hiệp Quốc đã nhận được cam kết của lãnh tụ cao nhất thuộc tập đoàn quân phiệt. Nếu ông Ban Ki Moon bị thất bại, Tổng Thư ký sẽ có cách đưa tập đaòn nắm quyền tại Miến Điện ra trước Hội đồng Bảo an và thuyết phục các cường quốc như Trung Quốc bỏ phiếu trắng trong trường hợp trừng phạt nhóm tướng lãnh này. Nếu Hội đồng Bảo an ra tay thì trong mọi tình huống, người dân Miến Điện sẽ không thể sa sút hơn là tình trạng bị mang con bỏ chợ như hiện nay.
Bảo Thạch
(Ảnh : AFP : Tổng Thư ký Liên Hiệp Quốc Ban Ki Moon tại Hội nghị các nhà tài trợ cho Miến Điện, 25/05/2008)

Thứ Bảy, 24 tháng 5, 2008





TRUY NẠP CHƯƠNG TRÌNH

NHẬT BẢN : Dư thừa lương thực

24/05/2008_ Lượng gạo dư thừa của Nhật Bản có thể giúp giảm nhẹ khủng hoảng lương thực toàn cầu.

Theo tính toán của Trung tâm Phát triển Toàn cầu, một tổ chức của Mỹ, giá gạo trên thị trường thế giới đã tăng vọt trong những tháng gần đầy, từ 375 đôla vào tháng 12 năm ngoái lên tới 1.100 đôla một tấn trong tháng tư . Nhưng đối với người tiêu dùng Nhật Bản, giá gạo như thế hãy còn thấp, vì từ nhiều thập niên qua, loại lương thực này ở Nhật rất là đắt, thường xuyên vượt quá ngưỡng 2.000 đôla một tấn. Được bảo hộ rất chặt chẽ, thị trường Nhật Bản có thể nói là hoàn toàn độc lập với thị trường thế giới. Tại Nhật Bản, giới nông gia từ lâu vẫn là chỗ dựa vững chắc của đảng Tự do Dân chủ, đảng cánh hữu cầm quyền gần như liên tục từ hơn nửa thế kỷ qua. Chính vì vậy mà các nông trại nhỏ vẫn được Nhà nước trợ cấp một cách hậu hỹ, cho dù những nông trại này không hề có chút hiệu quả kinh tế và cho dù hiện nay dân Nhật tiêu thụ ngày càng ít gạo. Họ thích ăn nouilles, bánh mì và các thực phẩm khác của phương Tây hơn.

Theo bộ Nông nghiệp Nhật Bản, trong năm 2007, nước này đã sản xuất 8,71 triệu tấn gạo, mà trong đó chỉ có một số lượng rất ít được xuất khẩu. Đã dư thừa gạo như vậy, Nhật Bản lại còn buộc phải nhập thêm 770.000 tấn gạo mỗi năm, để đáp ứng đúng tiêu chuẩn tối thiểu về mở cửa thị trường, theo quy định của Tổ chức Thương mại Thế giới. Gạo này chủ yếu là nhập từ các nước Hoa Kỳ, Thái Lan và Việt Nam. Thế nhưng, dân Nhật hầu như không bao giờ nhìn thấy mặt mũi những hạt gạo đó, bởi lẽ để bảo vệ các nông gia, chính phủ Tokyo đã hứa là sẽ không bao giờ để cho gạo nhập được bán ra thị trường nội địa. Chính vì những lý do nêu trên mà hiện nay tại Nhật Bản, 2,3 triệu tấn gạo đang được Nhà nước trữ trong các nhà kho khổng lồ trang bị máy lạnh, trong đó có một triệu tấn là gạo dôi ra từ sản xuất trong nước, còn lại là gạo nhập. Để giảm nhẹ phần nào cuộc khủng hoảng lương thực toàn cầu, Nhật Bản quyết định bán đi một phần lượng gạo tồn kho. Cụ thể là chính phủ Nhật sẽ đáp ứng yêu cầu khẩn cấp của Philippines muốn mua 200 ngàn tấn gạo. Hôm qua, một quan chức bộ Ngoại giao Nhật Bản cũng cho biết nước này sẽ bán 20 ngàn tấn cho năm nước châu Phi. Sau một cuộc gặp gỡ giữa hai nước trên hồ sơ này, phát ngôn viên của đại diện thương mại Mỹ, hôm qua, tuyên bố là Washington ủng hộ các sáng kiến nói trên của Tokyo. Hoa Kỳ cũng dự trù cho phép Nhật Bản tung ra thị trường thế giới số gạo mà Nhật Bản đã nhập từ Mỹ. Theo quy định của Tổ chức Thương mại Thế giới, một quốc gia chỉ có thể tái xuất gạo nếu quốc gia xuất khẩu ban đầu đồng ý.

Theo nhận định của giáo sư nông học Nobuhiro Suzuki, tại trường Đại học Tokyo, tái xuất khẩu gạo trong khuôn khổ viện trợ phát triển là cơ hội tuyệt vời đối với Nhật Bản, bởi vì Tokyo có thể thu được những mối lợi về mặt ngoại giao từ sự « hào phóng » này. Thật vậy, 20 ngàn tấn gạo bán cho châu Phi là nằm trong khuôn khổ kế hoạch viện trợ cho châu Phi trị giá 35 triệu euro mà chính phủ Tokyo vừa thông qua ngày hôm qua. Bên cạnh đó, đây cũng là dịp để Nhật Bản tống đi lượng gạo nhập mà họ không hề muốn. Nhưng quan trọng hơn cả có lẽ là với việc Nhật Bản bán lượng gạo dư thừa nói trên, giá gạo trên thị trường thế giới có thể sẽ hạ xuống chút ít và làm xẹp bớt quả bóng đầu cơ đang phình to chung quanh hạt gạo.
Thanh Phương

Thứ Sáu, 23 tháng 5, 2008





TRUY NẠP CHƯƠNG TRÌNH

NGA - TRUNG : Dmitri Medvedev tới Bắc Kinh

23/05/2008_ Tân Tổng thống Nga Dmitri Medvedev hôm nay bắt đầu chuyến công du đầu tiên của ông tại Trung Quốc với mục tiêu hàng đầu là tăng cường hợp tác kinh tế, đặc biệt là trong lĩnh vực năng lượng. Trao đổi mậu dịch Nga-Trung đã đạt mức kỷ lục trong năm ngoái với 48 tỷ đôla và theo dự báo có thể lên tới hơn 60 tỷ đôla trong năm nay. Riêng xuất khẩu dầu của Nga sang Trung Quốc đã tăng rất nhanh trong những năm qua, từ 500 triệu đôla năm 2001 tăng lên tới 6,7 tỷ đôla năm 2007. Tuy nhiên, cho tới nay, các công ty dầu khí của Nga chưa đầu tư đúng mức vào thị trường khổng lồ Trung Quốc.

Hôm qua, Tổng thống Medvedev loan báo là hai nước sắp đạt được thỏa thuận về việc xây một ống dẫn dầu nối liền các mỏ dầu ở Sibérie đến Trung Quốc. Đường ống này thật ra là một nhánh phụ của đường ống dẫn dầu khổng lồ, hiện đang được xây dựng, nối liền vùng Irkoutsk ở Sibérie đến bờ biển Thái Bình Dương. Một khi xây dựng xong nhánh phụ này, dầu thô của vùng Sibérie sẽ được chuyển thẳng đến trạm dầu Đại Khánh ở miền Bắc Trung Quốc. Về phần Nga cũng đang rất cần sự trợ giúp của Trung Quốc trong việc phát triển các nhà máy nhiệt điện sử dụng than. Vào đầu tháng năm vừa qua, Tổng thống mãn nhiệm Vladimir Poutine đã loan báo một kế hoạch phát triển điện năng trong 5 năm. Theo kế hoạch này, sản lượng điện của Nga phải tăng thêm 41 ngàn megawatt từ đây đến năm 2011 để đáp ứng nhu cầu tiêu thụ trong nước. Muốn đạt được mục tiêu nói trên, Nga phải xây thêm nhiều nhà máy nhiệt điện chạy bằng than. Nhưng điều này nằm ngoài khả năng của các công ty Nga, cho nên họ phải nhờ sự trợ giúp của các công ty Trung Quốc, vì chỉ có các công ty Trung Quốc làm kịp theo nhịp độ mà kế hoạch phát triển điện năng của Nga đề ra. Hiện giờ, hơn 80 % sản lượng điện của Trung Quốc là từ các nhà máy nhiệt điện chạy bằng than. Nga muốn nâng tỷ lệ này từ 28% lên 37% từ đây đến năm 2015. Khác với Trung Quốc, Nga có một trong những trữ lượng than nhiều nhất thế giới, cho nên không cần nhập loại nhiên liệu này.

Bên cạnh việc đẩy mạnh hợp tác năng lượng, chuyến đi thăm Trung Quốc của Tổng thống Medvedev còn nhằm tăng cường quan hệ chiến lược giữa hai nước. Hiện giờ Nga rất lo ngại trước việc khối NATO mở rộng sang phía Đông, xem đây là một sự bành trướng của phuơng Tây, cho nên càng muốn có quan hệ thân thiện với Trung Quốc. Nga và Trung Quốc đều là thành viên Tổ chức hợp tác Thượng Hải, một tổ chức bao gồm cả bốn nước Trung Á và được coi như là đối trọng với khối NATO. Bắc Kinh vẫn ủng hộ lập trường của Matxcơva chống đối dự án lá chắn chống tên lửa của Mỹ ở Đông Âu. Trong Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc, Trung Quốc và Nga đều có lập trường chống việc Kosovo tuyên bố độc lập. Nói chung là Matxcơva và Bắc Kinh thường có quan điểm giống nhau trên các hồ sơ lớn của quốc tế. Nhưng giữa hai nước vẫn tồn tại những căng thẳng vì cả hai đều muốn giành nguồn dầu khí dồi dào ở Trung Á, mà vào thời Liên Xô vốn là khu vực độc quyền của Matxcơva. Tuy vậy, việc tân Tổng thống Medvedev dành chuyến công du ngoại quốc đầu tiên của ông cho hai nước Kazakhstan và Trung Quốc chứng tỏ tầm quan trọng của châu Á trong chính sách ngoại giao mới của Nga.
Thanh Phương
(Ảnh : AFP : Chủ tịch Hồ Cẩm Đào đón tiếp Tổng thống Dmitri Medvedev, Bắc Kinh, 23/05/2008)

Thứ Năm, 22 tháng 5, 2008





TRUY NẠP CHƯƠNG TRÌNH

MIẾN ĐIỆN: Một chuyến đi đầy khó khăn đối với Tổng Thư ký Liên Hiệp Quốc

22/05/2008_ Hai mươi ngày sau khi cơn bão Nargis đổ vào Miến Điện làm hơn 133 ngàn người thiệt mạng và hơn 2 triệu người cần phải giúp đỡ, hôm nay, Tổng Thư ký Liên Hiệp Quốc Ban Ki Moon mới được chính quyền nước này chấp nhận đón tiếp. Trong chuyến đi hai ngày này, nhiệm vụ chính của ông là thuyết phục giới tướng lãnh cầm quyền rằng thảm họa thiên tai rất lớn, hàng triệu người cần được giúp đỡ khẩn cấp và chính quyền cần phải nhanh chóng mở cửa chấp nhận viện trợ ồ ạt của quốc tế. Thế nhưng, theo giới quan sát, đây là một chuyến công du đầy khó khăn và ngay người dân Miến Điện cũng tỏ ra bi quan về kết quả cuộc viếng thăm này.

Từ khi xẩy ra thảm họa thiên tai đến nay, tướng Than Shwe, lãnh đạo số một của tập đoàn quân sự cầm quyền đã nhiều lần từ chối nói chuyện điện thoại với Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc và không trả lời hai bức thư của ông. Nguyên nhân chính là giới tướng lãnh chỉ quan tâm đến việc bảo vệ quyền lực. Mối ám ảnh của họ là lo sợ phương Tây và Hoa kỳ can thiệp, lật đổ chế độ. Đối với giới cầm quyền tại Miến điện thì Liên Hiệp Quốc cũng chỉ là công cụ của phương Tây. Do vậy, qua chuyến đi này, ông Ban Ki Moon hy vọng thuyết phục chính quyền Miến Điện hãy gạt bỏ những nghi ngại nói trên và với tư cách Tổng Thư ký Liên Hiệp Quốc, ông đến Miến Điện không phải để tấn công chế độ. Ngay tại sân bay Rangun, ông Ban Ki Moon nói rằng không nên chính trị hóa viện trợ của quốc tế cho Miến Điện và mục tiêu chính trong lúc này là phải tập trung cứu sống mạng người. Dường như cũng để tự trấn an, Thủ tuớng Miến Điện vội vã khẳng định lại là chuyến đi của Tổng Thư ký Liên Hiệp Quốc chỉ mang tính chất thuần tuý cứu trợ nhân đạo.

Trình tự thời gian các sự kiện xẩy ra cho thấy rõ mối quan tâm của tập đoàn quân sự cầm quyền tại Miến Điện không phải là cứu trợ mà trước tiên là bảo vệ sự tồn tại lâu dài của chế độ. Chính quyền chỉ hé mở cho viện trợ nhân đạo nhỏ giọt đến từ các nước láng giềng thân thiện trong khu vực châu Á, sau mồng 10 tháng 5, ngày tổ chức trưng cầu dân ý về bản Hiến pháp. Bất chấp quy mô của thảm họa và sức ép của cộng đồng quốc tế, giới tướng lãnh chấp nhận tổ chức hội nghị quốc tế kêu gọi cứu giúp Miến Điện vào chủ nhật, 25 tháng 5, tức là một ngày sau cuộc trưng cầu dân ý về bản hiến pháp, tại hơn 4 chục địa phương, những nơi bị thiên tai, nên không thể tổ chức bỏ phiếu hồi đầu tháng.

Ông Ban Ki Moon tới Miến Điện ngày hôm nay còn nhằm chuẩn bị cho hội nghị quốc tế nói trên. Tập đoàn quân sự cầm quyền cho biết cần khoảng 11 tỷ đô la cứu trợ và tái thiết. Có thể đây cũng là một trong những lý do mà họ chấp nhận đón tiếp Tổng Thư ký Liên Hiệp Quốc và để cho ông đi thị sát tình hình, đánh giá các mức độ thiệt hại.

Thế nhưng, ông Thitinan Pongsudhirak, chuyên gia về Miến Điện tại Bangkok, Thái lan, được Reuters trích dẫn, thì không nên hy vọng nhiều vào chuyến đi của Tổng Thư ký Liên Hiệp Quốc, vì ông Ban Ki Moon đến Miến Điện đã quá muộn và rất nhiều người đã chết kể từ sau trận bão tới nay. Còn theo quan sát của AP, thì tại Rangun, nhiều người dân không hề tin tưởng là tình hình sẽ cải thiện sau chuyến đi của ông Ban Ki Moon bởi vì giới tưóng lãnh không hề quan tâm đến những lời kêu gọi của Liên Hiệp Quốc. Mọi việc sẽ trở lại như cũ sau khi lãnh đạo Liên Hiệp Quốc rời khỏi nước này. Ngay ông John Homes, điều phối viên của Liên Hiệp Quốc về viện trợ cũng tỏ ra thận trọng sau các cuộc gặp với lãnh đạo Miến điện trong tuần qua. Theo ông thì cần phải nhìn thấy tận mắt trên thực địa những việc được làm theo lời hứa của giới tướng lãnh, chứ đừng tin vào những tuyên bố của họ.
Đức Tâm
(Ảnh : Reuters : Tổng Thư ký Liên Hiệp Quốc Ban Ki Moon)

Thứ Tư, 21 tháng 5, 2008





TRUY NẠP CHƯƠNG TRÌNH

MALAYSIA : Thanh toán nội bộ chóp bu có thể buộc Thủ tướng Badawi từ chức

21/05/2008_ Khủng hoảng trên sân khấu chính terị Malaysia tiếp diễn sau khi cựu Tthủ tướng Mahathir đột ngột rút khỏi đảng cầm quyền hôm thứ hai vừa qua.

Hôm nay, cựu Thủ tướng Mahamad Mahathir gia tăng áp lực và kêu gọi các vị dân biểu trong đảng UMNO tạm thời bỏ rơi tổ chức, để buộc đương kim Thủ tướng Abdullah Ahmad Badawi từ chức. Tấn công của phe thân cựu Thủ tướng Mahathir chống lại nội các chẳng những có nguy cơ sớm thúc đẩy chính phủ của ông Badawi bị lật đổ, mà còn gây thêm nẫu nát trong nội bộ đảng cầm quyền UMNO. Hiện nay, UMNO, liên minh liên tục nắm quyền suốt 50 năm qua, đang chao đảo vì thanh toán nội bộ giữa nhiều phe phái. Trong khi đó, từ phía ngoài, đối lập Malaysia tăng tốc và cũng chĩa mũi dùi vào chính phủ của ông Badawi.

Khó khăn trắc trở đã chồng chất đối với UMNO, sau vụ thất bại thảm khốc trong Tổng Tuyển cử ngày 08/03/2008.
UMNO từ đó đã mất quyền kiểm soát 2/3 số nghế dân biểu trong Quốc hội. Tổn thất này được xem là khúc rẽ lịch sử của UMNO và là tiếng chuông báo động cho ngày tàn của tổ chức, nếu họ không kịp thời cải tổ mạnh mẽ. Sự kiện đảng cầm quyền hứng chịu sự trừng phạt nghiêm trọng của cử tri mang theo hệ quả là liên minh đối lập, từ đó trở đi, kêu gọi các đại biểu của UMNO từ bỏ đảng này để đi theo đối lập. Mặt khác, ông Anwar Ibrahim, lãnh đạo đối lập đã dự phóng nội các do Thủ tướng Badawi lãnh đạo có thể bị giải tán vào tháng 8 sắp tới.

Trước áp lực ngày một đè nặng lên nội các, Thủ tướng Badawi đã tỏ ý ông sẽ chuyển giao quyền lực cho một quan chức khác của UMNO. Cơ hội này, theo các nhà phân tích, có thể diễn ra nhân cuộc bầu cử trong nội bộ đảng vào cuối năm 2008. Tuy nhiên, thời gian biểu kể trên đang bị hoàn toàn thao túng bởi quyết định của cựu Thủ tướng Mahathir ngày thứ hai vừa qua. Từ nay, nhiều nhà phân tích tiên đoán, sự nghiệp chính trị của đương kim Thủ tướng Badawi có nguy cơ kết thúc nhanh chóng hơn. Trở về với thao tác của cựu lãnh đạo Mahathir, nhiều người cho rằng ông đã giận dữ phản công lại Thủ tướng Badawi sau khi vị này đã bật đèn xanh cho một cuộc điều tra nhắm vào ông Mahathir, liên quan đến tội danh tham nhũng, trong thời gian ông cầm quyền. Thế nhưng, theo các nhân vật thân ông Mahathir, quyết định rút khỏi UMNO cũng như lời kêu gọi các quan chức hãy theo gương ông là một đối sách chính trị để nhằm kịp thời khôi phục vị trí lãnh đạo của đảng này, một khi đã thành công ép buộc Thủ tướng Badawi thoái lui. Nói tóm lại là rút đi cái gai nhọn đang cản trở bước tiến của UMNO, như lời một nhân vật thân ông Mahathir đã đánh giá hôm nay.
Bảo Thạch
(Ảnh : AP : Ông Mahathir –bên phải- và ông Badawi)

Thứ Ba, 20 tháng 5, 2008





TRUY NẠP CHƯƠNG TRÌNH

ĐÀI LOAN : Kinh tế và Trung Quốc, hai thách đố lớn đối với tân Tổng thống

20/05/2008_ Hai tháng sau khi đắc cử trong cuộc bầu cử ngày 22 tháng 3, hôm nay, tân Tổng thống Mã Anh Cửu đã tuyên thệ nhậm chức với lời cam kết sẽ đưa Đài Loan sang một thời đại mới. Thế nhưng, trước mắt ông phải đối đầu với hai thách đố lớn nhất, đó là cải thiện quan hệ với Trung Quốc và phục hồi nền kinh tế.

Trong bài diễn văn nhậm chức, ông Mã Anh Cửu đã kêu gọi tái lập các cuộc đàm phán cấp cao với Trung Quốc, nhấn mạnh đây là ưu tiên hàng đầu của ông trong bốn năm cầm quyền. Trong thời gian vận động tranh cử, ông Mã Anh Cửu, ứng cử viên Quốc Dân đảng đã đề nghị một hiệp định hòa bình với Trung Quốc để chính thức chấm dứt xung đột vũ trang mà trên thực tế đã kết thúc từ năm 1949. Ông cũng đã tuyên bố ủng hộ việc tái lập các tuyến giao thông trực tiếp và chủ trương hình thành một thị trường chung với Trung Hoa lục điạ. Ngay sau lễ tuyên thệ nhậm chức, lãnh đạo của Quốc Dân đảng sẽ bay sang thăm Trung Quốc. Đây sẽ là chuyến viếng thăm Trung Quốc đầu tiên của một lãnh đạo đảng cầm quyền ở Đài Loan. Bắc Kinh cũng đã chấp nhận cho một đội cứu hộ của Đài Loan đến Trung Quốc để tham gia cứu giúp nạn nhân động đất ở tỉnh Tứ Xuyên.

Tuy nhiên, cải thiện mối quan hệ rất phức tạp giữa hai bờ eo biển Đài Loan không phải là chuyện đơn giản. Cho tới nay, giới lãnh đạo Bắc Kinh vẫn chưa có trả lời về đề nghị của tân Tổng thống Mã Anh Cửu muốn mở các tuyến hàng không trực tiếp thường kỳ giữa hai bờ eo biển Đài Loan, cụ thể là bắt đầu các chuyến bay giá rẻ vào cuối tuần kể từ tháng 7. Xin nhắc lại là các tuyến giao thông trực tiếp giữa Đài Loan và Trung Quốc đã bị gián đoạn kể từ năm 1949. Người dân Đài Loan nào muốn bay đến Trung Quốc lục địa đều phải đi vòng qua ngõ khác, chẳng hạn như qua Hồng Kông. Các chuyến tham quan của du khách Trung Quốc đến Đài Loan cũng bị hạn chế nghiêm ngặt. Mặt khác, tuy kêu gọi mở lại đối thoại với Trung Quốc, nhưng tân Tổng thống Mã Anh Cửu cam kết sẽ giữ nguyên trạng của Đài Loan, tức là sẽ không tuyên bố độc lập, mà cũng không thống nhất với Trung Hoa lục điạ, trong khi đối với Bắc Kinh, Đài Loan là bộ phận không thể tách rời khỏi Trung Quốc. Ông còn tuyên bố là quan hệ giữa hai bên chỉ có thể tiến triển tốt đẹp một khi Đài Loan không còn bị cô lập trên trường quốc tế, trong khi Bắc Kinh vẫn chống lại việc Đài Bắc gia nhập Liên Hiệp Quốc và các định chế quốc tế khác. Ngoài ra, tân Tổng thống Đài Loan còn nhấn mạnh sẽ tăng cường quan hệ với đồng minh Hoa Kỳ, một điều mà chắc chắn sẽ không làm Bắc Kinh hài lòng.

Bên cạnh quan hệ giữa hai bờ eo biển Đài Loan, thách đố lớn nhất đối với tân tổng thống Mã Anh Cửu còn là phục hồi kinh tế. Đảng Dân Tiến sở dĩ bị đánh bại trong kỳ bầu cử tổng thống vừa qua là vì đã để cho nền kinh tế Đài Loan bị suy giảm. Ông Mã Anh Cửu đề ra mục tiêu tăng trưởng kinh tế hàng năm 6%, với hy vọng là việc mở rộng các tuyến giao thông hàng không và phát triển du lịch với Trung Quốc sẽ giúp đạt được mục tiêu này. Nhưng theo các nhà phân tích, đây sẽ không phải là nhiệm vụ đơn giản trong bối cảnh giá dầu và các nguyên liệu tăng vọt trên thị trường thế giới.
Thanh Phương
(Ảnh : AFP : Tân Tổng thống Mã Anh Cửu trong lễ nhậm chức ngày 20/05/2008)

Thứ Hai, 19 tháng 5, 2008





TRUY NẠP CHƯƠNG TRÌNH

MIẾN ĐIỆN : Hàng triệu nạn nhân thiên tai vẫn chờ viện trợ quốc tế.

19/05/2008_ Số nạn nhân cơn bão Nargis bị tử vong mỗi ngày mỗi nhiều hơn và tình trạng những người sống sót bi thảm hơn vì đói khát và nguy cơ bệnh dịch. Sau hai tuần lễ thúc đẩy tập đoàn quân sự phải mở cửa để có thể giúp đỡ nạn nhân môt cách hiệu quả, nỗ lực của cộng đồng quốc tế mang lại kết quả đầu tiên. Tại hội nghị Singapore, Miến Điện đồng ý để ASEAN gởi các toán y tế và điều hợp cứu trợ nạn nhân.

Trưuớc đó, một số dấu hiệu tích cực cho thấy hy vọng đã ló dạng. Trước hết theo Lord Marlok Brown , đặc trách Á châu sự vụ trong bộ Ngoại giao Anh, hôm qua cho biết, ông đã nhận được từ chính quyền Miến Điện, qua đường ngoại giao, lời hứa giải tỏa tình trạng bế môn. Cũng trong ngày hôm nay, thứ hai, phụ tá Tổng Thư ký Liên Hiệp Quốc John Holmes đặc trách hoạt động nhân đạo và điều hành cứu trợ khẩn cấp đã có thể đi thăm châu thổ sông Irrawaddy, nơi có 2,5 triệu người lâm vào cảnh màn trời chiếu đất và tang tóc. Ngày mai, phụ tá Liên Hiệp Quốc sẽ trao cho tập đoàn quân sự một thông điệp của Tổng Thư ký Ban ki-moon. Đích thân Tổng Thư ký Liên Hiệp Quốc sẽ đến Rangoun vào ngày thứ tư, sau ba lần tìm cách liên lạc bằng điện thoại với tướng Than Shwe không được. Một dấu hiệu nữa là truyền hình Miến Điện do nhà nước kiểm soát lần đầu tiên cho chiếu hình ảnh tướng Than Shwe thảo luận với các bộ trưởng liên quan đến công tác cứu trợ nạn nhân thiên tai.

Theo giới phân tích, kế hoạch đang được phác họa là một chương trình cứu trợ do Hiệp hội ASEAN và Liên Hiệp Quốc phối hợp và qua đó, các nước khác sẽ tham gia cùng. Vì cách hay nhất để thuyết phục một tập đoàn tướng lãnh cực kỳ đa nghi là để cho ASEAN, được xem là bạn của họ, điều hợp việc cứu trợ. Một phái bộ y sĩ và nhân viên thiện nguyện của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á đang quan sát tại chỗ để thẩm định nhu cầu thực tế, báo cáo cho hội nghị cấp ngoại trưởng diễn ra hôm nay tại Singapore. 10 ngoại trưởng các nước thành viên trong đó có đại diện Miến Điện sẽ suy nghĩ và đưa ra một kế hoạch gọi là tối ưu để điều phối chiến dịch cứu trợ và tái thiết. Theo giới phân tích, đầu cầu chiến dịch, nếu được thi hành, có thể là từ lãnh thổ Thái Lan và có sự hợp tác của Liên Hiệp Quốc.

Từ khi bão Nargis đập vào Miến Điện đến nay, hơn hai tuần đã trôi qua. Chính quyền quân sự chỉ cho phép hàng cứu trợ đến một cách nhỏ vọt. Hình ảnh từ các nguồn tin độc lập cho thấy nạn nhân sống sót bị bỏ rơi khác hẳn với những phóng sự dàn dựng tuyên truyền trên đài truyền hình nhà nước. Chương trình lương thực thế giới của Liên Hiệp Quốc cho biết chỉ giúp được gạo và đậu cho 1/3 trong số 750 ngàn người có nhu cầu cấp thiết nhất là trẻ con, người già và phụ nữ. Tổ chức Cứu trợ Trẻ em, Save The Children, hôm qua, thẩm định là sẽ có hàng ngàn trẻ em chết đói trong hai hay ba tuần tới đây nếu không được cung cấp thực phẩm. Ngoài khơi Miến Điện, các cường quốc Tây phương như Mỹ, Pháp dàn sẵn nhiều chiến hạm chở đầy lương thực, nước uống, thuốc men và y sĩ, chỉ còn chờ đèn xanh để tham gia chiến dịch đại quy mô.
Tú Anh
(Ảnh : AFP)

Chủ Nhật, 18 tháng 5, 2008





TRUY NẠP CHƯƠNG TRÌNH

MIẾN ĐIỆN : Pháp cảnh cáo giới cầm quyền về nguy cơ tội ác chống nhân loại.

18/05/2008_ Một thảm họa thứ nhì đang đe dọa tính mạng của hàng triệu người dân Miến Điện. Hơn 2 tuần sau cơn bão Nargis, số phận hàng triệu người dân cư vùng châu thổ Irrawady càng thêm hiểm nghèo, khốn quẫn, nếu họ không được kịp thời cứu trợ và cung cấp nước sạch, lương thực, thuốc men và nhà ở tạm thời. Bên cạnh đó, mùa mưa tiếp tục và chính quyền quân phiệt Miến Điện vẫn duy trì chính sách cứu trợ nhỏ giọt. Tình trạng càng thêm nghiêm trọng và con số người thiệt mạng sẽ còn tăng gấp bội. Nạn nhân sống sót sau cơn bão Nargis ngày mồng 3 tháng 5 sẽ chết vì đói, vì rét, vì bệnh tật, vì kiệt sức, trong lúc nhà cầm quyền Miến Điện khước từ mọi chiến dịch cứu trợ ở quy mô lớn do các tổ chức nhân đạo thế giới phối hợp với các chính phủ Tây phương chủ trương.

Trong tuần qua, Liên Hiệp Quốc đã cảnh báo nạn nhân cơn bão đang cấp thiết chờ đợi được cứu mạng. Theo nhiều nguồn tin, trường hợp bệnh dịch tả đã xuất hiện. Hàng trăm ngàn trẻ em đang bơ vơ vì bị thất lạc và không còn nơi nương tựa. Quỹ Nhi đồng Liên Hiệp Quốc, UNICEF, cho rằng các em có nguy cơ bị bắt cóc, bị mang bán, bị cưỡng bức lao động. Theo nhận định của các tổ chức như Liên đoàn Hồng Thập Tự và Lưỡi Liềm Đỏ, ít nhất một nửa con số gần 2 triệu nạn nhân sống sót qua cơn bão, cho đến nay vẫn chưa nhận được một sự cứu trợ nào.

Trước quy mô cuộc khủng hoảng vô cùng khốc liệt này, nhiều nước đã không chịu bất lực, khoanh tay chờ. Từ nhiều ngày qua, áp lực quốc tế đã gia tăng nhằm buộc các tưóng lãnh Miến Điện mở cửa cho hàng viện trợ và các đội cứu trợ cuả Liên Hiệp Quốc cũng như của nước ngoài được tiếp tay cứu vớt hàng chục vạn đồng loại. Nhưng đối sách của tập đoàn lãnh đạo Miến Điện là nhận một số hàng viện trợ ít ỏi của nước ngoài và giành độc quyền quản lí số hàng này. Đồng thời, cho phép nhỏ giọt một số người châu Á được nhập cảnh vào Miến Điện quan sát việc cứu trợ. Còn các tổ chức phương Tây thì bị gạt ra ngoài lề. Ví dụ điển hình là chiếc tàu Mistral thuộc quân đội Pháp đã bỏ neo ngoài khơi vùng châu thổ Irrawady từ hai ngày nay, với một ngàn tấn lương thực có khả năng nuôi sống 100 ngàn người trong vòng 2 tuần lễ. Thế nhưng, tầu Mistral của Pháp không được phép cập bến. Chính quyền Miến Điện tỏ ra đa nghi và đã cáo buộc nước Pháp đưa chiến hạm đến đây để đe doạ chủ quyền của họ.

Trước cảnh người Miến Điện lầm than, mà chỉ cách hàng viện trợ có vài chục phút thời gian mà 3 trực thăng trên con tàu Mistral có thể chuyển hàng đến tay họ, cả Ngoại trưởng Pháp và Tổng Giám mục Nam Phi Desmont Tutu đã đề cập khả năng quy cho các lãnh đạo chế độ Miến Điện tội ác chống nhân loại.

Ngược lại, chính phủ Miến Điện lo sợ cuộc khủng hoảng này sẽ bị sử dụng như một ngọn đòn chính trị nhắm vào họ tại Liên Hiệp Quốc và tại Hội đồng Bảo an. Nguyên nhân cơ bản là nếu tập đoàn Miến Điện bị xét phạm vào tội ác chống nhân loại thì cộng đồng quốc tế có quyền đơn phương can thiệp, nhờ vào nguyên tắc được ghi trong văn kiện chính thức của Liên Hiệp Quốc, nguyên tắc này được mệnh danh là Responsibility to Protect - Trách nhiệm bảo vệ.

Cho đến giờ phút này, chưa ai có thể dự phóng các nước Tây Phương có triển vọng bất chấp chính quyền Miến Điện, mà thâm nhập vào lãnh thổ nước này để cứu trợ cho hàng triệu nạn nhân. Nhưng rõ ràng là áp lực đang đè nặng lên chính phủ quân phiệt, buộc họ thay đổi chính sách tẩy chay viện trợ cuả Tây phương. Cần nói thêm, bên cạnh con tàu Mistral của Pháp, còn có một số tàu chiến của Hoa Kỳ và một khu trục hạm của Anh quốc đang chuẩn bị sẵn sàng ở ngoài khơi Miến Điện. Cả ba cường quốc Tây phương không từ bỏ ý định thúc đẩy Hội đồng Bảo an bật đèn xanh cho chiến dịch can thiệp nhân đạo vào vùng châu thổ Irrawady.
Bảo Thạch
(Ảnh : AP : Một bé gái Miến Điện giữa cảnh đổ nát sau cơn bão Nargis. Ảnh chụp ngày 17/05/2008)

Thứ Bảy, 17 tháng 5, 2008





TRUY NẠP CHƯƠNG TRÌNH

TRUNG QUỐC: Thoáng hơn về thông tin động đất ở Tứ Xuyên

17/05/2008_ Một trong những sự kiện gây ngạc nhiên cho công luận quốc tế là sau trận động đất xẩy ra ngày 12/05 vừa qua, các phương tiện truyền thông của Trung Quốc đã đưa tin nhiều và đa dạng. Các nhà báo Trung Quốc và nước ngoài không bị cản trở khi tác nghiệp. Theo giới quan sát, đây là điều hiếm thấy tại một quốc gia nổi tiếng trong việc bóp nghẹt quyền tự do ngôn luận, thẳng tay bỏ tù nhà báo.

Từ hôm thứ hai đến nay, vô tuyến truyền hình và báo chí Trung Quốc tràn ngập hình ảnh các ngôi làng bị tàn phá, các gia đình tang tóc, các đội cứu trợ làm việc ngày đêm, đông đảo người dân đổ xô đi hiến máu v.v. Trên các trang internet, thông tin và hình ảnh còn phong phú hơn. Ngoài những lời kêu gọi tình liên đới, còn có rất nhiều các bài chỉ trích sự yếu kém, chậm trễ của lực lượng cứu hộ, khó khăn của các nạn nhân.

Bình thường ra, các phương tiện truyền thông do nhà nước kiểm soát ở Trung Quốc vẫn im lặng hoặc đưa tin nhỏ giọt, nói chung chung, khi xẩy ra các thiên tai thảm hoạ. Như vụ động đất tại thành phố Đường Sơn, năm 1976, làm gần 75 ngàn người thiệt mạng. Hay vụ che dấu thông tin về dịch viêm phổi cấp tính không điển hình, SARS, năm 2003. Vụ gây ngộ độc hoá học trên sông Tùng Hoa, năm 2005, làm cho 9 triệu dân của thành phố Cáp Nhĩ Tân không có nước dùng trong vòng một tuần. Gần đây nhất là việc kiểm duyệt thông tin về các vụ đàn áp người Tây Tạng biểu tình. Theo tổ chức Phóng viên Không Biên giới, hiện có tới 64 người sử dụng internet để đưa tin viết bài và 32 nhà báo Trung Quốc đang bị đang bị cầm tù.

Ngay sau trận động đất ở Tứ Xuyên, gần như là theo phản xạ, ban Tuyên huấn Trung ương của đảng Cộng sản đã ra lệnh cho các cơ quan truyền thông không được cử các nhà báo, phóng viên đến nơi có thiên tai. Báo chí chỉ được phép khai thác thông tin do Tân Hoa xã và Đài truyền hình Trung ương cung cấp. Thế nhưng, chẳng một ai quan tâm đến chỉ thị này. Qua internet và điện thoại di động, thông tin về mức độ thảm họa, về những người được cứu sống, về những hoạt động cứu trợ không hiệu quả, đã lan truyền nhanh và rộng, bộ máy kiểm duyệt tỏ ra bất lực. Theo các nhà phân tích, chính quyền Trung Quốc hiểu được ngay tầm quan trọng của thông tin và chỉ 90 phút sau khi xẩy ra động đất, Thủ tướng Ôn Gia Bảo đã có mặt tại hiện trường. Theo sau ông là khoảng 50 ngàn bộ đội, nhân viên cứu hộ và đông đảo nhà báo Trung Quốc và nước ngoài. Song song với những hình ảnh tuyên truyền và ca ngợi các hoạt động chuẩn bị cho Thế Vận hội, người tay thấy trên trang nhất các tờ báo, phần mở đầu các bản tin hình ảnh Thủ tướng Trung Quốc, xắn quần lên tới đầu gối, xông xáo đi khắp nơi, bất chấp hiểm nguy, động viên, an ủi, chia sẻ nỗi buồn với gia đình các nạn nhân, kêu gọi lực lượng cứu trợ hãy cố gắng hơn nữa. Chỉ một ngày sau thảm họa, giới lãnh đạo ở Bắc Kinh nhận ra ngay hai điều. Trước hết, vụ động đất là cơ hội bằng vàng để quảng bá các khía cạnh tích cực của chính quyền và điều thứ hai, nếu có muốn, họ cũng không thể ngăn cản, bịt kín thông tin. Nói một cách khác, chính quyền Trung Quốc hiểu được rằng, xin trích tờ Nhân dân nhật báo, « chỉ có thể ngăn chặn được tin đồn, gây hoảng loạn khi có thông tin, có mở cửa và minh bạch ».

Theo ông David Bandurski, chuyên gia nghiên cứu về truyền thông thuộc đại học Trung Quốc tại Hồng Kông, bầu không khí chung trong việc đưa tin vụ động đất ở Tứ Xuyên là tương đối cởi mở. Phải chăng đây là một tia hy vọng cho quyền tự do báo tại Trung Quốc ? Giới quan sát tỏ ra thận trọng, bởi vì trong một hai ngày tới, nỗi tức giận của nguời dân có thể sẽ bùng phát, khi các hoạt động tìm kiếm chấm dứt và nhường chỗ cho công việc san bằng các nơi đổ nát và vùi lấp xác nạn nhân. Trong bối cảnh đó, sự hiện diện của báo chí sẽ không có lợi cho chính quyền.
Đức Tâm
(Ảnh : www.lactualite.com)

Thứ Sáu, 16 tháng 5, 2008





TRUY NẠP CHƯƠNG TRÌNH

TRUNG QUỐC : Trận động đất tàn phá dữ dội nhất kể từ 1949

16/05/2008_ Theo cơ quan đo lường địa chấn Nhật Bản thì làn sóng chấn động phát xuất từ tâm điểm Văn Xuyên đã đi 2 vòng trái đất. Điều này cho thấy mức độ khủng khiếp của cuộc động đất hôm thứ hai vừa qua tại Tứ Xuyên. Bốn ngày sau thiên tai, mặc dù Trung Quốc huy động hơn 100 ngàn quân tiếp tay với các toán cứu cấp, nhưng hy vọng tìm được nạn nhân sống sót gần như tan biến. Thủ tướng Ôn gia Bảo trực tiếp thanh sát việc cưú trợ, đã phải thừa nhận là Trung Quốc bị cơn động đất tàn bạo nhất từ khi thành lập nước Cộng hoà Nhân dân năm 1949.

Hôm nay, với các chuyên gia Nhật Bản, thuộc toán nhân viên quốc tế đầu tiên đặt chân đến Tứ Xuyên, lực lựơng cứu hộ Trung Quốc và người tình nguyện nỗ lực gấp đôi, chạy đua với thời gian và thần chết. Nhưng theo các chuyên gia, hy vọng sống còn của nạn nhân bị đè dưới đống gạch vụn kể từ ngày thứ ba rất mong manh. Thế mà địa chấn đã xảy ra vào xế trưa cách nay 4 ngày, đúng vào lúc trường học và công sở đầy người.

Theo AFP, để chuẫn bị tinh thần công luận, kết quả thiệt hại được công bố chiều hôm qua thẩm định ít nhất 50 ngàn người chết. Tân Hoa xã cho biết thêm, diện tích bị tàn phá rộng hơn 100 ngàn km2. Tức một vùng lãnh thổ tương đương với 1/3 diện tích nước Việt Nam, 216 ngàn dinh thự bị sụp đổ trong đó có 6898 trừờng học, chôn vùi không biết bao nhiêu là học sinh và giáo viên.

Trên đây chỉ mới là số liệu do Tân Hoa xã đưa ra tạm thời. Nhiều địa phương vì đường xá hiểm trở và bị địa chấn làm hỏng đường giao thông, cho đến nay vẫn không biết số phận ra sao. Theo AFP, chỉ riêng thị trấn nhỏ Thập Phương, nằm cách tâm chấn 30 km, có đến 30 ngàn người mất tích. Hoặc ở Ánh Tú nơi không còn một căn nhà đứng vững, chính quyền địa phương nói với phóng viên AFP là 3/4 trong số 10 ngàn dân đã chết. Mức độ thiệt hại vật chất và cho sinh mạng con người chắc chắn là nằm ngoài thẩm định của chính quyền Trung Quốc. Đó là lý do khiến Bắc Kinh đã nhờ Hoa Kỳ cung cấp hình ảnh vệ tinh.

Một vấn đề khác làm chính quyền Trung Quốc quan ngại hơn nữa là sự phẫn nộ của người dân. 7000 trường học bị sập, giết chết không biết bao nhiêu là trẻ em, mà thường là đứa con duy nhất. Nỗi đau của các bậc cha mẹ ở Tứ Xuyên càng tăng thêm do hậu quả chính sách một con của chính phủ.

Để xoa dịu dân chúng, bộ Xây dựng tuyên bố là đã chỉ thị điều tra vì sao số trường học bị sập nhiều như vậy. Và hứa là sẽ trừng phạt thủ phạm nếu thấy trong quá trình xây dựng có sai trái. Ngoài ra, hậu quả của địa chấn còn đe dọa đến hàng trăm đập thủy điện và hồ chứa nước trên sông Dương Tử và các phụ lưu ở Tứ Xuyên và Vân Nam. Chính quyền Trung Quốc thừa nhận nhiều hồ và đập bị rạn nứt . Không thể nào đo lường được hậu quả nếu nạn vỡ đập xảy ra.

Trong bối cảnh này, tại Trung Quốc bắt đầu loan truyền những lời đồn đại bi quan cho rằng số 8 là con số xui. Động đất xảy ra vào ngày 12/5, cộng ba số này lại thành số 8 và cách ngày khai mạc Thế Vận hội 88 ngày. Theo AFP, trên internet tràn ngập những suy đoán : năm 2008 bắt đầu với bão tuyết làm chết hơn 100 người, tiếp theo đó là bạo loạn tại Tây Tạng và bây giờ là động đất kinh hoàng nhất kể từ ngày thành lập chế độ Cộng hoà Nhân dân Trung hoa. Tuy nhiên chính phủ Trung Quốc vẫn tin vào số 8 là số hên vì đã chọn ngày 8 tháng 8 vào lúc 8 giờ 8 phút khai mạc Thế Vận hội lần thứ nhất tổ chức tại Trung Quốc.
Tú Anh
(Ảnh : www.chine-informations.com)

Thứ Năm, 15 tháng 5, 2008





TRUY NẠP CHƯƠNG TRÌNH

MIẾN ĐIỆN : Chính quyền tìm cách che đậy sự bất lực.

15/05/2008_ Hai tuần lễ sau cơn bão Nargis tàn phá vựa lúa miền nam Miến Điện làm ít nhất 200 ngàn người chết và 2,5 triệu người trắng tay, chính quyền quân sự Miến Điện vẫn từ chối đón nhận các toán chuyên gia cấp cứu Tây phương và khẳng định là kiểm soát được tình hình.

Thực tế họ kiểm soát như thế nào ? Bài phân tích của RFI trong chương trình ngày 14/05 đã trình bày chi tiết. Câu hỏi đặt ra là tại sao tập đoàn quân sự Miến Điện xem thường sinh mệnh người dân như thế ? Có chuyện gì quan trọng mà họ muốn che dấu ?

Sáng nay, tờ báo chính thức Ánh sáng mới giải thích: « Vì tinh thần độc lập, Miến Điện chỉ nhận tiền bạc và hàng viện trợ nhưng không cần đến trợ lực của quốc tế để tái thiết ». Nguyên nhân sâu xa có lẽ không phải chỉ có thế. Theo giới quan sát nước ngoài , chính quyền Miến Điện biết rằng thiên tai làm nổi bật những yếu kém về tổ chức, bất lực của guồng máy hành chánh và thái độ dửng dưng của người cầm quyền đối với khổ đau của người dân. Họ không muốn công luận trong nước có dịp chia sẻ với công luận quốc tế về những yếu kém này của chế độ. Trước áp lực mỗi ngày mỗi mạnh, chính quyền Miến Điện có vẻ nhượng bộ đôi chút, đồng ý cho một toán 160 nhân viên thiện nguyện á châu vào Miến Điện vì họ hiểu ra rằng, thái độ vô tâm cũng có thể tạo ra những tác hại khó lường cho chính họ.

Theo phân tích của ông Sergio Romano, sử gia Pháp và phụ trách xã luận trên báo kinh tế Les Echos thì tập đoàn tướng lãnh sẽ kiểm soát nhất cử nhất động chuyên gia nước ngoài. Thiên tai hay một thảm họa do trục trặc kỹ thuật tạo ra là cây thước đo lường vô cùng chính xác hiệu năng hoặc bất lực của một chế độ và có thể đe dọa chính quyền một cách nguy hiểm hơn bất kỳ một phong trào phản kháng hay cách mạng nào. Vụ nổ lò hạt nhân Tchernobyl năm 1986 thời Liên Xô cũ đã đánh tan huyền thoại bách chiến bách thắng của đảng Cộng sản Sô Viết. Người dân Liên Xô đâm ra hết sợ chế độ và dám công khai chỉ trích chính quyền. Sau một thời gian che dấu, chính phủ Gorbachev đã khôn ngoan đón nhận trợ giúp của nước ngoài từ phương tiện đến nhân lực, nhưng không ngăn chận được lòng căm hận của người dân. Đây cũng là khởi điểm của hàng loạt biến động chính trị sau đó dẫn đến sự sụp đổ của Liên bang Sô Viết.

Những chế độ dân chủ cũng có thể bị tác hại do hậu quả thiên tai nếu tỏ ra thiếu nhanh chóng và hiệu quả. Trường hợp Hoa Kỳ với cơn bão Katrina tàn phá bang New Orlean vào tháng 8 năm 2005 là một thí dụ.
Do chính phủ Liên bang phản ứng chậm khiến cho uy tín của Tổng thống George Bush bị thiệt hại còn hơn là cuộc chiến tại Irak. Sử gia Sergio Romano thẩm định, đối với tập đoàn quân sự Miến Điện, cơn bão Nargis không khéo sẽ đưa đến những kết quả mà phong trào phản kháng của các nhà sư hồi tháng 9 năm ngoái không đạt được : Đó là làm cho chế độ lung lay.
Tú Anh
(Ảnh : Reuters)

Thứ Tư, 14 tháng 5, 2008





TRUY NẠP CHƯƠNG TRÌNH

MIẾN ĐIỆN : Vẫn chưa mở cửa nhận viện trợ khẩn cấp sau bão Nargis

14/05/2008_ Quốc tế tăng cường áp lực để thúc đẩy tập đoàn quân sự Miến Điện mở cửa cho quốc tế chuyển vận hàng cứu trợ khẩn cấp đến tận tay nạn nhân trận bão Nargis

Gần hai tuần lễ sau khi cơn bão Nargis đổ bộ vào Miến Điện, rất nhiều người trong số gần hai triệu người nạn nhân thiên tại vẫn còn phải sống trong hoàn cảnh bi thảm, thiếu ăn, thiếu uống, không nhà không cửa. Cho dù đã bộc lộ tình trạng yếu kém của mình trong công việc cứu trợ, tập đoàn quân sự vẫn duy trì thái độ cứng rắn, chỉ nhận hàng viện trợ ngoại quốc để tự mình phân phát, chứ không cho quốc tế đưa người vào để đẩy nhanh công cuộc trợ giúp.

Thái độ trên đây của tập đoàn quân sự Miến Điện đã bị đánh giá là vô trách nhiệm vì theo các chuyên gia trong lãnh vực cứu trợ nhân đạo, chính quyền Miến Điện, với những phương tiện hạn chế, không thể nào khắc phục được các hậu quả của một thiên tai khủng khiếp như trận bão Nargis, với cả trăm ngàn người chết và gần hai triệu nạn nhân sống sót nhưng bị mất tất cả. Thực tế đã chứng minh nỗi lo ngại kể trên. Theo ghi nhận của các phóng viên ngoại quốc đã xuống được vùng châu thổ sông Irrawaddy, nơi bị bão tàn phá nặng nề nhất, các nạn nhân tại đấy đã cho biết là hàng cứu trợ của chính quyền chưa hề đến nơi.

Những lời chứng này đã phản bác lập luận của chính quyền Miến Điện khi từ chối tiếp nhận các toàn cứu trợ nước ngoài, theo đó thì họ đủ sức đối phó với tình hình. Trong nhiếu ngày trời, đài truyền hình Miến Điện do nhà nước kiểm soát đã không còn chiếu cảnh tượng tàn phá sau cơn bão, mà lại liên tục phát đi hình ảnh các tướng lãnh đi phân phát thức ăn nước uống cho các nạn nhân thiên tai. Trong khi đó thì hình ảnh mà các nhà báo nước ngoài xuống vùng châu thổ Irrawaddy ghi nhận lại là những cảnh hoàng tàn đổ nát, xác người chết, xác súc vật thối rữa trên các đồng ruộng chưa được chôn cất, trong lúc nạn nhân còn sống sót thì mòn mỏi trông chờ cứu trợ. Đấy là những hình ảnh mà chính quyền Miến Điện khó chấp nhận. Chính vì thế mà họ bắt đầu cản ngăn không cho báo chí cũng như những nhân viên hoạt động nhân đạo ngoại quốc đến các vùng bị bão tàn phá.

Trong tình hình nạn đói và bệnh dịch đe dọa hàng triệu sinh linh, trong nhiều ngày qua, cộng đống quốc tế, trong đó có cả Liên Hiệp Quốc, Hiệp hội ASEAN và Liên hiệp châu Âu đã liên tục kêu gọi tập đoàn quân sự suy nghĩ lại, cho phép các nhân viên cứu hộ ngoại quốc được vào Miến Điện, đến tận nơi xác định nhu cầu để đầy nhanh tốc độ cứu trợ nạn nhân. Vào ngày 14/05/08, trong hai chuyến đi riêng rẽ, Thủ tướng Thái Lan Samak Sundaravej và Ủy viên châu Âu Louis Michel đã đến Miến Điện để thuyết phục chính quyền nước này.

Đối với mọi người, thì hơn 10 ngày sau thiên tai, tình hình đang trở thành nguy kịch, với nguy cơ dịch bệnh bùng phát, trong lúc thời tiết mưa lũ sẽ làm cho công cuộc cứu trợ gặp khó khăn thêm. Kịch bản có thể xấu hơn nữa vì theo một nguồn tin từ Liên Hiệp Quốc, ngày 13/05/2008, một cơn bão mới có thể hình thành và đổ bộ vào Miến Điện. Cách nay hai ngày, Tổng Thư ký Liên Hiệp Quốc Ban Ki Moon, với lời lẽ cứng rắn khác thường, đã kêu gọi chính quyền Miến Điện đặt « quyền lợi người dân lên trên hết ».
Trọng Nghĩa
(Ảnh : www.lepoint.fr)

Thứ Ba, 13 tháng 5, 2008





TRUY NẠP CHƯƠNG TRÌNH

VIỆT NAM : Bắt giam hai nhà báo viết bài chống tham nhũng

13/05/2008_ Dư luận Việt Nam xôn xao sau vụ công an bắt giữ hai nhà báo nổi tiếng trong công cuộc điều tra về vụ bê bối PMU 18.

Có thể nói là làng báo điều tra chống tham nhũng tại Việt Nam vừa bị chấn động sau khi hai ký giả tên tuổi trong lãnh vực này của hai tờ báo uy tín là Tuổi Trẻ Thành phố Hồ Chí Minh và Thanh Niên bị tạm giam vì vụ PMU 18. Đó là ông Nguyễn Văn Hải, của tờ Tuổi Trẻ và Nguyễn Việt Chiến của tờ Thanh Niên. Báo Thanh niên trong số ra hôm nay đã đặt câu hỏi là từng có cả ngàn bài báo về vụ PMU 18 đăng trên gần 100 tờ báo tại Việt Nam, thế nhưng tại sao chỉ có hai phóng viên Tuổi Trẻ và Thanh Niên bị bắt ?

Còn tờ Tuổi Trẻ Thành phố Hồ Chí Minh, thì đưa tin về vụ bắt giam này dưới hàng tựa « Hai nhà báo chuyên viết đấu tranh chống tham nhũng bị bắt ». Tờ báo đã trích dẫn nhiếu ý kiến độc giả cho rằng phóng viên Tuổi Trẻ đang phải trả giá cho việc đưa tin về vụ PMU 18, một vụ việc đang diễn biến một cách kỳ lạ. Cả hai tờ báo đều bênh vực cho ký giả của mình và cho rằng vụ bắt giữ này còn hàm chứa nhiều câu hỏi chưa có lời giải đáp.

Phải nói là vụ bê bối tại cơ quan PMU 18 thuộc bộ Giao thông Vận tải Việt Nam vào năm 2006 đã đặc biệt thu hút sự chú ý của dư luận trong và ngoài nước. Giới điều tra lúc ấy nghĩ rằng đã xẩy ra nhiều vụ biển thủ công quỹ lên đến hàng triệu đô la để đánh cá trên các trận cầu quốc tế. Sau khi vụ bê bối bị đưa ra công khai trên mặt báo, bộ trưởng Giao thông Vận tải lúc bấy giờ đã phải từ chức trong lúc thứ trưởng của ông là Nguyễn Việt Tiến đã bị bắt giữ vì bị cho là dính líu nghiêm trọng đến các vụ bê bối. Vào mùa hè vừa qua, 8 cựu cán bộ cao cấp ở bộ này bị kết án tù trong đó có ông Bùi Tiến Dũng, nguyên giám đốc PMU 18.

Tuy nhiên bắt đầu từ tháng 10 năm ngoái, vụ việc lại chuyển biến theo một chiều hướng hoàn toàn khác. Ông Nguyễn Việt Tiến được tại ngoại hầu tra sau 18 tháng bị tạm giam. Qua đầu tháng hai năm nay, ông vừa được miễn điều tra về hai tội danh lạm quyền và làm sai quy định nhà nước, vừa được miễn truy cứu trách nhiệm về tội tắc trách gây nên hậu quả nghiêm trọng. Về mặt đảng thì mới đây ông đã được khôi phục sinh hoạt. Giới phân tích đã gắn liền việc dần dần miễn trừ trách nhiệm cho ông Nguyễn Việt Tiến với sự kiện hai nhà báo đi đầu trong việc vạch trần vụ bê bối PMU 18 bị bắt. Sự kiện kể trên còn xấy ra cùng lúc với việc một cựu thiếu tướng và một thượng tá công an chịu trách nhiệm cuộc điều tra về vụ PMU 18 vào năm 2006 đều bị khỏi tố.

Nhìn chung, dư luận tại Việt Nam vào lúc này đang đặt ra rất nhiều câu hỏi về diễn biến của vụ PMU 18. Trên trang web của tờ Tuổi Trẻ, nhiều người đã tỏ ý hoài nghi về hiệu quả của chủ trương chống tham nhũng tại Việt Nam khi mà hai nhà báo mà họ xem là nổi tiếng trong lãnh vực này, lại bị bắt giữ.
Trọng Nghĩa

Thứ Hai, 12 tháng 5, 2008





TRUY NẠP CHƯƠNG TRÌNH

MIẾN ĐIỆN : Người dân khốn cùng, lãnh đạo giầu tột đỉnh.

12/05/2008_ Theo chính quyền Miến Điện thì cơn bão Nargis làm cho ít nhất 62 ngàn người thiệt mạng và mất tích. Nhưng bộ trưởng bộ Kinh tế Soe Tha phải thừa nhận là 10 ngày sau thiên tai nhiều vùng lãnh thổ còn bị cô lập. Còn giới ngoại giao Tây phương thẩm định ít nhất 100 ngàn người chết, hơn 2 triệu người sống trong cảnh màn trời chiếu đất.

Mặc dù dân chúng khổ sở như vậy, chính quyền quân sự vẫn tỏ thái độ vô tâm tìm đủ cách cản trở quốc tế cứu giúp nạn nhân thiên tai. Chưa hết, quân đội Miến Điện chủ nhân thật sự của quốc gia Đông nam Á này, còn lợi dụng thời cơ để làm giàu. Trong lúc vật giá tăng vọt, như nước uống đã lên 500% kể từ sau thiên tai và kinh tế trì trệ thì chính quyền quân sự cho lập ít nhất 50 trạm kiểm soát dọc theo con đường chiến lược từ làng biên giới Thái Lan Mae Sot đến Rangoon. Xe chở hàng hóa, thực phẩm đi ngang phải nộp một món tiền mãi lộ. Đây là một thí dụ nhỏ cho thấy cung cách cai trị của quân đội Miến Điện, nói nôm na là « cấp lớn ăn theo cấp lớn, cấp nhỏ ăn theo cấp nhỏ ».

Một nhà phân tích chính trị tỵ nạn tại Thái Lan, ông Ung Naing Oo khẳng định với AFP, sĩ quan cao cấp Miến Điện giàu nứt vách. Từ năm 1962 đến nay, khi bắt đầu cái gọi là « chủ nghĩa xã hội theo con đường Miến Điện », toàn thể lãnh vực kinh tế nằm trong tay quân đội từ kỹ nghệ đến khai thác gỗ trong những thập niên đầu đến dầu khí và dịch vụ trong những thập niên sau này. Theo nhiều nguồn thống kê, quân đội Miến Điện với 400 ngàn người, chiếm đến gần 50% ngân sách quốc gia. Những lãnh vực thiết thực cho đời sống người dân như giáo dục và y tế hoàn toàn bị xao lãng. Cụ thể, ngân sách y tế chỉ chiếm 0,3% tổng sản lượng nội địa. Giáo dục 1,3%. Còn ngân sách quốc phòng là 5%.

Mặc dù Miến Điện giàu tài nguyên thiên nhiên như dầu khí, đá quý, gỗ quý, mõ đồng mõ vàng, nhưng theo Quỹ Tiền tệ Quốc tế, 75% dân số Miến Điện sống dưới ngưỡng nghèo khó. Tiền bạc tập trung trong tay giới cầm quyền. Một tờ báo chính thức hồi tháng 4 cho biết, trong năm 2007, xuất khẩu dầu khí đã mang lại cho chính quyền 2,7 tỷ đô la, tăng 80% so với năm 2006. Sean Turnell, giáo sư kinh tế và cũng là một chuyên gia về Miến Điện thuộc đại học Macquarie, Úc Đại Lợi, thẩm định là thành phần tướng lãnh nắm trong tay 4 tỷ đô la ngoại tệ. Và số ngoại tệ này tăng thêm 150 triệu đô la mỗi tháng. Nhưng dường như chỉ có những người cao cấp nhất mới nắm trong tay số tài sản kếch sù này, còn tuyệt đại đa số quân nhân khác hoàn toàn mù tịt, không biết đất nước có bao nhiêu tiền. Cuối năm 2006, một đọan phim quay cảnh đám cưới của con gái tướng Than Shwe được phát tán trên mạng Internet làm cho một phần công luận thấy lối sống giàu sang hoang phí của giới cầm quyền. Đây cũng là một trong những nguyên do đưa Miến Điện rơi vào cảnh khốn cùng so với các nước láng giềng như Thái Lan hay Căm Bốt. Năm 1948, khi được Anh quốc trao trả độc lập, thủ đô Rangoon là một thành phố tráng lệ nhất nhì trong vùng Đông Nam Á còn kinh đô Bangkok của Thái lan chỉ là một phố chợ đìu hiu.

Theo nhận định của International Crisis Group, tổ chức nghiên cứu khủng hoảng thế giới, trong khi nhiều nước Đông Nam Á khác, cải cách kinh tế và chính trị thì Miến Điện lại đi thụt lùi. Từ khi lên nắm quyền vào năm 1992, tướng Than Shwe gia tăng tốc độ co cụm kể cả việc dời thủ đô vào rừng sâu để đề phòng bất trắc chính trị. Theo nhiều tổ chức bảo vệ nhân quyền tại Bangkok, thái độ ích kỷ của các tướng lãnh Miến Điện, chỉ lo bảo vệ quyền lực hơn là sự sống chết đói no của người dân sẽ làm cho làn sóng tỵ nạn tăng cao sau cơn bão Nargis. Hiện nay, hơn 2,5 triệu người Miến Điện đã chọn Thái Lan làm nơi tạm trú.
Tú Anh
(Ảnh: AP: Tướng Than Shwe)

Chủ Nhật, 11 tháng 5, 2008





TRUY NẠP CHƯƠNG TRÌNH

SERBIA : Bầu cử Quốc hội

11/05/2008_ Serbia tổ chức bầu cử Quốc hội trước thời hạn, ngày hôm nay. Đây là hậu quả trực tiếp của việc Kosovo tự tuyên bố độc lập vào tháng hai vừa qua và nhận được sự ủng hộ của Hoa Kỳ, Liên hiệp châu Âu. Do vậy, cuộc bầu cử này mang ý nghĩa như một trưng cầu dân ý về việc hội nhập của Serbia vào châu Âu.

Trong cuộc vận động tranh cử, cả hai phe, dân tộc chủ nghĩa và thân châu Âu, đều chống lại việc Kosovo độc lập. Nhưng mỗi bên có cách đối phó khác nhau. Đối với đảng Cấp tiến Serbia, SRS, đại diện cho xu hướng dân tộc chủ nghĩa cực đoan thì Serbia không thể gia nhập Liên hiệp châu Âu nếu bị mất Kosovo. Còn Liên minh vì một nước Serbia châu Âu, với nòng cốt là đảng Dân chủ, ủng hộ Tổng thống Boris Tadic thân châu Âu, cho rằng cần phải hội nhập vào châu Âu để phát triển kinh tế và đây là cách tốt nhất để giữ Kosovo trong Serbia.

Theo các cuộc thăm dò dư luận, đảng Cấp tiến Serbia có thể về đầu, với khoảng 35 đến 38% số phiếu, cao hơn một chút so với đảng Dân chủ của Tổng thống Tadic. Phe dân tộc chủ nghĩa thân Nga đã lợi dụng sự bực bội của một bộ phận lớn người dân Serbia do việc Hoa Kỳ và Liên hiệp châu Âu đã ủng hộ nền độc lập của Kosovo, lãnh thổ mà người Serbia vẫn coi là cái nôi lịch sử của đất nước. Phe này còn đưa ra rất nhiều lời hứa mỵ dân, như sẽ giải quyết tất cả các vấn đề kinh tế của Serbia, mặc dù hiện nay tỷ lệ thất nghiệp vượt quá 18% và mức lương trung bình của người dân chỉ là 350 euro mỗi tháng.

Phe dân tộc chủ nghĩa còn nhận được sự ủng hộ của Thủ tướng mãn nhiệm, ông Vojislav Kostunica. Đảng Dân chủ Serbia của ông Kostunica có thể được 12% số phiếu. Vào tháng ba, để phản đối việc Kosovo tuyên bố độc lập, chính ông Kostunica đã cắt đứt liên minh với phe thân châu Âu, dẫn đến cuộc bầu cử quốc hội trước thời hạn hôm nay. Trong khuôn khổ chiến dịch vận động tranh cử, ông Kostunica đã tới vùng phía bắc Kosovo, nơi có khoảng 40 ngàn người Serbia sinh sống và ông khẳng định lại rằng Kosovo thuộc về Serbia. Phe dân tộc chủ nghĩa còn kêu gọi người Serbia ở Kosovo tham gia bỏ phiếu, thách thức Liên Hiệp Quốc, bởi vì về nguyên tắc, chỉ có cơ quan quản trị Liên Hiệp Quốc tại đây mới có quyền tổ chức bầu cử.

Để hỗ trợ phe thân châu Âu bị yếu thế trong cuộc vận động tranh cử, Liên hiệp châu Âu đã làm hai việc. Ngày 29 tháng tư, Bruxelles đã ký với chính quyền Beograd Hiệp định Ổn định và Liên kết, ASA, chặng đầu tiên trong quá trình gia nhập châu Âu. Tuy nhiên, Liên hiệp châu Âu cũng cho biết là Hiệp định chỉ có hiệu lực, nếu Serbia hợp tác đầy đủ với Tòa án Quốc tế về Nam tư cũ, ở La Haye, Hà Lan, đặc biệt trong việc bắt giữ một số kẻ bị truy tố phạm tội ác chiến tranh. Tiếp đến, ngày mồng 6 tháng 5 vừa qua, 17 trong số 27 thành viên Liên hiệp châu Âu quyết định sẽ áp dụng quy chế miễn thị thực nhập cảnh cho đại đa số công dân Serbia, nếu Beograd đáp ứng các điều kiện như đấu tranh chống khủng bố, tham nhũng, nạn nhập cư trái phép, chống tội phạm có tổ chức, hợp tác với cảnh sát quốc tế Interpol, làm hộ chiếu sinh trắc v.v.

Một số nhà phân tích lo ngại là động tác muộn màng này của châu Âu có thể bị cử tri coi như là một hành động can thiệp vào công việc nội bộ của Serbia, có nguy cơ gây phản ứng ngược lại. Phe dân tộc chủ nghĩa cực đoan đã không ngớt lời tố cáo Tổng thống Boris Tadic và phe thân châu Âu là những kẻ phản bội đất nước khi ký kết hiệp định ASA.

Thắng lợi của phe dân tộc chủ nghĩa cực đoan sẽ đảo ngược xu thế thân phương Tây mà Serbia đã chấp nhận kể từ khi chế độ độc đoán của Slobodan Milosevic bị lật đổ vào năm 2000. Serbia sẽ thắt chặt quan hệ với Nga. Việc hợp tác với Tòa án Quốc tế sẽ bị đình hoãn. Thủ lĩnh đảng Cấp tiến Serbia, ông Tomislav Nikolic đã nói thẳng là nếu họ lên cầm quyền thì không một người Serbia nào sẽ bị dẫn độ sang Toà án La Haye. Do vậy, tối thứ tư vừa qua, trước hàng ngàn ủng hộ viên, Tổng thống Tadic đã tuyên bố rằng, xin trích, « Cuộc bầu cử này là một cuộc trưng cầu dân ý để quyết định xem liệu chúng ta có muốn hướng tới châu Âu hay tiếp tục bị cô lập ».

Trong cuộc bầu cử này, không một đảng phái nào có thể giành được đa số tại quốc hội. Đảng Xã hội Serbia của cố Tổng thống Milosevic, với khoảng 7% số phiếu, sẽ có vai trò quyết định. Giới phân tích không loại trừ khả năng đảng Xã hội Serbia ngả theo phe thân châu Âu của Tổng thống Boris Tadic, cho dù việc đảng này liên minh với phe dân tộc chủ nghĩa để đứng ra lập chính phủ thì có vẻ hợp lôgich hơn.
Đức Tâm
(Ảnh : AFP Một người Serbia, cùng con trai, ở vùng Kosovo, bỏ phiếu bầu, ngày 11/05/2008)